Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu (Trang 49 - 54)

Một là: Tận dụng ưu thế của người đi sau, vận dụng kinh nghiệm phát triển của các nước đi trước để rút ngắn thời gian phát triển: Thực tiễn cho thấy, Ngân hàng Trung ương Thái lan đã thực hiện nhiều chính sách trên cơ sở đúc rút kinh nghiệp về phát triển thị trường tài chính và thị trường tài chính phái sinh của Singapore.

hành luật phái sinh. Một số quốc gia khác ở Châu Á đều lấy ý kiến của Hiệp hội các sản phẩm phái sinh và hoán đổi quốc tế (ISDA) đối với dự thảo luật phái sinh của nước mình. ISDA là một hiệp hội kinh doanh tài chính quốc tế với thành viên bao gồm trên 600 ngân hàng đầu tư, ngân hàng thương mại lớn nhất, các công ty, các tổ chức chính phủ và các tổ chức khác. ISDA được coi là tổ chức đưa ra các chuẩn mực hoặc các thỏa thuận chung cho các bên trong các giao dịch phái sinh. Đây chính là những bài học để Việt Nam rút ngắn thời gian xây dựng thị trường phái sinh còn non trẻ của mình.

Hai là: Để thị trường phái sinh phát triển thì trước hết những thị trường cơ sở của nó như thị trường trái phiếu, thị trường ngoại hối... phải phát triển: Quá trình phát triển của hai thị trường này cũng có sự tương tác qua lại và hỗ trợ nhau cùng phát triển. Theo định nghĩa thị trường phái sinh không thể tồn tại ngoài thị trường cơ sở. Tính minh bạch và tính thanh khoản của thị trường cơ sở là những nhân tố thành công cho thị trường phái sinh. Thị trường phái sinh phát triển là một chất xúc tác để củng cố và thu hút thêm những người tham gia thị trường cơ sở vì khi đó họ có đủ các công cụ phòng ngừa cần thiết khi tham gia thị trường này.

Ba là: Nhanh chóng xây dựng thị trường phái sinh để cung cấp đủ công cụ cho các nhà đầu tư khi tham gia vào thị trường trong nước: Báo cáo của BIS đưa ra kết luận sự gia tăng thị trường trái phiếu và dự trữ ngoại hối cho thấy tiềm năng đầu tư liên quốc gia trong thị trường trái phiếu khu vực Châu Á. Phục vụ cho việc đầu tư này thì các công cụ phòng ngừa rủi ro chuẩn được xem như là nhân tố quan trọng để xâm nhập thị trường trái phiếu mỗi nước.

Bốn là: Nhanh chóng xây dựng được hệ thống các chỉ số (lãi suất, tỷ giá.) để tham chiếu trong các giao dịch phái sinh đáng tin cậy, phản ánh đúng tình hình cung cầu của thị trường: Thị trường OTC, thị trường hoán đổi còn kém phát triển hoặc chưa xuất hiện ở nhiều nước Châu Á. Lãi suất tham

chiếu đáng tin cậy và những quy định hạn chế thị trường là những lý do chính. Đây cũng là vấn đề mà Việt Nam sẽ gặp phải vì hiện nay chúng ta chưa xây dựng được một chỉ số lãi suất phản ánh đúng cung cầu trên thị trường. Hàng Reuters đã xây dựng được trang lãi suất giao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng ở Việt Nam (VNIBOR) trên cơ sở chào giá hằng ngày của một số ngân hàng. Tuy nhiên, trong thực tế lãi suất này ít được tham chiếu vì nó chưa phản ánh chính xác lãi suất của thị trường vì vậy cần phải tổ chức lại cho phù hợp hơn.

