Tình hình nợ xấu của Agribank Chi nhánh Trung Yên

Một phần của tài liệu HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠINGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂNNÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH TRUNG YÊN Xem nội dung đầy đủ tại10549338 (Trang 59 - 73)

Tỷ lệ nợ xấu là tỷ lệ phần trăm giữa nợ nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5 với tổng dư nợ cho vay. Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn cho vay được xác định theo công thức (2) ở Chương .

Theo quy định hiện hành “ Nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3,4,5 quy định tại điều 6 hoặc điều 7 trong quyết định 18/2007/QD-NHNN”. Nợ xấu là một tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng tín dụng của một ngân

48

hàng. Chúng ta hãy xem xét tình hình nợ xấu của chi nhánh qua bảng sau:

Bảng 2.3: Tình hình nợ xấu của chi nhánh.

Gía trị Tỷ trọng % Gía trị Tỷ trọng % Gía trị Tỷ trọng % -Du nợ nhóm 3 36 473 41 5Ỡ 47 662 -Du nợ nhóm 4 14 184 17 20.7 15 211 -Du nợ nhóm 5 26 343 24 29.3 9 127 Cộng nợ xấu 76 100.00 82 100.00 71 100.00 Tổng Du nợ 2.040 2.2 64 2.568 Tỷ lệ nợ xấu % 3.7% 3.6 % 2.7%

Nguồn: Agribank - chi nhánh Trung Yên.

Năm 2019

■Nhóm 3

■Nhóm 4

■Nhóm 5

Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng các nhóm nợ xấu qua các năm tại chi nhánh

Có thể thấy Agribank - chi nhánh Trung Yên duy trì đuợc tỷ lệ nợ xấu khá ổn định và giảm dần qua các năm từ 3,7%/Tổng du nợ trong năm 2017 xuống còn 3,6%/Tổng du nợ năm 2018 và tiếp tục giảm còn 2,7% trong năm 2019. Tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu của Agribank - chi nhánh Trung Yên trong 2 năm 2017, 2018 đều trên 3%, sắp vuợt mức cho phép của Agribank Việt Nam. Điều

Nợ xấu Năm 2017 năm 2018 Năm 2019 Gía trị Tỷ trọng % Gía trị Tỷ trọng % Gía trị Tỷ trọng % 49

này cho thấy RRTD ở chi nhánh trong 2 năm 2017 và 2018 là khá cao.

Tính đến hết năm 2017, tỷ lệ nợ quá hạn lên tới 3,7% tương ứng 76 tỷ đồng. Trong năm 2018, nợ xấu tăng so với năm 2017 là 6 tỷ, điều này do dư nợ cho vay tăng lên làm giảm tỷ lệ nợ xấu, do trong năm 2018 chi nhánh chưa thu hồi được khoản nợ xấu nào. Vấn đề đặt ra cho chi nhánh là xử lý các khoản nợ xấu nội bảng và ngoại bảng.

Tỷ lệ nợ xấu chủ yếu nằm ở nhiều nhóm khách hàng, đầu tiên là nhóm khách hàng hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, xây dựng, hoặc đầu tư xây dựng cơ bản. Đặc biệt tỷ lệ nợ xấu ở nhóm các khách hàng cá thể có xu hướng gia tăng. Tình hình thực tế cho thấy khả năng khắc phục các khoản nợ trên rất khó do: Các doanh nghiệp xây dựng cơ bản chưa thể thu hồi ngay các khoản nợ đọng; tình hình thị trường bất động sản chưa khởi sắc; Tiến trình xử lý vụ việc có liên quan đến cơ quan pháp luật thường rất phức tạp và kéo dài.. .Ngoài ra nợ xấu còn tập trung ở nhóm khách hàng cá nhân vay mua bất động sản có tài sản đảm bảo là bất động sản hình thành từ vốn vay và một số các khách hàng doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng vay không có tài sản đảm bảo. Việc tăng tỷ lệ nợ xấu cho thấy thực trạng không tốt trong công tác phát triển tín dụng và công tác quản lý các rủi ro tín dụng của chi nhánh trong hai năm vừa qua. Nhất là đối với hai nhóm khách hàng có nguồn tài chính không manh cộng với việc tài sản đảm bảo có mức độ rủi ro cao trong thanh khoản dẫn tới rủi ro cao trong công tác thu hồi xử lý nợ xấu và xử lý các tài sản đảm bảo.

Trong nhóm nợ xấu, nợ nhóm 3 chiếm tỷ trọng cao nhất, tiếp đó là nhóm 4 và nhóm 5. Theo thời gian số tuyệt đối và tỷ trọng đều giảm, chứng tỏ chất lượng tín dụng được tăng lên.

