Luôn luôn đề cao tự phê bình và phê bình để rèn luyện đạo đức cách mạng.

Một phần của tài liệu Giáo trình nội DUNG tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH về đạo đức CÁCH MẠNG của NGƯỜI cán bộ QUÂN đội (Trang 44 - 48)

III. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHỮNG HÌNH THỨC, BIỆN PHÁP NခNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG CỦA

4.Luôn luôn đề cao tự phê bình và phê bình để rèn luyện đạo đức cách mạng.

chủ nghĩa cá nhân" và "Di chúc" (1969).

Năm 1948, Người đã phát động trong toàn quốc phong trào "Thi

đua ái quốc" để rồi từ đó, tổ chức ra nhiều phong trào thi đua cụ thể

như: "Thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu" (năm 1952); "3 xây, 3 chống" (năm 1963) góp phần vào "tăng cường quản lý kinh tế, tài chính, cải tiến kỹ thuật, chống tham ô, lãng phí, quan liêu trong các xí nghiệp, nhà máy". Hồ Chí Minh luôn tin tưởng và đặt yêu cầu rất cao đối với cán bộ quân đội, phải vừa là những chiến sĩ xung kích trong chống giặc ngoại xâm, vừa là những chiến sĩ đi tiên phong trong cuộc đấu tranh chống tham ô, lãng phí. Người căn dặn, khắc phục quan liêu là con đường hiệu quả chống tham ô, lãng phí.

Bằng những hoạt động không mệt mỏi, Người đã dày công ươm trồng vườn hoa "người tốt, việc tốt" nở rộ với bao tấm gương đạo đức cách mạng điển hình, tiên tiến trong toàn quân, toàn dân ta. Hình mẫu về Con người mới thời đại Hồ Chí Minh từng bước được hình thành và phát triển luôn in đậm những phẩm chất đạo đức cách mạng sáng ngời của Hồ Chí Minh đã góp phần tạo ra sức mạnh tinh thần to lớn làm nên thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong hơn bảy mươi năm qua từ khi có Đảng.

4. Luôn luôn đề cao tự phê bình và phê bình để rèn luyện đạođức cách mạng. đức cách mạng.

Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà củng cố, phát triển. Người đời không phải thần thánh, không ai tránh khỏi khuyết điểm, có làm việc thì có sai lầm. Nhưng vấn đề quyết định nhất là có biết tự sửa chữa và giúp đỡ nhau sửa chữa hay không. Có thật thà tự phê bình và phê bình để giúp nhau cùng tiến bộ không, đó là thứ vũ khí đấu tranh sắc bén để củng cố đoàn kết và giúp nhau tiến bộ.

Hồ Chí Minh đã dạy: "Người ta ai cũng có tính tốt và tính xấu. Muốn sửa tính xấu phải thế nào? Tự phê bình rồi lại phải phê bình người khác nữa". "Thấy cái xấu của người mà không phê bình là một khuyết điểm to. Không phê bình là để cho cái xấu của người ta phát triển"1. Bác nhắc nhở: "Người cán bộ muốn tốt thì phải có đạo đức

cách mạng, phải biết phê bình và tự phê bình, phải biết kỷ luật"2. Người còn chỉ rõ: "Phê bình là nêu ưu điểm và vạch khuyết điểm của đồng chí mình. Tự phê bình là nêu ưu điểm và vạch khuyết điểm của mình. Tự phê bình và phê bình phải đi đôi với nhau. Mục đích là cho mọi người học lẫn ưu điểm của nhau và giúp nhau chữa những khuyết điểm"3. Mặt khác, "mục đích phê bình và tự phê bình là để cho mình tiến bộ, quân đội và nhân dân tiến bộ, để tăng thêm tình đoàn kết giữa cán bộ với cán bộ, giữa cán bộ với chiến sĩ, giữa quân đội với nhân dân"4.

