Kiến nghị đối với Agribank Việt Nam

Một phần của tài liệu HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠINGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂNNÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH TRUNG YÊN Xem nội dung đầy đủ tại10549338 (Trang 106 - 111)

Để hạn chế giảm thiểu rủi ro Tín dụng tại Agribank - chi nhánh Trung Yên cần thiết phải có sự hỗ trợ, giúp đỡ, tác động của Agribank Việt Nam.

- Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để làm cơ sở cho chi nhánh thực hiện tốt việc phân loại nợ góp phần quản lý tốt rủi ro. Xây dựng chiến lược tăng trưởng tín dụng phân theo đối tượng khách hàng, khu vực ngành, và phát triển các chính sách khách hàng dựa vào việc đánh giá, phân loại khách hàng.

- Trong thời điểm hiện nay, khi mà chính phủ và NHNN thường xuyên đưa ra các quyết định, nghị quyết nhằm ngày càng hoàn thiện hoạt động của ngân hàng thì Agribank Việt Nam cần chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể, kịp thời các chủ trương, chính sách đó để chi nhánh Trung Yên thực hiện hiệu quả các hoạt động của ngân hàng.

- Hội sở chính nên chủ động xây dựng các chính sách và quy trình quản lý rủi ro tín dụng một cách đồng bộ, kịp thời và đảm bảo đầy đủ các giai đoạn. Xây dựng và thực hiện tốt quy trình có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hạn chế sai sót, rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng.

- Tạo môi trường thể chế nội bộ minh bạch và lành mạnh, hiệu quả. Xây dựng khối đại đoàn kết toàn ngành từ đội ngũ cán bộ lãnh đạo đến các nhân viên, từ Trung ương đến các chi nhánh. Đoàn kết tạo nên sức mạnh tổng hợp và to lớn. Điều này không chỉ có ý nghĩa đối với các cán bộ làm công tác Tín

89

dụng mà cho bất kỳ một bộ phận nào trong ngân hàng. Những cán bộ còn hạn chế về mặt này hay mặt khác sẽ nhận được sự giúp đỡ từ đồng nghiệp của mình để tiến bộ hơn, và điều quan trọng là cùng nhau tiến bộ. Mọi người làm việc và cùng tin tưởng lẫn nhau, niềm tin ấy tạo nên một sức mạnh lớn lao, góp phần hạn chế được những rủi ro có thể xảy ra.

- Bổ sung nhân sự đảm bảo đủ biên chế để hoàn thành công việc, hạn chế tình trạng làm việc quá tải, hạn chế người nhiều việc, người ít việc, tạo điều kiện về thời gian cho cán bộ nhân viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn.

- Agribank Việt Nam cần mở thêm các lớp đào tạo, chia sẻ kiến thức để nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho các cán bộ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của phát triển kinh tế thị trường. Để có được một đội ngũ cán bộ đủ mạnh, Agribank Việt Nam cần có một chiến lược đào tạo phù hợp. Nội dung đào tạo cần được chú trọng cả về kiến thức kinh tế, nghiệp vụ chuyên môn, đồng thời đặc biệt coi trọng công tác quản lý giáo dục lý tưởng và đạo đức nghề nghiệp cho Cán bộ tín dụng.

- Việc áp dụng các công cụ phái sinh trong việc hạn chế rủi ro tín dụng là một lợi thế lớn cho ngân hàng, do vậy Agribank - chi nhánh Trung Yên nên có kiến nghị với Agribank Việt Nam và NHNN để nhanh chóng áp dụng biện pháp này trong phòng ngừa rủi ro.

90

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong Chương 3 đã đưa ra một số giải pháp đối nhằm góp phần hạn chế rủi ro tín dụng cho Agribank - Chi nhánh Trung Yên. Bên cạnh đó, đưa ra những kiến nghị với Chính phủ và các bộ ngành, Ngân hàng Nhà nước, Agribank Việt Nam hoàn thiện hơn môi trường kinh doanh để Agribank - chi nhánh Trung Yên thành công hơn nữa trong công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng của mình.

91 KẾT LUẬN

Như vậy việc hạn chế rủi ro trong tín dụng đã khẳng định vị trí và vai trò của nó trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, trong các giao dịch thương mại cũng như nền kinh tế nói chung.

Với mong muốn góp phần vào sự phát triển của hoạt động ngân hàng cũng như hạn chế được các rủi ro trong tín dụng tại Agribank - chi nhánh Trung Yên tác giả đã đi vào nghiên cứu cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng, phân tích và đánh giá thực trạng của rủi ro tín dụng tại đây để từ đó đưa ra một số giải pháp có thể được thực hiện trong thời gian tới.

