- NHNN cần nghiên cứu, soạn thảo và ban hành ngay Quy chế về kinh doanh các công cụ tài chính phái sinh làm cơ sở pháp lý cho hoạt động cấp phép, giám sát rủi ro và kiểm tra, thanh tra của Ngân hàng Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh các công cụ tài chính phái sinh của các ngân hàng thương mại. Trong việc cấp phép kinh doanh các sản phẩm phái sinh đối với các NHTM, NHNN nên xem xét theo hướng: (i) Không cấp phép cho từng sản phẩm tài chính phái sinh của ngân hàng thương mại như thời gian vừa qua, mà quy định các điều kiện cần thiết để được cung cấp từng nhóm sản phẩm tài chính phái sinh (trên cơ sở đảm bảo an toàn, có chính sách quản lý rủi ro phù hợp, có đủ năng lực cung cấp dịch vụ). Khi có đủ các điều kiện này, TCTD sẽ được thực hiện hoạt động kinh doanh các sản phẩm tài chính phái sinh và NHNN chỉ giám sát, thanh tra việc cung cấp dịch vụ của TCTD
trên cơ sở tuân thủ các điều kiện do Ngân hàng Nhà nước quy định; (ii) Không quy định cụ thể các loại sản phẩm tài chính phái sinh mà ngân hàng thương mại được phép cung cấp trong giấy phép của từng ngân hàng, mà nên quy định chung theo nhóm các dịch vụ tài chính phái sinh sẽ được cung cấp (có thể theo tiêu chí phân loại dựa vào tài sản tài chính gốc của công cụ tài chính phái sinh như các công cụ tài chính phái sinh dựa trên giao dịch ngoại tệ, lãi suất, vàng tiêu chuẩn quốc tế, tiền gửi...).
- NHNN cần phối hợp với các cơ quan chức năng để nghiên cứu và đề ra những tiêu chuẩn, yêu cầu tối thiểu về mặt cơ sở vật chất, con người và quản trị rủi ro tại NHTM và các đơn vị áp dụng công cụ tài chính phái sinh. Đặc biệt các quy định cần nhấn mạnh đến quá trình quản trị rủi ro và quản trị nội bộ của những đơn vị sử dụng những công cụ này nhằm hạn chế những mặt tiêu cực khi áp dụng.
- Về nguyên tắc muốn thị trường phái sinh phát triển thì trước hết thị trường cơ sở của nó cũng phải phát triển. Sự phát triển của thị trường cơ sở là điều kiện để thị trường phái sinh phát triển và ngược lại thị trường phái sinh phát triển sẽ là công cụ hỗ trợ cho các nhà đầu tư tham gia vào thị trường cơ sở. Do đó để phát triển thị trường phái sinh thì NHNN cũng cần quan tâm đến việc hoàn thiện hành lang pháp lý và phát triển các thị trường cơ sở có liên quan như thị trường tiền tệ, thị trường ngoại hối.
- Ngân hàng Nhà nước cần có cơ chế điều hành tỷ giá linh hoạt hơn, tạo ra một thị trường ngoại hối phản ánh đúng quan hệ cung cầu ngoại tệ. NHNN cần tiếp tục nới rộng biên độ dao động so với tỷ giá bình quân và thường xuyên điều chỉnh linh hoạt biên độ này cho phù hợp với thị trường hơn. Đây là cơ sở để NHTM cũng như doanh nghiệp quen dần với các công cụ phòng chống rủi ro tỷ giá. Bên cạnh đó, NHNN cần nghiên cứu ban hành những quy tắc cơ bản nhất trong giao dịch phái sinh, các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ
phù hợp với điều kiện thị trường của Việt Nam hiện nay, để có hành lang pháp lý chung cho hoạt động của các NHTM. Cho phép các NHTM chủ động thực hiện quyền chọn ngoại hối giữa ngoại tệ và VND khi có nhu cầu phái sinh. Tránh để các NHTM thực hiện nghiệp vụ mới một cách riêng lẻ theo sự hiểu biết của ngân hàng, dẫn đến tình trạng không thống nhất, dễ gây ra tranh chấp khi có sự cố xảy ra.
- NHNN cần tăng cường hơn nữa vai trò trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước tổ chức, giám sát và điều hành nhằm hình thành một thị trường mua bán ngoại tệ có tổ chức giữa các tổ chức tín dụng là thành viên thị trường. NHNN tham gia thị trường với tư cách là người mua, người bán cuối cùng, thực hiện can thiệp khi cần thiết vì mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia.
