KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠ

Một phần của tài liệu HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠINGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂNNÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH TRUNG YÊN Xem nội dung đầy đủ tại10549338 (Trang 42)

1.3.1. Kinh nghiệm của một số NHTM trong nước.

a. Ngân Hàng Đầu Tư & Phát Triển Việt Nam (BIDV)

BIDV thực hiện quy trình quản lý và hạn chế rủi ro tín dụng theo 4 hoạt động sau:

- Hoạt động 1: Nhận biết nợ xấu

Hội đồng quản trị và Ban Điều hành BIDV đã ban hành nhiều quy trình, quy định về cấp tín dụng đối với từng đối tượng khách hàng, trong đó bao gồm những quy định, hướng dẫn thẩm định khách hàng, góp phần hỗ trợ cán bộ tín dụng trong công tác tiếp cận, thẩm định khách hàng và nhận biết nợ xấu.

- Hoạt động 2: Đo lường nợ xấu

33

về xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của NHNN. Ngoài ra, BIDV hiện đang sử dụng kết quả chấm điểm là một trong những tiêu chí hàng đầu để thẩm định, đánh giá khách hàng và là căn cứ để phân cấp thẩm quyền phán quyết tín dụng và xác định mức cấp tín dụng đối với khách hàng. Đối với mỗi hạng khách hàng khác nhau, chi nhánh có mức ủy quyền phê duyệt tín dụng khác nhau. Đồng thời, mức cấp tín dụng và tỷ lệ cấp tín dụng tối đa so với tài sản đảm bảo đối với mỗi khách hàng cũng đuợc xác định dựa trên hạng tín dụng của khách hàng đó.

- Hoạt động 3: Ngăn ngừa nợ xấu

Xây dựng môi truờng rủi ro tín dụng (RRTD) thích hợp và quy trình cấp tín dụng lành mạnh. Đồng thời, BIDV cũng triển khai thực hiện mô hình cấp tín dụng và quản lý RRTD tập trung theo Hiệp uớc Basel II. Trên giác độ quản lý RRTD và QLNX có thể thấy, mô hình tổ chức cấp tín dụng của BIDV có những buớc tiến đáng kể. Từ mô hình cấp tín dụng phân tán trên cơ sở ủy quyền phán quyết tín dụng cho các chi nhánh ở mức khá cao, BIDV đã chuyển đổi mô hình tổ chức bộ máy tín dụng trong toàn hệ thống theo mô hình cấp tín dụng tập trung, đảm bảo nguyên tắc phân tách độc lập giữa bộ phận quan hệ khách hàng với bộ phận thẩm định và bộ phận phê duyệt, quyết định cấp tín dụng; quản lý thống nhất từ cấp trụ sở chính xuống chi nhánh, giảm thấp mức ủy quyền phán quyết đối với các chi nhánh...

Thành lập và phát huy vai trò của bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ: Hiện nay, mô hình kiểm tra, kiểm soát nội bộ của BIDV đuợc thiết lập theo chiều dọc. Tại trụ sở chính, phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ thực hiện tham muu, giúp việc Ban lãnh đạo về công tác giám sát, kiểm tra, kiểm soát việc tuân thủ quy định của pháp luật và hệ thống quy chế, quy trình nghiệp vụ, quy định nội bộ nhằm phát hiện, ngăn ngừa và xử lý kịp thời các tồn tại trong mọi hoạt động nghiệp vụ của các phòng, ban trụ sở chính và các chi nhánh. Nhu

34

vậy, mô hình kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại BIDV khá chặt chẽ, với 3 vòng kiểm soát, từ nội bộ chi nhánh đến các cấp cao hơn. Điều này giúp cho công tác quản lý RRTD, QLNX được thực hiện một cách toàn diện hơn. Thực tế cho thấy, hoạt động của các bộ phận kiểm tra trong thời gian qua khá hiệu quả, đã phát hiện nhiều trường hợp vi phạm của các đơn vị, các vi phạm có khả năng mất vốn, các rủi ro tiềm ẩn, để từ đó có biện pháp cảnh báo và xử lý tín dụng kịp thời để hạn chế RRTD, hạn chế nợ xấu.