Tỷ lệ nợ xấu và Tỷ lệ nợ quá hạn cao, điều này cho thấy hoạt động của các khách hàng doanh nghiệp và cá nhân là rất khó khăn, dòng vốn huy động

50

nóng, ngắn chi phối, các đơn vị luôn rơi vào tình trạng mong manh giữa nợ nhóm 2 và nợ xấu. Do Ngân hàng đã cho vay chủ yếu dựa vào hình thức có đảm bảo, và định giá tốt các bất động sản, cùng tỷ lệ cho vay thấp nên nợ xấu đã được khống chế. Tuy nhiên nó cho thấy mức độ rủi ro tiềm tàng là tương đối cao, đặc biệt nếu khó khăn kéo dài, sẽ có nhiều doanh nghiệp, cá nhân không trả được nợ.

Để làm rõ hơn về thực trạng nợ xấu tại Agribank - Chi nhánh Trung Yên tập trung vào các thành phần, đối tượng nào, cần xem xét đánh giá, thống kê các chỉ tiêu nợ xấu sau qua ba năm 2017, 2018 và 2019:

2.2.2.1. Chỉ tiêu nợ xấu theo mục đích vay vốn

Bảng 2.4: Tỷ trọng nợ xấu theo mục đích vay vốn

-Vay tiêu dùng 9 11.8 12 14.6 11 15.5 -Vay kinh doanh

TM 39 51.3 38 46.3 31 43.6

-Vay dự án 28 36.9 32 39.1 29 40.9

KT ^ A -1 1 1 • 1 r 1 ΓΓ<

Nguồn: Agribank - chi nhánh Trung Yên.

Về cơ cấu nợ xấu theo mục đích vay vốn có thể thấy nợ xấu chủ yếu tập trung vào cho vay Kinh doanh Thương mại và cho vay đầu tư Dự án. Năm 2017 nợ xấu cho vay Kinh doanh Thương mại là 39 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 51,3%, đến năm 2018 giảm 1 tỷ đồng còn 38 tỷ chiếm tỷ trọng 46.3% và tiếp tục giảm trong năm 2019 còn 31 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 43.6%. Nợ xấu theo mục đích cho vay dự án có xu hướng tăng trong năm 2018 là 32 tỷ đồng,

Nợ xấu

Năm 2017 năm 2018 Năm 2019

Gía trị trọngTỷ % Gía trị trọngTỷ % Gía trị trọngTỷ % - DN Lớn - - - - - - - DN vừa và nhỏ 54 71.1 63 76.8 55 77.4 - Cá nhân, hộ KD 22 289 19 23.2 16 22.6 Cộng 76 100 82 100 71 100 51

chiếm tỷ trọng 39,1%, và giảm trong năm 2019 là 29 tỷ đồng, chiếm tỷ trong 40,9%. Tỷ lệ nợ xấu cho vay tiêu dùng chiếm tỷ trọng thấp nhất trong nhóm mục đích sử dụng vốn vay, Năm 2018, tỷ lệ nợ xấu vay tiêu dùng có khuynh huớng gia tăng so với năm 2017 là 3 tỷ đồng, và giảm không đáng kể trong năm 2019 là 1 tỷ đồng.

Cho vay tiêu dùng tại Agribank - Chi nhánh Trung Yên chủ yếu là cho vay để mua sắm, sửa chữa, phục vụ đời sống. Hầu hết các khoản vay tiêu dùng để xảy ra nợ xấu này đều do khách hàng gặp khó khăn về tài chính, hoặc chây ỳ

thoái thác trách nhiệm không trả nợ. Agribank - Chi nhánh Trung Yên cũng rất khó xử lý các khách hàng này do chủ yếu là vay tín chấp, xác nhận thu nhập tại

đơn vị công tác, không có tài sản bảo đảm, đuợc chi nhánh phê duyệt cho vay hạn mức số tiền vay bằng ba muơi sáu lần mức luơng cố định xác nhận tại đơn vị công tác. Nên khi xảy ra rủi ro nợ xấu, rất khó để xử lý đặc biệt đối với những khách hàng nghỉ làm việc tại đơn vị đã xác nhận luơng.

Cho vay kinh doanh Thuơng mại rất đa dạng về mục đích sử dụng vốn, nhung các khách hàng để xảy ra nợ xấu chủ yếu là đầu tu vào bất động sản. Mặc dù Bất động sản những năm 2017, 2018 đã có chút khởi sắc nhung vẫn chịu ảnh huởng từ bong bóng Bất động sản những năm 2011, 2012.

Nợ xấu cho vay dự án chủ yếu tập trung vào các DNNN, mục đích chủ yếu là đầu tu về dự án sản xuất, hoặc dự án thủy điện. Doanh nghiệp đầu tu dự án lớn nhất để xảy ra nợ xấu đó là dự án đóng tàu VinaShin. Nhỏ hơn nữa có dự án thủy điện Phà Rừng. Việc xử lý nợ xấu của các doanh nghiệp này đòi hỏi một thời gian rất dài nữa.