- NHNN cũng cần đặt trọng tâm vào việc phát triển hệ thống thanh toán, hệ thống giao dịch theo hướng tự động hóa, trực tuyến và ở cấp độ liên ngân hàng. Xây dựng các hệ thống cơ sở dữ liệu toàn ngành phục vụ cho việc quản lý điều hành ở cấp quốc gia.
- NHNN cần nhanh chóng xây dựng mới và sửa đổi các quy chế không còn phù hợp về quản trị rủi ro, quản trị nguồn vốn, kiểm tra kiểm toán nội bộ, xây dựng quy trình tín dụng hiện đại và sổ tay tín dụng, xây dựng và hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá mức độ an toàn và hiệu quả kinh doanh của các NHTM phù hợp với chuẩn mực quốc tế và thực tiễn Việt Nam.
- NHNN cần có định hướng và hướng dẫn đổi mới mô hình tổ chức cho phù hợp với phương pháp quản lý mới, công nghệ mới và sản phẩm mới, phù hợp với năng lực cán bộ ngày càng được nâng cao. Có chiến lược dài hạn trong đào tạo nhân tài trong việc quản lý các lĩnh vực, sản phẩm dịch vụ mới.
3.3.4. Đối với Các Bộ, agành
Các Bộ, ngành cùng phối hợp với NHNN phổ biến chuyển tải những kinh nghiệm, kiến thức cũng như những quy định, thông lệ kinh doanh của
thế giới về các công cụ tài chính phái sinh cho các ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp trong nước trong nước nhằm nâng cao tính hiệu quả trong việc ứng dụng công cụ tài chính mới mẻ này. Đồng thời với vai trò quản lý Nhà nước, NHNN và các Bộ, ngành nên phối hợp với các doanh nghiệp và các tổ chức tài chính thực hiện việc quảng bá, tuyên truyền rộng rãi về các công cụ tài chính phái sinh cho công chúng, nhất là các doanh nghiệp thông qua các buổi hội thảo, qua báo chí, qua tài liệu đào tạo nghiệp vụ tại các ngân hàng, các trường đại học... Mục đính cao nhất là việc nhận thức đúng đắn của công chúng về một loại công cụ phòng ngừa rủi ro hữu hiệu chứ không phải một công cụ có tính may rủi, cờ bạc; Các nhà quản lý hiểu và mạnh dạn sử dụng công cụ phòng chống rủi ro mới mẻ này.
- Các Bộ, ngành phối hợp cùng NHNN thực hiện các chương trình phát triển cơ sở hạ tầng, hiện đại hóa công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, điện tử viễn thông.. Đồng thời tạo điều kiện tốt cho việc triển khai các chương trình công nghệ thông tin hiện đại gắn liền với các quy trình nghiệp vụ, phương pháp quản lý nghiệp vụ tài chính phái sinh theo thông lệ quốc tế
3.3.5. Đối với các doanh nghiệp
- Đây là nghiệp vụ tài chính hiện đại thực hiện trên cơ sở các công cụ tài chính sẵn có với mục tiêu phục vụ cho các đối tượng chủ yếu là các doanh nghiệp, do vậy đều quan trọng các doanh nghiệp cần hiểu đúng bản chất và thực hiện đúng những quy trình, nghiệp vụ của nghiệp vụ tài chính phái sinh. Đặc biệt cần hiểu đúng, hiểu đủ về những rủi ro và cách phong ngừa những rủi ro này do các dịch vụ tài chính phái sinh mang lại.
- Thực hiện công tác đào tạo nâng cao trình độ và sự hiểu biết đối với các cán bộ trong các doanh nghiệp, đặc biệt là các cán bộ làm công tác tài chính để các doanh nghiệp có thể sử dụng tốt các dịch vụ tài chính phát sinh và tham gia thị trường các công cụ tài chính phái sinh an toàn và hiệu quả.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 •
Trên cơ sở phân tích những định hướng hoạt động kinh doanh của NHĐT&PTVN trong đó khẳng định về sự cần thiết tăng cường ứng dụng công cụ tài chính phái sinh trong thời gian tới, luận văn đã tập trung phân tích và hoàn thành một số nội dung chính sau:
- Luận văn đã đề xuất hệ thống tổng hợp gồm 9 giải pháp có tính cơ bản dưới nhiều khía cạnh khác nhau từ góc độ chiến lược đến các quy định về tác nghiệp, quy trình; Công tác quản lý giám sát và kiểm soát nội bộ; Trình độ cán bộ và Công nghệ; Vấn đề Makerting; Mở rộng ngân hàng đại lý....