Năm là: Cần có sự chọn lọc khi phát triển các sản phẩm phái sinh:

Việc lựa chọn giữa đa dạng hóa và tập trung nên dựa vào mức độ phát triển của từng thị trường. Nghiên cứu của Ngân hàng thanh toán quốc tế cho thấy quyền chọn lãi suất được giao dịch thường xuyên ở thị trường các nước phát triển. Mặc dù nhiều quốc gia Châu Á hiện nay đã bắt đầu đưa ra hàng loạt các sản phẩm phái sinh nhưng rõ ràng hiện chưa có sản phẩm nào có tính thanh khoản tốt. Nói chung những nhà đầu tư ưa thích những sản phẩm đơn giản. Tại những quốc gia này tập trung vào số ít sản phẩm thanh khoản cao sẽ có lợi hơn cho việc phát triển thị trường.

Sáu là: Cần có định hướng cho sự phát triển của thị trường giao dịch tập trung: Mặc dù thị trường phái sinh ở Việt nam còn ở giai đoạn sơ khai nhưng tầm quan trọng của thị trường giao dịch tập trung cũng không nên xem nhẹ, nhất là trong giai đoạn đầu. Một sản phẩm giao dịch tập trung sẽ cung cấp cho khách hàng sự minh bạch, giá cả hợp lý và hiệu quả cao. Hơn nữa, sự bất ổn tài chính có thể xảy ra ở thị trường OTC khi xuất hiện các sự kiện tín dụng, sự thay đổi giá đột ngột của tài sản cơ sở.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 •

Với phương pháp nghiên cứu và cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu khoa học và logich, Chương 1 luận văn đã hoàn thành một số nội dung chủ yếu sau:

- Luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về thị trường công cụ tài chính phái sinh dưới các khía cạnh như quá trình hình thành và phát triển thị trường; khái niệm, đặc điểm của công cụ tài chính phái sinh, một số công cụ tài chính phái sinh phổ biến .... Luận văn tập trung nghiên cứu và làm nổi bật những nội dung lý luận cơ bản về các công cụ tài chính phái sinh cũng như việc ứng dụng các công cụ này tại NHTM. Trong Chương 1 luận văn đã nghiên cứu và chỉ ra những lợi ích, vai trò của việc sử dụng công cụ tài chính phái sinh đối với nền kinh tế, đối với doanh nghiệp và vai trò lợi ích của việc ứng dụng các công cụ tài chính phái sinh đối với NHTM.

- Luận văn nghiên cứu, luận giải về 4 công cụ tài chính phái sinh chủ yếu là Hợp đồng kỳ hạn; Hợp đồng tương lai; Quyền chọn và Hợp đồng hoán đổi. Với mỗi công cụ, luận văn phân tích làm rõ bản chất và nội dung kinh tế của từng công cụ, qua đó cho thấy rõ cơ chế, quy trình nghiệp vụ ứng dụng các công cụ tài chính phái sinh tại NHTM, cũng như những tác động và lợi ích của nó đối với doanh nghiệp và đối với NHTM.

- Chương 1 luận văn đã khái quát, phân tích và lý giải về các điều kiện để các NHTM ứng dụng các công cụ tài chính phái sinh như: Sự phát triển của thị trường tài chính; Điều kiện về pháp lý; Điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ; Điều kiện về cơ cấu tổ chức; Điều kiện về nhân lực và các điều kiện khác có liên quan.

- Luận văn nghiên cứu và đưa ra kinh nghiệm về phát triển thị trường tài chính phái sinh cũng như tăng cường ứng dụng công cụ tài chính phái sinh của các NHTM tại một số nước trong khu vực như Singapore; Thái Lan, Trung quốc. Từ những kinh nghiệm này, luận văn đã khái quát và đưa ra Luận

văn đã chỉ rõ 6 bài học kinh nghiệm đối với các NHTM Việt nam cũng như đối với cả hệ thống ngân hàng Việt Nam trong việc phát triển ứng dụng công cụ tài chính phái sinh sao cho có hiệu quả trong việc phục vụ phát triển doanh nghiệp, phát triển nền kinh tế và phát triển chính các NHTM Việt Nam.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(141 trang)
w