Nâng cao tính tích cực, chủ động, tự giác tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng của mỗi cán bộ quân đội.

Một phần của tài liệu Giáo trình nội DUNG tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH về đạo đức CÁCH MẠNG của NGƯỜI cán bộ QUÂN đội (Trang 109 - 121)

II. PHƯƠNG HƯỚNG NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC

4.Nâng cao tính tích cực, chủ động, tự giác tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng của mỗi cán bộ quân đội.

đạo đức cách mạng của mỗi cán bộ quân đội.

Cùng với quá trình giáo dục, mỗi cá nhân chủ động lấy tự giáo dục, tự rèn luyện bản thân để tiếp nhận và chuyển hóa hệ thống tri thức, giá trị và chuẩn mực đạo đức chung thành các phẩm chất, thói quen hành vi đạo đức của mình phù hợp với những yêu cầu mới trong xây dựng và phát triển đạo đức người cán bộ quân đội hiện nay.

Đây cũng chính là quá trình "nội tâm hóa" những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức thành nhu cầu, động cơ, phương hướng hành động đúng đắn của người cán bộ quân đội. Do vậy, cùng với quá trình giáo dục, bồi dưỡng đạo đức cách mạng cho cán bộ quân đội, thì việc tự giáo dục, tự rèn luyện để nâng cao đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, là một mắt khâu quan trọng trong toàn bộ hệ giải pháp giáo dục đạo đức cách mạng. Bác Hồ đã dạy: chỉ thông qua đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày đạo đức cách mạng mới củng cố và phát triển. Vì vậy, giáo dục nâng cao đạo đức cách mạng cho cán bộ quân đội chỉ đạt được hiệu quả thiết thực, khi được các đối tượng giáo dục lĩnh hội một cách chủ động, tích cực, tự giác và sáng tạo. Đây là khâu trực tiếp quyết định sự phát triển các phẩm chất đạo đức ở người cán bộ quân đội.

Tự giáo dục, tự rèn luyện đạo đức cách mạng của người cán bộ quân đội là một quá trình tự "luyện vàng", mỗi cán bộ quân đội tự mình tiếp nhận những tri thức cần thiết và thông qua hoạt động thực tiễn sinh động để tự kiểm tra, tự đánh giá, tự điều chỉnh hành vi đạo đức của mình cho phù hợp với những chuẩn mực đạo đức chung. Tuy nhiên, không nên tuyệt đối hóa vai trò tự giáo dục, tự rèn luyện đạo

đức cách mạng của người cán bộ quân đội. Cần tạo sự kết hợp chặt chẽ quá trình giáo dục, rèn luyện với quá trình tự giáo dục, tự rèn luyện đạo đức cách mạng.

Quá trình đó, phải được tiến hành đồng bộ trong tổng thể các biện pháp khác như: đẩy mạnh sinh hoạt tự phê bình và phê bình, tăng cường đoàn kết và kỷ luật đi đôi với kiên quyết xử lý nghiêm minh cán bộ vi phạm kỷ luật... Đạt được hiệu quả cao trong tự giáo dục, tự rèn luyện về đạo đức là một tiêu chí cơ bản để đánh giá sự phát triển nhân cách người cán bộ quân đội hiện nay. Đây cũng là đòi hỏi bức xúc của cán bộ, chiến sĩ ở đơn vị cơ sở đối với người cán bộ, trước hết họ phải là những nhân cách cao đẹp về đạo đức. Trong xây dựng đơn vị, người cán bộ, đảng viên có nhân cách đạo đức cao đẹp sẽ tạo tâm thế chủ động, tích cực trong động viên, khơi dậy những tiềm năng, xây dựng đơn vị trở thành điểm sáng về văn hóa đạo đức, là yếu tố đảm bảo cho đơn vị luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ. Ngược lại, khi người cán bộ, đảng viên ngại học tập, trau dồi đạo đức cách mạng, không tích cực, tự giác học tập và quán triệt tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và thiếu sự rèn luyện, thử thách trong thực tiễn, tự mãn, kinh nghiệm chủ nghĩa, thì mọi biện pháp giáo dục đạo đức đều trở thành hình thức. Khi đó phương pháp thuyết phục và nêu gương về đạo đức không còn ý nghĩa, thậm chí phản tác dụng giáo dục. Chính vì vậy, nâng cao chất lượng và hiệu quả của tự giáo dục và tự rèn luyện là một khoa học và nghệ thuật của giáo dục đạo đức cách mạng. Muốn vậy, cần làm tốt một số yêu cầu đối với người cán bộ quân đội như sau:

Hoạt động tự giáo dục, tự rèn luyện về đạo đức, lối sống của người cán bộ trong quân đội ta, trước hết phải có tính định hướng để hướng dẫn, kiểm tra bảo đảm đúng mục tiêu, yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cách mạng và học tập, quán triệt tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Trong môi trường quân sự, người cán bộ quân đội có những điều kiện thuận lợi nhất định để thực hiện nâng cao chất lượng tự giáo dục, tự rèn luyện đạo đức cách mạng như các thiết chế chính trị - đạo đức, chính trị - quân sự đã được hình thành, ổn định và có xu hướng phát triển tốt; điều kiện môi trường quân sự kết tụ được những giá trị truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng, của dân tộc, quân đội và của mỗi đơn vị.