- Hoạt động 4: Xử lý nợ xấu

BIDV xác định biện pháp XLNX đối với từng khách hàng phải được thực hiện khẩn trương, đồng bộ, phù hợp với từng đối tượng khách hàng, xây dựng biện pháp thu nợ xấu cụ thể của từng đơn vị. Giao chỉ tiêu thu nợ xấu cho các thành viên của Ban lãnh đạo Chi nhánh, từng phòng, từng tổ, từng cán bộ tín dụng theo thời gian cụ thể (tháng, quý, năm). Cụ thể:

- Chủ động tăng mức trích lập dự phòng các khoản nợ xấu, chấp nhận giảm lợi nhuận trước mắt để tăng khả năng tự chủ tài chính.

- Thực hiện cơ cấu lại nợ đối với những khách hàng có khả năng phục hồi

và phát triển ổn định lâu dài nhưng gặp khó khăn tạm thời. Bám sát khách hàng,

đặc biệt là các đơn vị đã cơ cấu để đôn đốc thu nợ nhằm giảm dần nợ xấu. - Phối hợp tìm biện pháp tháo gỡ để khách hàng khắc phục khó khăn và phục hồi. Tìm biện pháp động viên khuyến khích khách hàng tích cực phối hợp giải quyết nợ xấu. Thực hiện chính sách khen thưởng thu hồi và XLNX hiệu quả, đem lại lợi ích cho BIDV.

- Thu hồi và tích cực xử lý tài sản đảm bảo để thu nợ thông qua các giải pháp cụ thể cho từng đơn vị có nợ nhóm 2, nợ xấu và nợ đã xử lý rủi ro.

- Bán nợ cho VAMC, Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (DATC) và cùng phối hợp nghiên cứu phương án thu hồi nợ xấu hiệu quả.

35

biện pháp: Đánh giá lại chất lượng và khả năng thu hồi của các khoản nợ để có biện pháp xử lý thích hợp, thực hiện cơ cấu lại nợ đối với các doanh nghiệp (DN) gặp khó khăn tạm thời nhưng có khả năng phục hồi trong tương lại; Tăng cường và nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, sử dụng vốn vay của khách hàng để kịp thời thu hồi nợ...

b. Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)

Vietcombank thực hiện quy trình quản lý và hạn chế rủi ro tín dụng theo 4 hoạt động như sau:

- Hoạt động 1: Bước nhận biết nợ xấu.

Hiện nay, Vietcombank thường dựa vào thông tin về mức độ nghi ngờ về khả năng trả nợ, dựa vào thời gian quá hạn của khoản nợ. Định kỳ hàng quý, Vietcombank thực hiện rà soát, đánh giá lại việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng, theo dõi chất lượng nợ để từ đó nhận diện được nợ xấu của Ngân hàng.

- Hoạt động 2: Bước đo lường nợ xấu.

Trên cơ sở kết quả nhận diện, Ngân hàng tiến hành đo lường nợ xấu, đó là: mức độ rủi ro, khả năng không trả được nợ của khách hàng, đánh giá mức độ tác động của nợ xấu đến hoạt động, kết quả kinh doanh.

- Hoạt động 3: Ngăn ngừa nợ xấu

Sau khi đo lường được nợ xấu để giữ nợ xấu trong phạm vi mà Ngân hàng chấp nhận được, tức để hạn chế và ngăn ngừa nợ xấu, Vietcombank đã thực hiện: (i) Xây dựng mô hình quản lý RRTD tập trung; (ii) Xây dựng chiến lược quản lý rủi ro: trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong toàn hệ thống; (iii) Thực hiện tốt quy trình quản lý tín dụng: bao gồm các khâu thẩm định, kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay... việc thực hiện và quản

36

lý nghiêm ngặt quy trình đã giúp cho Vietcombank phát hiện, chấn chỉnh, hạn chế và ngăn chặn kịp thời về nợ xấu, từ đó xây dựng các quy trình tín dụng sao cho hiệu quả nhất...

- Hoạt động 4: Xử lý nợ xấu

Định kỳ hàng quý, Vietcombank thực hiện rà soát và đánh giá lại việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro (XLRR) trong toàn hệ thống. Việc trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro thuộc thẩm quyền của Hội đồng XLRR. Hội đồng XLRR được thành lập theo hai cấp: Cấp Trung ương (Hội đồng XLRR trung ương) tại Hội sở chính do Chủ tịch HĐQT làm Chủ tịch và cấp cơ sở (Hội đồng XLRR cơ sở) tại Chi nhánh do Giám đốc Chi nhánh làm Chủ tịch. Hội đồng XLRR Trung ương chịu trách nhiệm xem xét phê duyệt việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong toàn hệ thống Vietcombank.

