I. NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG CỦA NGƯỜI CÁN BỘ QUÂN ĐỘI HIỆN NAY LÀ YÊU CẦU KHÁCH QUAN
3. Yêu cầu mới trong nâng cao đạo đức cách mạng của người cán bộ quân đội hiện nay.
cán bộ quân đội hiện nay.
Nâng cao đạo đức cách mạng của người cán bộ quân đội hiện nay là quá trình kiên trì, bền bỉ trong giáo dục, rèn luyện, từng bước hình thành phẩm chất đạo đức xã hội chủ nghĩa cho người cán bộ quân đội đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của cách mạng và của quân đội trong thời kỳ mới. Đó chính là quá trình vừa kế thừa các giá trị đạo đức cách
mạng, mà nội dung cốt lõi là tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh đã được xây dựng và phát huy tốt tác dụng của nó trong chiến tranh giải phóng, trong xây dựng chủ nghĩa xã hội thời bao cấp, vừa bổ sung và phát triển các giá trị mới phù hợp với đặc điểm và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa hiện nay. Quá trình này diễn ra trong một thời gian dài, trong một không gian rộng, với nhiều khó khăn, phức tạp, đòi hỏi các chủ thể giáo dục, nâng cao đạo đức cách mạng cho cán bộ quân đội phải nắm vững những yêu cầu mới có tính nguyên tắc sau đây:
Thứ nhất, kiên định quan điểm, lập trường của chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng.
Đạo đức cách mạng của người cán bộ Quân đội nhân dân Việt Nam là đạo đức mới - đạo đức cộng sản, đã được Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh dày công giáo dục, rèn luyện. Cơ sở lý luận, quan điểm, tư tưởng và lập trường đạo đức của người cán bộ quân đội hiện nay là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; là lập trường của giai cấp công nhân. Đạo đức cách mạng của người cán bộ quân đội khác về bản chất so với đạo đức của các giai cấp tư sản, phong kiến và các tư tưởng tàn dư khác. Lý tưởng đạo đức cách mạng mà người cán bộ quân đội theo đuổi là quyết tâm hy sinh phấn đấu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản. Lý tưởng đạo đức đó cũng phù hợp với mục tiêu chiến đấu của quân đội, mục tiêu cách mạng của Đảng.
Trải qua sáu mươi năm chiến đấu, xây dựng và trưởng thành, quân đội ta được Đảng và Bác Hồ giáo dục, rèn luyện về mọi mặt. Đội ngũ cán bộ quân đội ta luôn thấm nhuần tư tưởng đạo đức, tác phong Hồ
Chí Minh. Cũng chính nhờ được giáo dục tư tưởng, đạo đức, tác phong Hồ Chí Minh mà trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cán bộ quân đội luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao cho. Dù ở bất cứ đâu, trong bất cứ hoàn cảnh nào, cán bộ quân đội vẫn luôn trung thành tuyệt đối với Đảng, với sự nghiệp cách mạng, hiếu thảo với nhân dân, hy sinh phấn đấu vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội.
Sáu mươi năm chiến đấu, xây dựng và trưởng thành của quân đội, cũng là sáu mươi năm cán bộ quân đội kiên trì tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó là quá trình người cán bộ quân đội từng bước loại bỏ những quan điểm, quan niệm, thái độ và hành vi đạo đức cũ, lỗi thời và từng bước bồi đắp những giá trị đạo đức mới, đạo đức cách mạng của giai cấp công nhân trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Vì thế, nâng cao đạo đức cách mạng người cán bộ quân đội trên cơ sở kiên trì quan điểm đạo đức của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh luôn là vấn đề có tính
nguyên tắc.
