Kết hợp giữa tổ chức giáo dục, rèn luyện với tự giáo dục, tự rèn luyện đạo đức cách mạng của mỗi cán bộ quân đội.

Một phần của tài liệu Giáo trình nội DUNG tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH về đạo đức CÁCH MẠNG của NGƯỜI cán bộ QUÂN đội (Trang 35 - 38)

III. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHỮNG HÌNH THỨC, BIỆN PHÁP NခNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG CỦA

1. Kết hợp giữa tổ chức giáo dục, rèn luyện với tự giáo dục, tự rèn luyện đạo đức cách mạng của mỗi cán bộ quân đội.

rèn luyện đạo đức cách mạng của mỗi cán bộ quân đội.

Đạo đức cách mạng không phải là sản phẩm tự nhiên, sẵn có, mà nó là sản phẩm của hoạt động tự giác giáo dục, rèn luyện bền bỉ của các tổ chức đảng, chính quyền và các tổ chức quần chúng với hoạt động tự giác trong tự giáo dục, tự rèn luyện của mỗi người. Mỗi bước nâng cao đạo đức cách mạng của người cán bộ quân đội, trước hết gắn liền với mỗi bước nâng cao chất lượng giáo dục, phát huy được vai trò, trách nhiệm của mỗi đoàn thể, mỗi tổ chức cách mạng, mà trước hết là của các tổ chức đảng, chính quyền trong quân đội. Hồ Chí Minh

căn dặn: "Đảng ta phải ra sức tăng cường giáo dục toàn Đảng về lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, về đường lối, chính sách của Đảng, về nhiệm vụ và đạo đức của người đảng viên"1. Người còn luôn luôn nhắc nhở mỗi đảng viên, cán bộ của Đảng phải ra sức học tập, rèn luyện, trau dồi đạo đức cách mạng. Người nói: "Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong"2.

Người chỉ rõ, đã là con người thì ai cũng có ưu điểm và khuyết điểm, có thiện có ác, có tốt có xấu; vấn đề là phải kiên trì phát huy ưu điểm, sửa chữa khuyết điểm để tiến bộ không ngừng, hoàn thiện đạo đức. Người dạy: "Đá đi lâu cũng mòn. Sắt mài lâu cũng sắc. Ta cố gắng sửa chữa thì khuyết điểm ngày càng bớt, ưu điểm ngày càng thêm. Đảng viên và cán bộ ngày càng trở nên người chân chính cách mạng. Đảng ngày càng phát triển"1.

Người còn căn dặn, không bao giờ được thỏa mãn, dừng lại, bằng lòng với những cống hiến, thành tích đã đạt được, cầu an hưởng lạc là thoái bộ. Cái đó không chỉ đúng với mỗi cá nhân mà nó còn đúng với cả một Đảng, một dân tộc. Hồ Chí Minh nhắc nhở: "Một dân tộc, một Đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân"2.

Đối với mỗi cán bộ, đảng viên phải luôn nêu cao tinh thần tự giác trong tự giáo dục, tự rèn luyện, toàn tâm, toàn ý phục vụ Đảng, phục vụ nhân dân. Người căn dặn: "Muốn trở nên người cách mạng chân

chính, không có gì là khó cả. Điều đó hoàn toàn do lòng mình mà ra. Lòng mình chỉ biết vì Đảng, vì Tổ quốc, vì đồng bào thì mình sẽ tiến đến chỗ chí công vô tư. Mình đã chí công vô tư thì khuyết điểm sẽ ngày càng ít, mà những tính tốt... ngày càng thêm"3.