1.3.2. Bài học kinh nghiệm đối với Agribank - chi nhánh Trung Yên.

Qua những kinh nghiệm trong việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại trong nước, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Agribank - chi nhánh Trung Yên như sau:

Một là, tạo hành lang pháp lý cho sự ra đời của các ngân hàng bảo lãnh, các tổ chức mua bán nợ, kinh doanh rủi ro góp phần tăng cường các biện pháp, giải pháp trong hoạt động tài trợ rủi ro đồng thời góp phần phát triển đầy đủ các thị trường.

Hai là, tách bạch, phân công rõ chức năng các bộ phận, các khâu trong quy trình giải quyết các khoản vay. Để hạn chế rủi ro đạo đức và nâng cao chất lượng phân tích đánh giá khoản vay, Agribank - chi nhánh Trung Yên nên tổ chức bộ phận tín dụng theo hướng: độc lập phòng khách hàng tiếp nhận hồ sơ vay vốn và bộ phận thẩm định riêng để đảm bảo sự độc lập trong quyết định cấp tín dụng, kiểm soát toàn bộ quy trình cấp tín dụng từ giai đoạn khởi tạo và

37

phê duyệt cho đến khi hoàn trả hết. Thành lập một bộ phận độc lập trong từng ngân hàng thương mại, chuyên sâu nghiên cứu, phân tích và dự báo về sự phát triển của thành phần kinh tế, khu vực kinh tế, các ngành hàng, khách hàng. Trên cơ sở phân tích, đưa ra những dự báo và chiến lược phát triển kinh doanh của ngân hàng trong từng giai đoạn, khả năng chấp nhận rủi ro.

Ba là, ban hành hệ thống chấm điểm đánh giá xếp loại khách hàng hữu hiệu, trên cơ sở đó xếp loại khách hàng và có chính sách tín dụng phù hợp với từng khách hàng.

Bốn là, xây dựng và áp dụng rộng rãi hệ thống đo lường, giám sát các loại rủi ro tín dụng theo thông lệ ngân hàng quốc tế.

Năm là, tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề có tính nguyên tắc trong tín dụng. Không chỉ quan tâm đến tài sản thế chấp mà còn quan tâm đến dòng tiền của khách hàng vay, các yếu tố như: năng lực tài chính, uy tín, hiệu quả kinh doanh...

Sáu là, thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo và bồi dưỡng kiến thức để nâng cao năng lực đánh giá, phân tích rủi ro tín dụng cho các cán bộ tín dụng, cán bộ rủi ro chuyên trách nhằm từng bước xây dựng xây dựng đội ngũ chuyên gia về rủi ro tín dụng.

38

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Như vậy, chương 1 đã tìm hiểu những vấn đề về lý luận về hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Trên cơ sở đó đưa ra một số biện pháp kiểm soát rủi ro tín dụng mà các ngân hàng thương mại đã và đang thực hiện. Nghiên cứu kinh nghiệm hạn chế rủi ro tín dụng của một số ngân hàng thương mại trong khu vực và trên thế giới, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm Agribank - chi nhánh Trung Yên. Đây là cơ sở lý luận quan trọng để Đề Tài vận dụng vào giải thích thực trạng rủi ro tín dụng và các biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng tại Agribank - chi nhánh Trung Yên.

39

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI AGRIBANK - CHI NHÁNH TRUNG YÊN

2.1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA AGRIBANK - CHI NHÁNH TRUNG YÊN

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

2.1.1.1. Giới thiệu về ngân hàng

Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Trung Yên (gọi tắt là Agribank - chi nhánh Trung Yên) đuợc thành lập từ năm 2000, là chi nhánh cấp 2 (trực thuộc Sở giao dịch Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn I sau là Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long). Từ ngày 01/04/2008, Agribank - chi nhánh Trung Yên đuợc nâng cấp lên chi nhánh cấp I, hạng I trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, đuợc đánh giá là một trong những ngân hàng thuơng mại lớn trên địa bàn Thành phố Hà Nội, thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ của một Ngân hàng hiện đại, có uy tín trong và ngoài nuớc. Sự ra đời của chi nhánh đã thể hiện quyết tâm của hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam trong chiến luợc củng cố và giữ vững thị truờng nông thôn, tiếp cận nhanh và từng buớc chiếm lĩnh thị truờng thành thị đánh dấu buớc phát triển về luợng và chất của hệ thống NHNo&PTNT trên địa bàn Hà Nội. Mặc dù thời gian hoạt động chua hẳn dài nhung Chi nhánh Trung Yên cũng đã đạt đuợc một số thành tựu, tự tin vững buớc trong công cuộc đổi mới, hòa mình với sự phát triển vuợt bậc của hệ thống điện tử hiện đại - an toàn-tin cậy đạt hiệu quả với chuẩn mực quốc tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