Hiện nay, nước ta đang xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong xã hội xuất hiện và tồn tại đồng thời nhiều thành phần kinh tế và giai tầng xã hội mới. Theo đó, cũng từng bước nảy sinh nhiều quan niệm đạo đức và lối sống khác biệt, đối lập với quan điểm đạo đức, lối sống của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Có những quan niệm về phẩm chất, chuẩn mực giá trị mang đặc trưng của đạo đức tư sản, tiểu tư sản hay
tàn dư đạo đức phong kiến. Có những quan điểm tư tưởng, đạo đức, lối sống chịu ảnh hưởng của đạo đức, lối sống phương Tây, đề cao các
giá trị vật chất, sự hưởng lạc, chủ nghĩa thực dụng, cá nhân vị kỷ xa lạ với quan niệm đạo đức cách mạng. Những quan niệm đó còn nảy sinh, tồn tại lâu dài, gây những tác động tiêu cực đến đời sống tinh thần đạo đức của xã hội, của quân đội, đến việc giáo dục nâng cao đạo đức cách mạng của người cán bộ quân đội theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Như vậy, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, ngoài những tác động tích cực còn có những tác động tiêu cực đến đời sống xã hội, đến đạo đức và lối sống của nhân dân nói chung, và đến cán bộ quân đội ta nói riêng. Do đó, nâng cao đạo đức cách mạng của người cán bộ quân đội sẽ luôn phải là quá trình đồng thời diễn ra sự tiếp thu, phát huy mặt tích cực và đấu tranh khắc phục mặt tiêu cực trong sự tác động của nó. Chất lượng và hiệu quả của việc nâng cao đạo đức của người cán bộ quân đội phụ thuộc một phần rất lớn vào sự thắng lợi của cuộc đấu tranh bảo vệ và phát triển những chuẩn mực, giá trị đạo đức mà Hồ Chí Minh và Đảng ta đã xây dựng cho quân đội.
Người cán bộ quân đội là cán bộ của Đảng, hoạt động trong lĩnh vực quân sự. Thành phần giai cấp, cơ sở xã hội để tuyển lựa cán bộ quân đội luôn tuân thủ những nguyên tắc tổ chức chặt chẽ. Đó là điều kiện khách quan thuận lợi trong giáo dục, nâng cao đạo đức cách mạng của người cán bộ quân đội. Tuy vậy, sự tác động từ mặt trái nền kinh tế thị trường đến đạo đức, lối sống của người cán bộ quân đội cũng không thể xem thường. Từ bài học của quân đội Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông âu (trước đây) cho thấy, nếu xa rời những
quan điểm, tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin, xa rời những nguyên lý về xây dựng quân đội kiểu mới nói chung, trong giáo dục cán bộ nói riêng, coi thường các tác động tiêu cực của tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống tư sản vào môi trường quân đội xã hội chủ nghĩa, không có biện pháp ngăn chặn, khắc phục kịp thời triệt để thì đến một mức độ nào đó, tư tưởng chính trị và đạo đức xã hội chủ nghĩa của cán bộ quân đội sẽ bị chuyển hóa, bị mai một, thậm chí bị đánh bại bởi tư tưởng chính trị và đạo đức tư sản phương Tây. Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là lý luận tiền phong, nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Đảng và nhân dân ta. Để tiếp tục nâng cao đạo đức cách mạng của người cán bộ quân đội hiện nay, cần phải luôn luôn kiên định quan điểm, lập trường chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Muốn vậy, cần làm tốt hai vấn đề sau:
Một mặt, tiếp tục giáo dục lý luận đạo đức Mác - Lênin, tư tưởng
đạo đức Hồ Chí Minh cho cán bộ quân đội. Lâu nay, chúng ta mới tập trung nghiên cứu, giảng dạy nguyên lý đạo đức của chủ nghĩa Mác - Lênin, mà chưa đi sâu nghiên cứu tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Trên thực tế, cùng với quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh, thì tư tưởng về đạo đức cách mạng của Người cũng được hình thành và hoàn thiện, trở thành một bộ phận quan trọng cấu thành tư tưởng Hồ Chí Minh. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là sự kết tinh của lý luận và thực tiễn đạo đức Mác - Lênin, tinh hoa đạo đức nhân loại, tinh hoa đạo đức truyền thống dân tộc và trong đó, đặc biệt in đậm dấu ấn nhân cách thiên tài Hồ Chí Minh. Cho nên, kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là phải giáo dục lý luận đạo đức Mác - Lênin, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho cán bộ quân đội.