Hồ Chí Minh yêu cầu, phê bình và tự phê bình phải thực chất, chân thật: "mỗi đảng viên, mỗi cán bộ cần phải thật thà tự xét và xét đồng chí mình, ai có khuyết điểm nào, thì phải thật thà cố gắng tự sửa chữa và giúp sửa chữa lẫn nhau. Thang thuốc hay nhất là thiết thực phê

sắc bén để khắc phục sai lầm, khuyết điểm. Nó phải được tiến hành thường xuyên ở mỗi tổ chức, tập thể và cá nhân: "Các cơ quan, các cán bộ, các đảng viên, mỗi người, mỗi ngày phải thiết thực tự kiểm điểm và kiểm điểm đồng chí mình. Hễ thấy khuyết điểm phải kiên quyết tự sửa chữa và giúp đỡ đồng chí mình sửa chữa". "Tự kiểm điểm, tự phê bình, tự sửa chữa như mỗi ngày ta phải rửa mặt". "Được như thế thì trong Đảng sẽ không có bệnh và Đảng sẽ mau lành bệnh vô cùng". "Trong công tác, trong đấu tranh, trong huấn luyện các đảng viên, các cán bộ cần phải luôn luôn tự hỏi mình, tự kiểm điểm mình và đồng chí mình. Luôn luôn dùng và khéo dùng cách phê bình và tự phê bình, thì khuyết điểm nhất định hết dần, ưu điểm nhất định thêm lên"2.

Phê bình và tự phê bình cần được thực hành sâu rộng từ trên xuống dưới, từ trong Đảng ra ngoài quần chúng. Hồ Chí Minh nói: "Chúng ta không sợ có sai lầm và khuyết điểm, chỉ sợ không chịu cố gắng sửa chữa sai lầm và khuyết điểm. Và càng sợ những người lãnh đạo không biết tìm cách để giúp cán bộ sửa chữa sai lầm và khuyết điểm". Cần kiên trì, bền bỉ trong đấu tranh phê bình, sửa chữa khuyết điểm, để tiến bộ mãi. Khéo dùng cách phê bình và tự phê bình để giúp họ tiến bộ. Phê bình và tự phê bình là hình thức đấu tranh nội bộ hiệu quả nhất. Mặt khác, chống lợi dụng phê, tự phê để trù úm nhau, phê bình nhằm động cơ cá nhân, không phải vì Đảng, không phải vì tiến bộ, không phải vì công việc mà chỉ nhằm công kích cá nhân, cãi bướng, trả thù...

Hồ Chí Minh rất đề cao ý thức tự giác ở mỗi người, Người đặc biệt nhấn mạnh vai trò tự phê bình trong nội bộ cán bộ quân đội: "Trước ta nói phê bình và tự phê bình, bây giờ phải nói tự phê bình và phê bình.

Nói như thế, là chú trọng phê bình mình trước, phê bình người sau, phê bình mình là chính, phê bình người là phụ. Có đề cao tự phê bình và triệt để tự phê bình... để thống nhất tư tưởng. Tư tưởng có thống nhất, hành động mới thống nhất. Tư tưởng và hành động có thống nhất mới đánh thắng được giặc"1. Người còn nói: "Phê bình xong phải biết cách sửa chữa. Nếu phê bình rồi mà không biết cách sửa chữa là một khuyết điểm to"2. Cần kiên trì, bền bỉ trong đấu tranh phê bình, tự phê bình, sửa chữa khuyết điểm để công tác tiến bộ, đạo đức cách mạng ngày càng trong sáng.

Tóm lại, những quan điểm cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về

đạo đức cách mạng của người cán bộ quân đội bao gồm nhiều nội dung phong phú. Đó là những quan điểm cơ bản về đạo đức cách mạng; những phẩm chất đạo đức cách mạng cơ bản của người cán bộ quân đội và những hình thức, biện pháp cơ bản hướng dẫn việc tu dưỡng, rèn luyện nâng cao đạo đức cách mạng của người cán bộ quân đội. Những giá trị đạo đức cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh ngày nay vẫn tiếp tục được phát huy trong xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị, tuyệt đối trung thành với Đảng, Tổ quốc và nhân dân, sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó.

PHẦN THỨ HAI

NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG CỦA NGUỜI CÁN BỘQUÂN ĐỘI HIỆN NAY THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH QUÂN ĐỘI HIỆN NAY THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Một phần của tài liệu Giáo trình nội DUNG tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH về đạo đức CÁCH MẠNG của NGƯỜI cán bộ QUÂN đội (Trang 44 - 48)