Miệng nói tay làm, luôn nêu gương về đạo đức cách mạng.

Một phần của tài liệu Giáo trình nội DUNG tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH về đạo đức CÁCH MẠNG của NGƯỜI cán bộ QUÂN đội (Trang 38 - 44)

III. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHỮNG HÌNH THỨC, BIỆN PHÁP NခNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG CỦA

2. Miệng nói tay làm, luôn nêu gương về đạo đức cách mạng.

Tư tưởng gắn liền với hành vi, nhận thức đi đôi với thực hành, lời nói đi đôi với việc làm là đặc trưng tồn tại và phát triển của đạo đức mới - đạo đức cách mạng. Sức mạnh và sự hấp dẫn của đạo đức cách mạng không chỉ bởi lý tưởng cách mạng, chân lý khoa học mà chủ yếu còn bởi hành vi cao đẹp có ý nghĩa xã hội lớn lao của người lãnh đạo, chỉ huy tạo nên sự chinh phục lòng người, làm cho quần chúng ngưỡng mộ, cảm phục và noi theo. Bổn phận của đảng viên, cán bộ là người đi giáo dục, tuyên truyền giác ngộ cách mạng cho quần chúng. Do vậy, muốn cho công việc đạt hiệu quả cao, người cán bộ phải làm kiểu mẫu trong mọi việc. Hồ Chí Minh đã từng viết: "Một tấm gương

sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền"1.

Từ đó, Người yêu cầu: "Nói thì phải làm" chứ không thể nói mà không làm, hoặc "nói một đường làm một nẻo, làm mất uy tín của Đảng", quần chúng hoài nghi, mất niềm tin. Trên các mặt trận chiến đấu cũng như sản xuất, luôn thực hành "đảng viên đi trước, làng nước theo sau", gương mẫu trong mọi việc, gian khổ đi trước, hưởng thụ đi sau. Người dạy: "Cán bộ, đảng viên, đoàn viên phải gương mẫu, phải thiết thực, miệng nói tay làm để làm gương cho nhân dân. Nói hay mà không làm thì vô ích. Đó là một tật xấu"2. Người còn căn dặn cán bộ, đảng viên: "Trước mặt quần chúng, không phải ta cứ viết lên trán chữ "cộng sản" mà ta được họ yêu mến. Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước"3.

Hồ Chí Minh là người khởi xướng các phong trào "Thi đua yêu

nước" và cũng từ trong các phong trào cách mạng sôi nổi đó, mà tìm

khen ngợi và nhân lên những điển hình tiên tiến. Theo nhà nghiên cứu Trần Kư, vườn hoa "người tốt, việc tốt" ấy đã được Người "kiên trì chuẩn bị cho việc trồng rừng người xã hội chủ nghĩa trong tương lai". "Người tốt, việc tốt theo Hồ Chí Minh, đó là biểu hiện sinh động nét đẹp của đạo đức mới, của con người mới Việt Nam đang hình thành. Bởi nếu ai cũng làm theo "người tốt, việc tốt" thì cái tốt sẽ thành phổ biến"1.

Hồ Chí Minh đã chỉ ra nhiều hình thức phong phú trong giáo dục truyền thống yêu nước thương nòi, xả thân vì nghĩa lớn của con người Việt Nam.

Người đã trực tiếp viết nhiều bài với nhiều thể loại khác nhau để ca ngợi các vị anh hùng dân tộc, những người có công lớn trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta; từ các vua Hùng dựng nước, Bà Trưng, Bà Triệu, Lê Lợi, Quang Trung,... đến gương các đảng viên cộng sản trung kiên, bất khuất đã vì nước quên thân như: Phạm Hồng Thái, Trần Phú, Ngô Gia Tự, Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Văn Cừ... để giáo dục đạo đức cách mạng tận trung với nước, tận hiếu với dân cho đảng viên, cán bộ và nhân dân. Theo Người, "lấy gương người tốt, việc tốt để hàng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới"1. Luôn thương yêu, quý trọng và có niềm tin sâu sắc ở con người, Hồ Chí Minh đã rất chú ý khơi dậy tinh thần tự nguyện, tự giác của mỗi người trong tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng.

