Do hệ thống các văn bản huớng dẫn công tác tín dụng còn nhiều bất cập, hoạt động tín dụng liên quan đến nhiều văn bản pháp luật nhu: Luật các tổ chức tín dụng, quy chế cho vay đối với các tổ chức tín dụng: hoạt động tín dụng liên quan đến nhiều văn bản pháp luật nhu: Luật các tổ chức tín dụng, quy chế cho vay đối với các tổ chức tín dụng, luật doanh nghiệp, các thông tu huớng dẫn thực hiện các quy định về tín dụng.. .Tuy nhiên, hệ thống các văn bản này ở Việt Nam đang trong giai đoạn hoàn thiện nên còn chồng chéo, ruờm rà, và chua đầy đủ gây khó khăn cho hoạt động tín dụng ngân hàng.
Nền kinh tế nuớc ta đang trong quá trình hội nhập, tự do hóa tài chính, vì vậy cạnh tranh diễn ra ngày càng khốc liệt. Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cũng đã tác động tới Việt Nam khiến cho hoạt động tín
72
dụng của ngân hàng cũng gặp nhiều rủi ro hơn.
Thị trường chứng khoán, thị trường các sản phẩm phái sinh ở nước ta còn non trẻ, chưa thực sự phát triển. Do đó, việc sử dụng các công cụ phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro tín dụng của ngân hàng gặp nhiều khó khăn.
Các doanh nghiệp ở nước ta đang trong giai đoạn được sắp xếp, củng cố lại nên còn nhiều bất cập, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì hầu hết mới thành lập nên thông tin về quá khứ hoạt động chưa có. Chưa có tổ chức nào nghiên cứu và đưa ra hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành làm cơ sở so sánh, đánh giá khách hàng, nguồn tiếp cận thông tin doanh nghiệp của ngân hàng còn hạn chế khiến cho chi nhánh gặp nhiều khó khăn khi đánh giá, xếp hạng khách hàng để ra quyết định cho vay.
Nguyên nhân từ phía khách hàng:
a. Đối với khách hàng cá nhân:
Đây là nhóm khách hàng thường chỉ phát sinh quan hệ tín dụng theo món nên khả năng xác định phương án vay vốn và trả nợ là rất hạn chế. Người vay chỉ tập trung vào việc sẽ vay được bao nhiêu? Trong thời hạn bao lâu? Và hình thức trả nợ như thế nào? nên họ rất không chú ý tới khả năng trả nợ khoản vay. Trong một số trường hợp do những nhận định sai của cá nhân vay nên luồng tiền thanh toán về không đúng hạn dẫn đến quá hạn khoản vay và rủi ro cho ngân hàng.
Những khách hàng cá nhân vay vốn có mức dư nợ không cao, tuy nhiên phương án kinh doanh kém hiệu quả, khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, sử dụng nguồn tiền vào các mục đích riêng, không minh bạch dẫn đến khó kiểm soát được dòng tiền.
b. Đối với khách hàng doanh nghiệp:
Một số các doanh nghiệp sản xuất quy mô nhỏ và các công ty ngành xây dựng luôn trong tình trạng thiếu vốn lưu động để phục vụ sản xuất kinh doanh
73
do khả năng tự cung cấp vốn ít và luồng tiền thuờng xuyên bị chiếm dụng nên nếu không có sự định huớng rõ ràng sẽ dẫn đến truờng hợp không thể trả nợ đúng hạn cho ngân hàng gây ra tình trạng quá hạn nợ.
Một số doanh nghiệp không kiểm soát đuợc nguồn tiền có thể dẫn đến khả năng nợ đọng kéo dài và phá sản gây ra hậu quả lớn cho ngân hàng trong công tác kiểm soát rủi ro. Năng lực lập kế hoạch và thực hiện các dự án của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn yếu kém, gây khó khăn cho các cán bộ tín dụng trong quá trình thẩm định và đánh giá khách hàng.
Một số dự án đuợc lập thiếu căn cứ khoa học, thiếu tính khả thi và các số liệu chua trung thực, bởi một số doanh nghiệp chỉ coi dự án là điều kiện mang tính thủ tục nên không chú trọng vào khâu lập dự án. Từ đó, gây khó khăn cho ngân hàng trong việc xác định mức cho vay hợp lý để phòng ngừa đuợc rủi ro tín dụng xảy ra.
Năng lực điều hành và quản lý của các chủ đầu tu còn hạn chế, yếu kém , nguồn vốn sử dụng không hiệu quả. Điều đó làm cho rủi ro tín dụng của ngân hàng tăng cao.
Sử dụng vốn vay sai mục đích:
Thuờng xảy ra đối với các DNNQD và bắt nguồn từ ý thức trong quan hệ tín dụng của DN với Ngân hàng. Một phần vốn của phuơng án DN đua ra đuợc đầu tu vào phuơng án, dự án khác có hiệu quả thấp hơn hoặc dùng vốn ngắn hạn đầu tu dài hạn, hoặc có rủi ro cao hơn với kỳ vọng mang lại lợi nhuận cao, nhung khi rủi ro xảy ra họ không hoàn trả lại đuợc nợ vay Ngân hàng và dẫn đến RRTD với Ngân hàng.
Gian lận liên quan đến báo cáo tài chính: Các DNVVN thuờng không có đầy đủ tài liệu báo cáo về tình hình SXKD, sổ sách rất đơn giản, không cập nhật, thiếu chính xác, thiếu minh bạch, chua thực hiện đúng quy định của Nhà
74
nước và không được kiểm toán. Vì vậy, để vay vốn Ngân hàng thì các DNVVN có thể gian lận thông tin cung cấp cho Ngân hàng ở thời điểm vay vốn như: thay đổi hay khai khống các giao dịch làm tăng thu nhập trên BCTC; Ghi nhận doanh thu không đúng; công bố không đầy đủ các giao dịch với các bên liên quan bao gồm giao dịch khống...
Gian lận liên quan đến TSBĐ: KH vay cố tình cung cấp sai thông tin về sự
tồn tại cũng như giá trị thực của các TSBĐ cho khoản vay. Gian lận hàng hóa tồn kho bằng cách giả mạo hàng tồn kho trong sổ kế toán và thực tế trên kho hàng, nhất là hàng hóa ở những kho cách xa trụ sở chính hoặc đang chuyển.