Hơn nữa, việc giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh chỉ thực sự có kết quả nếu biết kết hợp chặt chẽ giữa việc học tập tư tưởng với việc rèn luyện đạo đức Hồ Chí Minh trong thực tiễn. Bởi vì, đạo đức Hồ Chí Minh không chỉ là tư tưởng, lý luận đạo đức mà còn có thực tiễn, hành động đạo đức.
Quan niệm giáo dục đạo đức của Hồ Chí Minh là nói đi đôi với làm, lý luận gắn liền với thực tiễn. Do đó, cần phải kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh với rèn luyện, thực hành đạo đức Hồ Chí Minh cho cán bộ quân đội.
Thứ hai, vừa kế thừa vừa bổ sung những thuộc tính mới bảo đảm tính liên tục trong nâng cao đạo đức cách mạng của cán bộ quân đội hiện nay.
Từ ngày thành lập đến nay, quân đội ta đã trải qua nhiều thời kỳ cách mạng: thời kỳ đấu tranh giành và giữ chính quyền (1944-1946); thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1946-1954); thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1954-1975); thời kỳ xây dựng và bảo vệ chủ nghĩa xã hội trong điều kiện duy trì nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp (1975-1986) và thời kỳ đổi mới (1986-2004). Qua mỗi thời kỳ cách mạng, người cán bộ quân đội không chỉ trưởng thành về mặt chính trị, tư tưởng mà còn trưởng thành về mặt đạo đức.
Hệ thống chuẩn mực, giá trị đạo đức cách mạng của người cán bộ quân đội trong các thời kỳ cách mạng trước đây đã thực sự phát huy tác dụng trong việc giáo dục, rèn luyện người cán bộ quân đội thành những hình mẫu nhân cách "Bộ đội Cụ Hồ", đáp ứng tốt các yêu cầu của nhiệm vụ chiến đấu. Nhiều chuẩn mực, giá trị đạo đức đã trở
thành bản chất, truyền thống tốt đẹp của quân đội, được các thế hệ cán bộ quân đội kế tục giữ gìn và phát triển. Về cơ bản, những chuẩn mực, giá trị đạo đức cách mạng được hình thành trong thời kỳ chiến tranh vẫn phát huy tác dụng trong giai đoạn hiện nay. Một số chuẩn mực, giá trị đạo đức đang trong quá trình được nhận thức mới về vị trí, vai trò và tác dụng của nó trong hệ thống chuẩn mực giá trị đạo đức hiện nay của xã hội và của quân đội.
Chúng ta cũng cần phải thừa nhận một thực tế là, hiện nay trong đời sống đạo đức của cán bộ quân đội đang có sự sắp xếp lại thứ bậc ưu tiên các chuẩn mực, giá trị đạo đức. Trong nâng cao đạo đức cách mạng của người cán bộ quân đội cần nhận thức được tính khách quan của sự vận động và phát triển của các chuẩn mực, giá trị đạo đức ấy, nhận thức được tính liên tục, tính thống nhất, tính kế thừa và sự phủ định biện chứng các chuẩn mực, giá trị đạo đức. Mọi tác động vào
việc nâng cao đạo đức cách mạng của người cán bộ quân đội hiện nay phải tuân thủ các yêu cầu về sự kế thừa các hạt nhân hợp lý, bổ sung, nâng cao các giá trị đạo đức đã được xây dựng qua các thời kỳ cách mạng. Qua đó, làm cho trong hệ chuẩn mực, giá trị đạo đức cách mạng của cán bộ quân đội hiện nay vừa có các giá trị đạo đức truyền thống vừa có các giá trị đạo đức mới, bảo đảm tính liên tục của quá trình phát triển.