52

2.2.2.2. Chỉ tiêu nợ xấu theo thành phần kinh tế

Bảng 2.5: Tỷ trọng nợ xấu theo thành phần kinh tế

Nợ xấu

Năm 2017 năm 2018 Năm 2019

Gía trị Tỷ lệ % Gía trị %/Tổng dư nợ Gía trị %/Tổng dư nợ Ngắn hạn 42 55.2 51 62.1 45 633 Trung Hạn 21 27.6 18 21.9 N 239 Dài hạn 13 17.2 13 16.0 9 128 Cộng 76 100 82 100.00 71 100 KT ^ A -1 1 1 • 1 r 1 ΓΓ<

Nguồn: Agribank - chi nhánh Trung Yên.

Qua bảng 2.10 ta thấy:

Năm 2017: Nợ xấu cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ là 54 tỷ đồng chiếm 71,1% tổng nợ xấu, nợ xấu cho vay Hộ kinh doanh & cá nhân là 22 tỷ đồng chiến 28,9% tổng nợ xấu, đối với Doanh nghiệp Lớn thì không có nợ xấu trong 3 năm 2017, 2018 và 2019.

Năm 2018: Nợ xấu cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng 9 tỷ đồng so với

năm 2017, chiếm tỷ trọng 76,8% tổng nợ xấu. Nợ xấu cho vay Hộ kinh doanh &

cá nhân giảm 3 tỷ so với năm 2017, chiếm tỷ trọng 23,2% tổng nợ xấu.

Năm 2019: Nợ xấu cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ có xu hướng giảm so với năm 2018, chiếm tỷ trọng 77,4% tổng nợ xấu, nợ xấu cho vay Hộ kinh doanh & cá nhân chiếm 22,6% tổng nợ xấu.

Trong cơ cấu nợ xấu phân theo đối tượng vay cho thấy không phát sinh nợ xấu của Doanh nghiệp lớn bởi lẽ thị trường khách hàng Agribank - Chi nhánh Trung Yên hướng tới là thị trường bán lẻ, khách hàng chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh, vay tiêu dùng, cá nhân nên dư nợ đối với Doanh nghiệp lớn thấp, mặt khác cũng do trình độ cán bộ tín dụng, công tác

53 thẩm định kém...

Vậy có thể nói cơ cấu nợ xấu phân theo đối tuợng vay của Agribank - Chi nhánh Trung Yên chủ yếu tập trung vào thành phần doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh, vay tiêu dùng, cá nhân. Một số doanh nghiệp và hộ kinh doanh nợ xấu do đầu tu kinh doanh về vật liệu xây dựng, buôn bán gỗ, đầu tư nhà xưởng máy móc... không hiệu quả, kinh doanh thua lỗ, năng lực tài chính giảm sút, không còn khả năng trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng dẫn đến tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu tăng. Đây cũng chính là tình trạng chung đối với nhiều khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng nói chung và của Agribank - Chi nhánh Trung Yên nói riêng. Mặt khác, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cá nhân hộ gia đình đều chịu ảnh hưởng rất lớn từ sự tác động của nền kinh tế của nước ta.

Trong thời gian tới, khi mà xu hướng hội nhập diễn ra ngày càng sâu rộng, những thách thức mà thành phần kinh tế này gặp phải sẽ dễ dẫn tới rủi ro cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng cần phải có những giải pháp cụ thể nhằm hạn chế RRTD khi mở rộng cho vay thành phần kinh tế này.

2.2.2.3. Chỉ tiêu nợ xấu theo thời hạn cho vay

Bảng 2.6: Tỷ trọng nợ xấu theo thời hạn cho vay

KT ^ A -1 1 1 • 1 r 1 ΓΓ<

Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Tổng dư nợ 2040 2264 2568

54

Qua bảng 2.11 ta thấy nợ xấu cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất trong 3 chỉ tiêu. Năm 2017 nợ xấu cho vay ngắn hạn là 42 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 55,2% tổng nợ xấu, năm 2018 nợ xấu cho vay ngắn hạn là 51 tỷ đồng, tăng cao so với năm 2017 là 9 tỷ đồng, chiếm 62,1% tổng nợ xấu, sang năm 2019 nợ xấu ngắn hạn giảm còn 45 tỷ đồng, chiếm 63,3% tổng nợ xấu. Nợ xấu cho vay trung hạn và dài hạn có xu huớng giảm dần qua các năm.