- Để các giải pháp chính có thể phát huy tốt hiệu quả, luận văn đã phân tích và đề xuất 6 giải pháp mang tính hỗ trợ về ban hành các Quy định giới hạn trong hoạt động, về vốn, thế chấp và phòng ngừa rủi ro, về báo cáo tài chính và kế toán.
- Từ những giải pháp, luận văn đã đưa ra các kiến nghị cụ thể đối với Quốc hội; đối với Chính Phủ và đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để các giải pahps được thực thi nhằm tăng cường ứng dụng các công cụ tài chính phái sinh tại các NHTM Việt Nam nói chung và tại NHĐT&PTVN nói riêng trong thời gian tới.
KẾT LUẬN
•
Phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh thông qua việc ứng dụng các nghiệp vụ mới là một đòi hỏi tất yếu khách quan. Sự xuất hiện của hàng loạt các công cụ tài chính mới trên thị trường tài chính quốc tế đang đặt ra nhiều thách thức và cơ hội trong việc nâng cao năng lực quản lý tài chính ở các ngân hàng, các công ty bảo hiểm, các doanh nghiệp.... tại Việt Nam. Ứng dụng các nghiệp vụ tài chính phái sinh là một trong nhiều biện pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh, phù hợp với một nền kinh tế “mở”, hội nhập quốc tế và khu vực, phù hợp với vị thế của NHĐT&PTVN, một trong những ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam. Hoạt động kinh doanh của NHĐT&PTVN rất mạnh trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ ngân hàng truyền thống, tuy nhiên việc ứng dụng các nghiệp vụ tài chính phái sinh còn hạn chế, chưa phát huy được hết tiềm năng của ngân hàng và tiện ích của công cụ tài chính phái sinh. Chính vì vậy tác giả mạnh dạn nghiên cứu việc ứng dụng các công cụ tài chính phái sinh tại NHĐT&PTVN với mong muốn đóng góp cho quá trình phát triển, ứng dụng các công cụ này trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng một cách hiệu quả, an toàn, hạn chế rủi ro và nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Nghiên cứu cũng góp phần cho việc ứng dụng các công cụ tài chính phái sinh tại NHĐT&PTVN phù hợp hơn với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế.
Sau quá trình nghiên cứu cả về lý luận và khảo nghiệm thực tiễn, luận văn đã hoàn thành các nhiệm vụ sau:
Thứ nhất: Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản về thị trường công cụ tài chính phái sinh và về bản chất, nội dung kinh tế, quy trình thực hiện, những lợi ích và rủi ro mang lại của các công cụ tài chính phái sinh cơ bản, qua đó hiểu rõ về các nghiệp vụ tài chính phái sinh. Tìm hiểu kinh
nghiệm ứng dụng công cụ tài chính phái sinh tại một số nước trong khu vực, từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm đối với các NHTM Việt Nam trong việc ứng dụng các công cụ tài chính phái sinh.
Thứ hai: Phân tích thực trạng ứng dụng các công cụ tài chính phái sinh tại NHĐT&PTVN. Từ thực trạng ứng dụng các công cụ tài chính phái sinh tại NHĐT&PTVN hiện nay, luận văn đã đưa ra những đánh giá về những mặt được (thành công) và những vấn đề còn tồn tại hạn chế trong việc ứng dụng các công công cụ tài chính phái sinh tại NHĐT&PTVN. Luận văn đã chỉ ra được những khó khăn, tồn tại trong việc phát triển việc ứng dụng công cụ tài chính phái sinh tại NHĐT&PTVN hiện nay và trong thời gian qua. Mặc dù bước đầu việc ứng dụng các công cụ tài chính phái sinh tại NHĐT&PTVN còn một số hạn chế nhưng đây là tiền đề vững chắc để NHĐT&PTVN có những bước phát triển trong thời gian tiếp theo trong việc ứng dụng các công cụ tài chính phái sinh.