“Sau hơn muời năm hoạt động Agribank - chi nhánh Trung Yên đã thực sự trở thành một đơn vị chủ lực trong hệ thống Agribank Việt Nam nói riêng

40

và hệ thống NHTM nói chung. Những kết quả kinh doanh trong các năm qua đã không ngừng góp phần phục vụ đầu tu, phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, phát triển kinh tế của thủ đô Hà Nội, góp phần vào kết quả kinh doanh chung của toàn hệ thống và nâng cao sức cạnh tranh của Agribank Việt Nam trên địa bàn thủ đô liên tiếp qua các năm 2011, 2012 và 2013 đều đứng đầu trong công tác thi đua hoàn thành Kế hoạch kinh doanh trong khu vực Hà Nội.”

2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức của Agribank - chi nhánh Trung Yên.

Agribank Chi nhánh Trung Yên có 1 giám đốc và 3 phó giám đốc với nhiệm vụ giúp giám đốc chỉ đạo điều hành một số mặt hoạt động của chi nhánh theo sự phân công của giám đốc và theo quy định chịu trách nhiệm truớc giám đốc về các công việc đuợc giao. Mỗi phòng nghiệp vụ ở Agribank - chi nhánh Trung Yên do một Truởng phòng điều hành và có các phó phòng giúp việc cho truởng phòng, chịu trách nhiệm truớc truởng phòng về nhiệm vụ đuợc giao. Tính đến nay, Agribank - chi nhánh Trung Yên đã có 8 phòng chuyên môn nghiệp vụ và 4 phòng giao dịch trực thuộc, với đội ngũ khoảng 150 cán bộ nhân viên với tuổi đời trung bình 32 tuổi, trình độ đại học chiếm trên 90% tổng số cán bộ công nhân viên chức.

Các chỉ tiêu chính 31/12/2017 31/12/2018 31/12/2019 Số tiền Số tiền +/- % so 2017 Số tiền +/- % so 2018 l.Tổng nguồn vốn huy động 4,021 4,412 10% 5,060 15%

Phân theo loại tiền tệ

Nội tệ 3,853 4,246 10% 4,898 15%

Ngoại tệ (quy đôi VND) 168 166 -1% 162 -2%

Phân theo đối tượng khách hàng

41 Mô hình bộ máy tổ chức:

- Phòng Kế hoạch Tổng hợp - Phòng Tín dụng

- Phòng Dịch vụ và Marketing - Phòng Kinh doanh ngoại hối - Phòng Kế toán & Ngân quỹ - Phòng Hành chính & Nhân sự - Phòng Kiểm tra Kiểm soát Nội bộ - Phòng Điện toán

Nguồn: Phòng Hành chính Nhân sự - Agribank Chi nhánh Trung Yên

2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh trong thời gian qua

Tình hình hoạt động của Agribank - Chi nhánh Trung Yên được thể hiện qua bảng 2.1 với các chỉ tiêu chính như sau:

42

Tiền gửi cá nhân 1,325 1,250 -6% 1,336 7%

Tiền gửi tô chuc 2,696 3,162 17% 3,724 18%

Phân theo kỳ hạn gửi

Tiền gửi không kỳ hạn 2,273 2,991 32% 3,448 15%

Tiền gửi có kỳ hạn 1,748 1,421 -19% 1,612 13%

2. Tổng dư nợ 2,040 2,264 11.00% 2,568 11.3%

Cho vay ngắn hạn 1,352 1,405 10.03% 1,677 11.10%

Cho vay trung hạn 501 574 11,4% 599 10.04%

Cho vay dài hạn 187 285 15.2% 292 10.2%

3. Kết quả kinh doanh

Tông thu 407 323 -20.6% 353 9.3%

Tông chi 311 239 -23.2% 254 6.3%

Chênh lệch thu - chi 96 84 -12.5% 99 17.9

2.1.2.1. Về tình hình huy động vốn

Một phần của tài liệu HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠINGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂNNÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH TRUNG YÊN Xem nội dung đầy đủ tại10549338 (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w