Quân đội trở thành một trường học lớn, đã và đang rèn luyện, thử thách, bồi dưỡng được nhiều thế hệ cán bộ xuất sắc cho Đảng, cho nhân dân. Song, vấn đề quyết định tạo nên chất lượng tự giáo dục, tự rèn luyện đạo đức cách mạng phải từ chính bản thân của mỗi người. Tiêu chí đánh giá chất lượng quá trình giáo dục đó chính là kết quả hoàn thành tốt các nhiệm vụ theo chức trách được giao, đặc biệt mỗi người phải phấn đấu để 'Tự giáo dục mình thành người cộng sản"1. Đồng thời, phải tích cực học tập lý luận, trau dồi, nâng cao giác ngộ lý tưởng cộng sản, nhận thức đúng đắn và luôn sẵn sàng hy sinh chiến đấu để thực hiện mục đích cao cả của Đảng, mục tiêu và nhiệm vụ của quân đội trong mọi giai đoạn cách mạng.

Trong định hướng tự giáo dục, tự rèn luyện cho cán bộ quân đội hiện nay, cần coi trọng bồi dưỡng về thế giới quan, phương pháp luận mác-xít; nâng cao năng lực xem xét, đánh giá, lựa chọn chính xác những giá trị đạo đức phổ biến và giá trị, chuẩn mực đạo đức đặc thù

phù hợp để giáo dục, điều chỉnh hành vi đạo đức theo đúng mục đích, yêu cầu xây dựng đạo đức cách mạng hiện nay.

Trên cơ sở đó, người cán bộ quân đội sẽ ngày càng nâng cao được trình độ tri thức, thực sự trở thành chủ thể giáo dục đạo đức và xây dựng đơn vị. Do vậy, trong tổ chức hoạt động giáo dục không chỉ quan tâm bồi dưỡng về nhiệm vụ cách mạng, nội dung đạo đức, mà điều quan trọng cần phải tập trung bồi dưỡng, nâng cao "tay nghề" của cán bộ trong xác lập kế hoạch tự giáo dục, tự rèn luyện phấn đấu. Trong quan hệ với nhiệm vụ, với đồng chí, đồng đội, với nhân dân, với bạn bè quốc tế và với chính bản thân trong mọi hoàn cảnh, đòi hỏi mỗi người cán bộ quân đội tích cực tu dưỡng rèn luyện, trên cơ sở thấm nhuần sâu sắc những tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là: phải học tập

và tu dưỡng đạo đức cách mạng suốt đời; "rèn luyện bền bỉ hàng

ngày", tự giáo dục, tự rèn luyện gắn với tự phê bình, tự sửa chữa khuyết điểm, sai lầm như "rửa mặt hàng ngày". Thực hiện, người cán bộ quân đội thực sự là tấm gương cho mọi người noi theo.

Theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, người cán bộ phải luôn xây dựng cho mình phong cách nhất quán tư tưởng đi đôi với hành động,

"lời nói đi đôi với việc làm", động cơ phấn đấu tốt gắn với biện pháp

phù hợp và được kiểm nghiệm kết quả thông qua thực tiễn ở đơn vị. Dù ở hoàn cảnh, môi trường nào, người cán bộ quân đội cũng phải luôn nêu cao những phẩm chất đạo đức cách mạng, phẩm chất cao quý của "Bộ đội Cụ Hồ". Quá trình tự giáo dục, tự rèn luyện càng bền bỉ, công phu, sự trải nghiệm thực tiễn càng đa dạng, phong phú, thì bản lĩnh chính trị của người cán bộ quân đội càng thêm vững vàng

kiên định, những giá trị đạo đức mới càng được hun đúc, tạo lập vững chắc trong nhân cách mỗi người.

Làm tốt việc kết hợp giữa "xây" và "chống", xây dựng những phẩm chất chuẩn mực đạo đức cách mạng của người cán bộ quân đội đi đôi với nghiên cứu để nhận rõ thực chất của những hành vi phản đạo đức, để kiên quyết đấu tranh phê phán, loại bỏ nó. Đây là một trận tuyến đấu tranh không có khói súng nhưng không kém phần gay go, phức tạp. Đó là quá trình tự đấu tranh, tự điều chỉnh hành vi để giải quyết tốt các mâu thuẫn giữa yêu cầu mới nâng cao đạo đức cách mạng với những tiêu cực xã hội và sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch làm tha hóa đạo đức, lối sống cán bộ, tạo động lực phát triển đạo đức một cách bền vững.