Giáo dục đạo đức cách mạng luôn là một nội dung, yêu cầu thường xuyên trong sự nghiệp giáo dục nói chung, giáo dục trong quân đội nói riêng. Người chỉ rõ: "Trong việc giáo dục và học tập, phải chú trọng đủ các mặt đạo đức cách mạng, giác ngộ xã hội chủ nghĩa, văn hóa, mỹ thuật, lao động và sản xuất"1. Người luôn kiên trì sự nghiệp "trồng người", mà trước hết là công tác đào tạo cán bộ có đầy đủ cả đức và tài, phẩm chất và năng lực để trở về tổ chức quần chúng, đưa phong trào cách mạng vào đúng quỹ đạo vô sản, đi tới thành công. Bài học đầu tiên đối với người cách mạng, theo Hồ Chí Minh, phải là bài học về đạo đức cách mạng. "Tư cách một người cách mệnh" là bài mở đầu của "Đường cách mệnh" (1927) đã cho thấy rõ điều đó.

Theo Hồ Chí Minh, giáo dục thế giới quan Mác - Lênin phải gắn với giáo dục nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa; đó là cơ sở để xây dựng một nhân cách mới. Người chỉ rõ: "Có học tập lý luận Mác - Lênin mới củng cố được đạo đức cách mạng, giữ vững lập trường, nâng cao sự hiểu biết và trình độ chính trị, mới làm tốt công tác Đảng giao phó cho mình"2. Là lãnh tụ của Đảng, của dân tộc, trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh luôn hướng về quần chúng nhân dân để giáo dục, tuyên truyền, thức tỉnh và tổ chức quần chúng tạo thành một khối thống nhất, lấy sức ta mà giải phóng cho ta. Người luôn khéo léo kết hợp từng bước nâng cao tư tưởng và tình cảm đạo đức; thông qua giáo dục từng bước nâng cao chủ nghĩa yêu nước,

lòng nhân đạo, tinh thần tương thân, tương ái... Qua đó, từng bước làm nảy nở những tư tưởng và tình cảm đạo đức cách mạng cao đẹp ở mỗi người, mỗi cán bộ cách mạng, tạo thành chất keo gắn kết cả dân tộc, mỗi cán bộ, chiến sĩ trong quân đội thành một khối thống nhất, có sức mạnh to lớn đưa cách mạng tới thắng lợi; đồng thời tạo nên nét đẹp trong quan hệ giữa người với người, nếp sống thuần phong, mỹ tục của một quân đội nhân dân, của dân, do dân, vì dân, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu.

Hồ Chí Minh còn nhắc nhở mọi người trong rèn luyện đạo đức cách mạng cần phải có tinh thần nỗ lực, cố gắng cao độ, bền bỉ và thận trọng. Bởi vì, trau dồi đức tính tốt đẹp là một công việc khó khăn. Người nói: "Học cái tốt thì khó, ví như người ta leo núi; phải vất vả, khó nhọc mới lên đến đỉnh. Học cái xấu thì dễ, như ở trên đỉnh núi trượt chân một cái là nhào xuống vực sâu"1. Người căn dặn mỗi đảng viên, cán bộ: "Muốn giáo dục nhân dân, làm cho mọi người đều tốt cả thì cán bộ, đảng viên phải tự giáo dục và rèn luyện hàng ngày. Người xưa còn biết tu thân, mỗi buổi tối kiểm điểm mình và dùng hai cái lọ đỗ đen, đỗ trắng để ghi việc tốt, việc xấu"1. Người cán bộ quân đội phải thường xuyên ý thức được yêu cầu tu dưỡng đạo đức cách mạng là công việc phải làm thường xuyên, suốt đời, làm sao cho mỗi công tác, đều mang theo giá trị đạo đức, ý nghĩa nhân đạo, nhân văn cao cả của một quân đội cách mạng nhất. Giáo dục đi đôi với tổ chức hoạt động thực tiễn cách mạng là cách tốt nhất hình thành nhân cách, đạo đức mới - đạo đức cách mạng.

Một phần của tài liệu Giáo trình nội DUNG tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH về đạo đức CÁCH MẠNG của NGƯỜI cán bộ QUÂN đội (Trang 35 - 38)