Nguyên nhân thứ nhất là ảnh huởng của khủng hoảng kinh tế vẫn rất nặng nề, những diễn biến về lãi suất cơ bản, lãi suất cho vay, tỷ lệ dự trữ bắt buộc thuờng xuyên bị điều chỉnh theo quy định của NHNN nhằm đảm bảo ổn định nền kinh tế khiến các Ngân hàng nói chung và Agribank - Chi nhánh Trung Yên nói riêng gặp rất nhiều khó khăn trong huy động vốn dài hạn

Vì vậy các Ngân Hàng, trong đó có Agribank - Chi nhánh Trung Yên giảm tỷ trọng cho vay trung dài hạn, tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn nhằm giảm bớt rủi ro và dễ dàng cho việc kiểm soát khoản vay. Tuy nhiên, khó khăn vẫn tiếp tục kéo dài đến năm 2017-2018 khiến cho nền kinh tế điêu đứng, mọi thành phần kinh tế đều gặp khó khăn, bất kể là đầu tu dài hạn hay ngắn hạn, chính vì vậy mà tỷ lệ nợ xấu không có sự thay đổi lớn.

Nguyên nhân thứ hai là do chủ quan phát sinh nợ quá hạn từ một số doanh nghiệp vay vốn ngắn hạn để đầu tu tràn lan không có hiệu quả, quản lý dòng tiền yếu kém, lỏng lẻo, hàng tồn kho bị ứ đọng, đối tác chậm thanh toán tiền hàng dẫn đến không có đủ khả năng trả nợ cho ngân hàng đúng hạn gây ra nợ quá hạn và nợ xấu. Nợ trung và dài hạn năm 2017 phát sinh từ khoản vay của doanh nghiệp đầu tu nhà xuởng, mua sắm máy móc nhu: Công ty Tuờng Anh mua nhà máy sản xuất gạch tại Hòa Bình....

2.2.2.4. Công tác trích lập dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng

a. Công tác trích lập dự dòng rủi ro:

Chi nhánh thực hiện việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo 55

quyết định số 493/QD-NHNN và quyết định bổ sung số 18/2007/QD-NHNN, Thông tu 02/2013/TT-NHNN và Thông tư 14/2014/TT-NHNN của thống đốc NHNN Việt Nam. Trên cơ sở phân loại nợ, đã tiến hành trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động tín dụng. Định kỳ hàng tháng, hàng quý thực hiện phân loại các khoản nợ, trích lập dự phòng và xét duyệt các khoản nợ rủi ro, đồng thời lập phương án thu hồi nợ đã xử lý rủi ro.

Bảng 2.7: Tình hình trích lập dự phòng rủi ro tại chi nhánh

Trích dự phòng 89.45 90.75 60.95

Nguồn: Agribank - chi nhánh Trung Yên.

Dự phòng trích lập rủi ro là dự phòng được hạch toán vào chi phí hoạt động của chi nhánh thông qua việc trích lập dự phòng cho phần giá trị tài sản khó có khả năng thu hồi. Chi nhánh thường xuyên tiến hành phân loại tài sản có và trích lập dự phòng rủi ro đối với những hạng mục tài sản phải trích lập dự phòng theo đúng quy định. Trích lập dự phòng là để xử lý rủi ro tín dụng, không phải để xóa nợ cho khách hàng. Vì vậy, mọi cá nhân, đơn vị thông báo cho khách hàng biết về xử lý rủi ro của khoản vay đều vi phạm quy định.

Số tiền trích lập dự phòng của chi nhánh giảm qua các năm 2017, 2018 và Năm 2019. Năm 2017, số tiền trích lập rủi ro tín dụng là 89.45 tỷ đồng, năm 2018 là: 90,75 tỷ đồng, giảm 23,8 tỷ đồng so với năm 2017. Năm 2019, số tiền trích lập dự phòng: 60,95 tỷ đồng. Thực chất việc giảm trích lập dự phòng rủi ro tín dụng giảm trong năm 2019 là do chất lượng tín dụng đã được cải thiện. Trích lập dự phòng giảm cho thấy Agribank - Chi nhánh Trung Yên rất quan tâm đến vấn đề phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động tín

Nợ có khả năng mất

vốn

Năm 2017 năm 2018 Năm 2019

Gía trị Tỷ Đồng Tỷ lệ % Gía trị Tỷ Đồng Tỷ lệ % Gía trị Tỷ Đồng Tỷ lệ % -Dư nợ nhóm 5 26 1.26 24 1.06 9 0.35 56 dụng. Tỷ lệ trích lập dự phòng năm 2017, 2018 và 2019 lần lượt là 4,38%, 4,01% và 2,37%, cho thấy chi nhánh có khả năng xử lý các khoản nợ quá hạn, nợ xấu để đảm bảo an toàn cho hoạt động. Tuy nhiên, nếu số tiền trích lập dự

Một phần của tài liệu HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠINGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂNNÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH TRUNG YÊN Xem nội dung đầy đủ tại10549338 (Trang 59 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w