Nói và thực hành trước mọi người, Hồ Chí Minh là một tấm gương trọn vẹn, sáng ngời về đạo đức cách mạng. Người đã hiến dâng cả

cuộc đời cho độc lập, tự do của dân tộc, hạnh phúc của nhân dân. Người luôn chú ý rèn luyện bản thân từ việc lớn đến việc nhỏ, chu toàn mà tự nhiên, trở thành nhu cầu, thói quen hàng ngày, tạo nên sự hòa quyện giữa tư tưởng và tấm gương đạo đức cách mạng trong sáng nhất. Suốt đời kiên trì "Sự nghiệp trồng người", Hồ Chí Minh đã đào tạo nên những thế hệ kế tục sự nghiệp cách mạng trung - hiếu vẹn toàn, cần - kiệm xây dựng đất nước, liêm - chính khi giữ trọng trách của Đảng, Nhà nước và quân đội.

3. Kiên trì thực hiện "xây" đi đôi với "chống", nâng cao đạođức cách mạng gắn liền với quét sạch chủ nghĩa cá nhân. đức cách mạng gắn liền với quét sạch chủ nghĩa cá nhân.

Nắm vững và vận dụng sáng tạo phép biện chứng mácxít vào xem xét đời sống đạo đức, Hồ Chí Minh đã nêu lên một tư tưởng sâu sắc về sự tồn tại và phát triển của các phẩm chất đạo đức trong nhân cách của con người. Người nhìn thấy trong mỗi con người bao giờ cũng tồn tại đan xen của hai mặt đối lập nhau giữa tốt và xấu, đúng và sai, thiện và ác. Nhưng bao giờ Người cũng có niềm tin vững chắc vào cái tốt, cái thiện và luôn thấy đó là cái phổ biến, cái tất yếu sẽ chiến thắng cái xấu, cái ác. Nhưng cái thiện, cái tốt đẹp trong mỗi con người không hình thành một cách tự nhiên, mà nó luôn là sản phẩm của xã hội. Các phẩm chất đạo đức tốt đẹp của xã hội tồn tại trong mỗi con người chỉ có được thông qua quá trình giáo dục, rèn luyện lâu dài, gian khổ. Bởi lẽ, như lời chỉ dẫn của Người: "Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn. Phần nhiều do giáo dục mà nên"1. Từ đó, Người nêu lên phương hướng cơ

bản trong tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng: "Mỗi con người đều có thiện và ác ở trong lòng. Ta phải biết làm cho phần tốt ở trong

mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân, và phần xấu bị mất dần đi, đó là thái độ của người cách mạng"2.

Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, làm cho mọi người hiểu rõ vai trò của luân lý, của giáo dục đạo đức là dạy con người biết gốc rễ của điều ác để tự nguyện tránh, biết mầm mống của điều thiện để tự giác làm điều thiện. Người đã nhiều lần căn dặn: "Đảng viên và cán bộ cũng là người. Ai cũng có tính tốt và tính xấu... Song đã hiểu biết, đã tình nguyện vào một Đảng vì dân, vì nước, đã là một người cách mạng thì phải cố gắng phát triển những tính tốt và sửa bỏ những tính xấu". Người còn chỉ rõ đạo đức là một trong những nội dung cốt lõi của văn hóa, là nền tảng tinh thần của xã hội. Do đó, chúng ta phải biết tập trung mọi hoạt động xã hội vào "xây dựng luân lý: biết hy sinh mình, làm lợi cho quần chúng", "để góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và giải phóng loài người". Những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của người cách mạng chỉ được hình thành qua giáo dục và rèn luyện bền bỉ ở mỗi tập thể và cá nhân; trong chiến đấu, công tác, lao động sản xuất và cả trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.