Quan điểm cơ bản trong nâng cao đạo đức cách mạng của người cán bộ quân đội hiện nay là tích cực bổ sung hoàn thiện hệ thống chuẩn mực, giá trị đạo đức cho phù hợp với yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ cách mạng, tình hình và nhiệm vụ quân đội trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Giữ vững định hướng chính
trị - đạo đức cơ bản của cán bộ quân đội hiện nay là tiếp tục hy sinh,
phấn đấu cho độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội, tận trung với Đảng, với nước, tận hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng, là
cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, là lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ, đoàn kết, thương yêu đồng chí, đồng đội, gắn bó máu thịt với nhân dân. Lý tưởng đạo đức cách mạng của người cán bộ quân đội hiện nay vẫn là cống hiến hết mình cho độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, xây dựng một xã hội "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh". Lý tưởng đó nhất quán với lý tưởng đạo đức của các thế hệ cán bộ quân đội đi trước truyền lại cho các thế hệ hôm nay.
Về nguyên tắc, quá trình nâng cao đạo đức cách mạng của người cán bộ quân đội không được xa rời định hướng chính trị - đạo đức của Đảng, của quân đội. Biện chứng của vấn đề là ở chỗ: mặc dù trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhưng đạo đức người cán bộ quân đội vẫn là đạo đức xã hội chủ nghĩa, đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Hệ chuẩn mực giá trị đạo đức cách mạng của người cán bộ quân đội hiện nay là sự kế thừa và phát triển những chuẩn mực giá trị đã được xây dựng từ khi quân đội ta được thành lập đến nay. Đây là vấn đề có tính nguyên tắc trong giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng của người cán bộ quân đội ta hiện nay.
Thứ ba, bám sát thực tiễn đất nước và quân đội trong thời kỳ mới để tổng kết, khái quát, đổi mới nội dung và hình thức nâng cao đạo đức cách mạng của người cán bộ quân đội cho phù hợp.
Đạo đức cách mạng của người cộng sản không phải từ trên trời rơi xuống, không hình thành từ hư vô mà nó được hình thành từ thực tiễn, từ hoạt động đấu tranh cách mạng, lao động sản xuất và rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà có. Thực tiễn cách mạng Việt Nam và thực tiễn quân đội luôn đặt ra nhiều vấn đề mới về đạo đức của người cán bộ quân đội, đòi hỏi phải được giải quyết thỏa đáng cả về lý luận, nhận thức và về thái độ, hành vi. Chính nội dung hoạt động thực tiễn của người cán bộ quân đội đã quy định nội dung và hình thức thể hiện đạo đức cách mạng của họ, quy định việc xây dựng hệ chuẩn mực giá trị đạo đức và thang bậc của nó. Những chuẩn mực, giá trị nào còn phù hợp với yêu cầu thực tiễn cách mạng và thực tiễn quân đội thì được bảo tồn và bổ sung phát triển. Ngược lại, những chuẩn mực, giá trị nào chưa đáp ứng với yêu cầu mới của thực tiễn hiện nay hoặc không còn phù hợp thì sẽ bị thực tiễn vượt qua, hoặc phải tự đổi mới, tự hoàn thiện nội dung, chuyển hóa thành các chuẩn mực, giá trị mới phù hợp hơn. Đây là vấn đề có tính quy luật trong phát triển đạo đức cách mạng của người cán bộ quân đội. Do đó, trong nâng cao đạo đức cách mạng của người cán bộ quân đội cần phải bám sát thực tiễn, phải thông qua thực tiễn cách mạng sôi động mà tổng kết, khái quát rút ra những kết luận, tìm ra nhân tố mới, bổ sung làm giàu có hệ thống chuẩn mực, giá trị đạo đức mới. Chúng ta không thể xuất phát từ ý muốn chủ quan, áp đặt hệ chuẩn mực, giá trị đạo đức trong giáo dục, rèn luyện cán bộ khi mà các chuẩn mực, giá trị đó không được khái quát từ thực tiễn của quân