Trong các giải pháp được đưa ra, có những giải pháp mà Agribank - chi nhánh Trung Yên có thể triển khai ngay, có những giải pháp mang tính đề xuất cần nghiên cứu sâu hơn để đề ra chiến lược cụ thể. Bên cạnh đó luận văn cũng đưa ra các gợi ý về chính sách, kiến nghị đến các cấp, các cơ quan hữu quan trong việc tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các hoạt động ngân hàng nói chung và việc hạn chế được các rủi ro tín dụng nói riêng tại Agribank - chi nhánh Trung Yên.

Các giải pháp và kiến nghị được đề xuất trong luận văn cần được thực hiện đồng bộ để tạo ra lực đẩy tổng hoà giúp Agribank - chi nhánh Trung Yên có thể giảm thiểu hơn nữa các rủi ro tín dụng trong thời gian tới.

Do gặp nhiều hạn chế về tài liệu tham khảo và khó khăn trong việc tìm kiếm số liệu phục vụ cho việc thực hiện luận văn cũng như hạn chế trong kinh nghiệm nghiên cứu khoa học, tác giả rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô và người đọc để luận văn hoàn thiện hơn.

92

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Tuấn Anh (2012) “Quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam ” Luận án Tiến sĩ kinh tế, Truờng đại học kinh tế quốc dân, Hà nội.

2. Nguyễn Thị Vân Anh (2014), Hạn chế rủi ro cho hệ thống ngân hàng thông qua áp dụng Basel 2- Nhìn từ kinh nghiệm quốc tế, Tạp chí Thị truờng Tài chính Tiền tệ, số 20- tháng 10/2014 trang 36-39

3. Chính phủ, Quyết định số 254/QĐ- TTg ngày 01/03/2012 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án cơ cấu lại các Tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015.

4. Chính phủ, Chỉ thị số32/CT - TTg ngày 19/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ về triển khai nghị quyết 42/2017/QH14.

5. Chính phủ, Quyết định số 1058/QĐ- TTg ngày 19/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án cơ cấu lại các Tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016- 2020.

6. Chính phủ, Nghị quyết số 01/NQ-CP ban hành ngày 03/01/2012, Về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nuớc năm 2012.

7. Nguyễn Thị Thu Cúc (2014), Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội

8. Lê Thị Huyền Diệu (2010). Luận cứ khoa học về xác định mô hình quản lý rủi ro tín dụng tại hệ thống ngân hàng thương mại Việt nam, Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện Ngân hàng, Hà Nội.

9. Nguyễn Thùy Duong (2012), Quản lý danh mục cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện Ngân hàng, Hà Nội 192

93

hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính, Hà nội

11. Nguyễn Quang Dong, Nguyễn Thị Minh (2012). Giáo trình Kinh tế lượng, Nxb. Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, Hà Nội

12. Nguyễn Thị Thu Đông (2012). Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam trong quá trình hội nhập,

Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân.

13. Chu Thị Hương Giang (2012), Ứng dụng Hiệp ước Basel 2 vào hệ thống quản trị rủi ro tại các NHTM Việt nam, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học kinh tế TP Hồ chí minh.

14. Hoàng Thị Bích Hà (2017), An toàn tài chính của các công ty chứng khoán Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế. Học viện Tài chính.

15. Phan Thị Thu Hà (2009). Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội.

16. PGS.TS Đinh Xuân Hạng, ThS Nguyễn Văn Lộc (2012), Giáo trình quản trị tín dụng ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài chính, Hà nội.

17. Đặng Vũ Hùng (2013). Quản lý rủi ro trong cho vay lại vốn ODA của Ngân hàng phát triển Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế. Học viện Tài chính. 18. Nguyễn Cảnh Hiệp (2013). Quản lý rủi ro tín dụng đầu tư phát triển của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế. Học viện Tài chính. 19. Nguyễn Quang Hiện (2016), Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội" Luận án tiến sĩ kinh tế. Học viện Tài chính. 20. Ths. Lê Văn Hinh, TS Đào Minh Phúc (2012), Hệ thống kiểm soát nội bộ gắn với quản lý rủi ro tại các NHTM Việt nam trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí Ngân hàng số 24 - tháng 12/2012, trang 20-26).

21. TS Trần Công Hòa và Ths. Đỗ Thị Trà Linh, Xử lý rủi ro bằng biện pháp chuyển vốn vay ngân hàng thành vốn góp cổ phần- đôi điều bàn luận và

94

khuyến nghị, Tạp chí Ngân hàng số 24- tháng 12/2012 trang 31-35

22. Trần Thị Lan (2017), Chuyển dịch cơ cấu sử dụng vốn tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế. Học viện Tài chính.

23. Lã Thị Lâm (2016), Nâng cao năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt nam hiện nay

24. Các văn bản NHNN và NHNo&PTNT Việt Nam

25. Cẩm năng tín dụng NHNo&PTNT Việt Nam, sổ tay tín dụng

26. Các tài liệu báo cáo của Agribank - Chi nhánh Trung Yên từ 2017 đến năm 2018

Một phần của tài liệu HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠINGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂNNÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH TRUNG YÊN Xem nội dung đầy đủ tại10549338 (Trang 106 - 111)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w