* * *

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người cha thân yêu của các lực lượng vũ trang nhân dân. Sinh thời, Người luôn quan tâm tới mỗi bước tiến bộ trưởng thành của quân đội, nhất là đối với đội ngũ cán bộ. Người luôn đòi hỏi ở mỗi cán bộ quân đội những phẩm chất nhân cách tốt đẹp, có đủ cả đức và tài, trong đó đức phải là "gốc". Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng của người cán bộ quân đội, một mặt, chúng ta cần có nhận thức sâu sắc về những nội dung cốt lõi trong tư tưởng đạo đức của Người; mặt khác, chúng ta cần ra sức học tập, rèn luyện noi theo tấm gương đạo đức cách mạng trong sáng của Người. Đạo đức cách mạng của người cán bộ quân đội đã không ngừng được hoàn thiện cùng với mỗi bước tiến bộ, trưởng thành của quân đội. Từ khi tiến hành công cuộc đổi mới đến nay, nhất là trong một số năm

gần đây, quán triệt sâu sắc tư tưởng và tấm gương đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh, cán bộ quân đội luôn đi đầu trong thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của quân đội; giữ gìn và phát huy giá trị tốt đẹp của đạo đức cách mạng, luôn xứng đáng với niềm tin yêu của Đảng, của nhân dân, của đồng chí, đồng đội và bạn bè quốc tế. Dẫu vậy, trước những biến động phức tạp của cục diện thế giới, sự tấn công ác hiểm của kẻ thù trong chiến lược "diễn biến hòa bình", cùng những khó khăn nảy sinh, đòi hỏi ở mỗi cán bộ quân đội sự phấn đấu vượt bậc. Nâng cao đạo đức cách mạng của người cán bộ quân đội hiện nay, đó là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, nhưng trực tiếp lại thuộc về trách nhiệm của mỗi cán bộ quân đội. Do vậy, chúng ta cần phải thực hiện đồng bộ những nội dung, hình thức, biện pháp nâng cao đạo đức cách mạng cho cán bộ quân đội theo tư tưởng Hồ Chí Minh một cách phong phú, linh hoạt, mềm dẻo nhằm đáp ứng với tình hình mới, nhiệm vụ mới của quân đội, ở từng đơn vị và phù hợp với từng đối tượng cán bộ.

1. Xem: Tâm lý học trong sự nghiệp xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng, Nxb Quân đội nhân dân, H. 1998, tr. 50.

1. C. Mác và Ph. Ăngghen Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, H. 1994, tr.11.

1. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, H. 2001, tr. 76.

1. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, H. 2001, tr 85.

1. Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, H. 1995, tr. 559.

1. Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, H. 1995, tr. 393.

1. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành TƯ khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, H. 1998, tr 58-59.

1. Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, H. 1995, tr. 699.

1. V.I. Lênin Toàn tập, tập 41, Nxb Tiến bộ, M. 1978, tr. 60. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1, 2. Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.273, tr.54.

1. C.Mác - Ph.Ăngghen Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, H.1994, tr. 136.

1. C.Mác - Ph.Ăngghen Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, H.1994, tr. 137.

2. V.I.Lênin Toàn tập, tập 41, Nxb Tiến bộ, M.1978, tr.368, 371.

1. Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr.291.

2. Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.252.

3. Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr. 480.

1. Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.254.

2. Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.295.

1. Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 1995, tr.252 - 253.

1. Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 1996, tr.172.

1. V.I. Lênin Toàn tập, tập 41, Nxb Tiến bộ, M. 1978, tr.371.

2, 3. Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 1996, tr.293.

1. Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 1996, tr.557.

1. Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1995, tr.161.

1. C.Mác - Ph.Ăngghen Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr. 199-200.

2. Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1996, tr.439.

3. Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1996, tr.291.

1. Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1995, tr.250-251.

1. Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1996, tr.391.

2. V.I.Lênin Toàn tập, tập 41, Nxb Tiến bộ, M.1978, tr. 370.

1, 2. Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1996, tr. 283, 284.

1. Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1996, tr.291.

1. Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1995, tr. 94-95.

1, 2. Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1995, tr. 640, 480.

1, 2. Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1996, tr. 60, 480.

1. Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1995, tr. 101-102.

2, 3. Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1995, tr. 207, 320.

1. Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 11, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1996, tr. 350. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1996, tr. 306.

2. Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1996, tr. 396-397.

1, 2. Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1995, tr. 207, 109.

1, 2. Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1995, tr. 392-393, 479.

1. Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1996, tr. 64.

1, 2. Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1995, tr. 631, 110.

1. Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1995, tr. 631.

2. Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1995, tr. 534.

3. Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1996, tr. 498.

1. Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1996, tr. 313.

2. Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1995, tr. 485.

1, 2. Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1995, tr. 636, 639.

1, 2, 3. Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1995, tr. 642, 105, 209.

1, 2. Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1995, tr. 643, 645.

1. Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1995, tr. 643.

2. Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1996, tr. 73.

1. Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

Một phần của tài liệu Giáo trình nội DUNG tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH về đạo đức CÁCH MẠNG của NGƯỜI cán bộ QUÂN đội (Trang 109 - 121)