Thứ ba: Đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường việc ứng dụng các công cụ tài chính phái sinh tại NHĐT&PTVN. Luận văn đưa ra các giải pháp được thể hiện trong 2 nhóm giải pháp bao gồm 9 giải pháp cơ bản và 6 giải pháp hỗ trợ. Từ các giải pháp, luận văn đã đưa ra các đề xuất các kiến nghị đối với Quốc hội, đối với Chính phủ, đối với Ngân hàng Nhà nước, đối với các Bộ, ngành có liên quan và đối với các doanh nghiệp.
Luận văn được thực hiện với mục đích góp một phần nhỏ vào sự đẩy mạnh ứng dụng các công cụ tài chính phái sinh tại các NHTM Việt Nam nói chung và BIDV nói riêng trong bối cảnh hiện nay, các giải pháp được luận văn đề cập đến có thể triển khai và tiếp tục nghiên cứu sâu hơn nữa.
Hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cám ơn sự nhiệt tình hướng dẫn của Tiến sỹ Lê Văn Luyện đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu và viết luận văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn
tới Ban lãnh đạo NHĐT&PTVN, các thầy, cô giáo HVNH, các đồng nghiệp đã tạo điều kiên cho tôi đ- ợc học hỏi, trao đổi kiến thức, kinh nghiêm và số liêu trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu để hoàn thành đề tài.
Với khả năng và nguồn thông tin có hạn, luận văn không thể tránh khỏi những bất cập, thiếu sót. Rất mong sự góp ý của các thầy, cô và các đồng nghiệp để tôi có thể cố gắng nghiên cứu và hoàn thiện ở cấp độ cao hơn nữa để các công cụ tài chính phái sinh được ứng dụng và khai thác tối đa các chức năng kinh tế vốn có của chúng trong thực tiễn triển khai và phát triển thị trường tài chính phái sinh tại Việt Nam./.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Ngân hàng Nhà n- ớc VN, Luật các tổ chức tín dụng (1998), Nhà xuất bản quốc gia, Hà Nội,.
2. Miskin Frederich S. Tiền tệ - Ngân hàng và Thị tr- ờng tài chinh(1994),
Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.
3. Masaaki Imai, Kaizen, Chìa khoá của sự thành công về quản lý của Nhật Bản(1994), Nhà xuất bản TP.HCM.
4. Peter S.Rose, Kinh nghiệm quản lý của các công ty kinh doanh tốt nhất n- ớc Mỹ(1990), Viên Kinh tế học Hà Nội .
5. Peter S.Rose, Quản trị ngân hàng th- ơng mại(2001), NXB Tài chính. 6. Tô Ngọc Hưng (2008) Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, Hà nội 7. Tô Ngọc Hưng (2004) Phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng,
NXB Thống kê, Hà nội
8. Nguyễn Văn Tiến (2006), Thị trường ngoại hối và các GĐK ngoại hối,
NXB Thống kê, Hà Nội.
9. Nguyễn Văn Tiến (2005), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng,
NXB Thống kê, Hà Nội .
10. Nguyễn Văn Tiến (2002), Thị Trường Ngoại hối Việt Nam, NXB Thống kê, Hà Nội.
11. Triển vọng kinh tế Việt Nam những năm cuối thê' kỷ XX và đầu thê' kỷ XXI(1998), Trung tâm Thông tin Bộ Kế hoạch và Đầu t-.
12. Ủy Ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế (2006); Dịch vụ ngân hàng
trong bối cảnh hội nhập quốc tế, NXB Chính trị Quốc gia 2006
13. Phan Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Thu Thảo (2002), Ngân hàng thương mại - Quản trị và nghiệp vụ, NXB Thống kê, Hà Nội.
14. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Báo cáo thường niên từ năm 2005 đến 2008, Hà Nội.
15.Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2009), Báo cáo tổng kết công tác năm 2009, Hà Nội.
16.Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2006, 2009), Hệ thống báo cáo cuối ngày phân hệ Kế toán, Kho dữ liệu, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam, Hà Nội.
17.Nguyễn Xuân Thành, Nguyễn Minh Kiều (2004), “Bài đọc - Công cụ tài chính phái sinh”, Phân tích tài chính, tr.01-17.
18. Tạp chí Thị Tr- ờng Tài chính- tiền tệ từ 2007-2009.