Xây phải đi đôi với chống trong giáo dục, rèn luyện đạo đức là nâng cao đạo đức cách mạng gắn liền với quét sạch chủ nghĩa cá nhân. Theo nhà nghiên cứu Thành Duy: "Chống chủ nghĩa cá nhân,

xây dựng đạo đức tập thể... đó là thực chất tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh"1. Bởi chủ nghĩa cá nhân mà tồn tại, hoành hành như cỏ dại thì đạo đức cách mạng không thể tương dung. Do đó, quét sạch chủ nghĩa cá nhân cũng là biện pháp tích cực để nâng cao đạo đức cách mạng, làm cho cái tốt đẹp có điều kiện phát triển. Chúng ta không thể chỉ nhấn mạnh mặt này, mà lơi lỏng mặt kia và ngược lại. Luôn đề cao vai

trò con người và tư tưởng cách mạng, Người luôn căn dặn mọi người: "Muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội thì phải có con người xã hội chủ nghĩa, muốn có con người xã hội chủ nghĩa phải có tư tưởng xã hội chủ nghĩa, muốn có tư tưởng xã hội chủ nghĩa phải gột rửa tư tưởng cá nhân chủ nghĩa"1.

Hồ Chí Minh đã phân tích sâu sắc cội nguồn, cơ sở kinh tế - xã hội nảy sinh ra chủ nghĩa cá nhân và chỉ rõ thực chất, tác hại của nó: "Chủ

nghĩa cá nhân là việc gì cũng chỉ lo cho lợi ích riêng của mình, không

quan tâm đến lợi ích chung của tập thể. "Miễn là mình béo, mặc thiên hạ gầy". Nó là mẹ đẻ ra tất cả mọi tính hư nết xấu như: lười biếng, suy bì, kiêu căng, kèn cựa, nhút nhát, lãng phí, tham ô, v.v... Nó là kẻ thù hung ác của đạo đức cách mạng, chủ nghĩa xã hội"2. "Do cá nhân chủ

nghĩa mà ngại gian khổ, khó khăn, sa vào tham ô, hủ hóa, lãng phí, xa

hoa... coi thường tập thể, xem khinh quần chúng, độc đoán, chuyên quyền... Cũng do cá nhân chủ nghĩa mà mất đoàn kết, thiếu tính tổ chức, tính kỷ luật, kém tinh thần trách nhiệm"3.

Để xây dựng và củng cố vững chắc vai trò nền tảng tinh thần xã hội của đạo đức cách mạng, Hồ Chí Minh đã thường xuyên tổ chức giáo dục, tuyên truyền nó sâu rộng từ trong cán bộ, đảng viên đến toàn thể nhân dân để khắc phục những tàn tích của chế độ cũ, xây dựng những phẩm chất đạo đức tốt đẹp trong nhân cách của mỗi con người làm chủ đất nước. Trong tác phẩm "Đời sống mới" Người viết: "Thực hành đời sống mới là cần, kiệm, liêm, chính", "Nêu cao và thực hành cần, kiệm, liêm, chính tức là nhen lửa cho đời sống mới"1. Nhận thấy những yếu kém của cán bộ, công chức trong các bộ máy Đảng, Nhà nước, Người đã kịp thời chấn chỉnh, thực hiện "Sửa đổi lối làm việc"

trong mỗi cán bộ, đảng viên, mỗi tổ chức Đảng và Nhà nước theo đúng tinh thần cán bộ là "công bộc", là "đầy tớ của nhân dân". Cho đến những năm tháng cuối cùng trước lúc đi xa, Người vẫn không quên để lại cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân những tác phẩm bất hủ

Một phần của tài liệu Giáo trình nội DUNG tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH về đạo đức CÁCH MẠNG của NGƯỜI cán bộ QUÂN đội (Trang 38 - 44)