2.2.2.1. Chính sách quản lý rủi ro tín dụng của SEABANK - Chi nhánh Hà Nội a. Quan điểm tổng quan của Chi nhánh về rủi ro tín dụng:
- Cấp tín dụng cho đa dạng các đối tượng khách hàng hoạt động tốt, không câp tín dụng ở mức quá cao cho một khách hàng hoặc một nhóm ngành nghề kinh doanh. Ưu tiên cấp tín dụng cho những đối tượng khách hàng trên cùng địa bàn hoặc cách địa bàn kinh doanh của ngân hàng không quá 40 km.
- Khi quyết định cấp tín dụng cho một dự án lớn phải được Hội đồng tín dụng xem xét. Từ đầu năm 2018, SeABank bắt đầu phát triển mô hình phê duyệt tín dụng tập trung trên Hội sở, do vậy mà các đơn vị tại chi nhánh không có quyền phê duyệt hạn mức tín dụng, tất cả các món vay đều phải theo một quy trình thẩm định chung từ Hội sở.
b. Hình thức: Việc quản lí rủi ro tín dụng được thực hiện dưới các hình thức:
- Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình cho vay chung:
Thứ nhất: Các khoản cho vay được bắt đầu bằng việc khách hàng xin vay vốn và cung cấp những thông tin cần thiết. Cán bộ tín dụng trực tiếp thẩm định khách hàng, qua đó nhận biết được tính cách và mục đích xin vay của khách hàng, xác định được sự trung thực đối với nhu cầu xin vay vốn. Đồng thời cán bộ tín dụng cũng thẩm định khách hàng thông qua các đối tác, bạn hàng, chủ nợ để tham khảo và thu thập thêm thông tin về khách hàng, thông quá đó có thể biết được khách hàng có thực hiện đúng các hợp đồng không, số dư tiền gửi có đáp ứng được quy trình của ngân hàng hay không, một báo cáo về tình hình thanh toán của khách hàng có thể cho biết tính cách, sự trung thực, tình thần trách nhiệm của khách hàng trong việc sử dụng món vay.
Thứ hai: Sau khi thẩm định sơ bộ, cán bộ tín dụng xem xét đến tình hình về tài chính hiện tại của khách hàng bằng việc phân tích các báo cáo và xem xét dòng tiền cũng như tài sản dự phòng của khách hàng xem có đảm bảo
được việc trả nợ cho món vay hay không. Nếu cán bộ tín dụng thấy mọi yếu tố của khách hàng đều thỏa mãn yêu cầu của ngân hàng thì sẽ lập hồ sơ tín dụng trình các cấp thẩm định có liên quan, hỗ trợ công tác giải ngân cho khách hàng.
Thứ ba: Sau giải ngân, cán bộ tín dụng tiếp tục theo dõi và quản lý khoản vay, thường xuyên kiểm tra tài sản thế chấp, định kỳ kiểm tra tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng để đảm bảo nguồn thu của khách hàng phù hợp với kế hoạch trả nợ, tài sản đảm bảo vẫn còn an toàn và đủ đảm bảo được dư nợ còn lại của khoản vay, tiếp tục chăm sóc khách hàng để cung cấp các dịch vụ mới khi cần thiết.
- Định hướng tín dụng chung của SEABANK trong từng thời kỳ
Tùy vào từng thời điểm cụ thể mà SEABANK có những định hướng riêng để phát triển dư nợ theo điều kiện tình hình thực tế của ngân hàng. Do vậy, SEABANK Chi nhánh Hà Nội cũng theo xu hướng đó để giới hạn và tiếp xúc với những khách hàng theo đúng mục tiêu chung.
2.2.2.2. Thực trạng hạn chế rủi ro tín dụng tại SEABANK - Chi nhánh Hà Nội
Hoạt động tín dụng là hoạt động chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu tài sản của bất kỳ ngân hàng nào; đồng thời đây cũng là hoạt động mang lại thu nhập và rủi ro lớn nhất. Tuy nhiên, rủi ro tín dụng luôn tồn tại một cách khách quan với hoạt động tín dụng, nên trong công tác quản lý rủi ro chỉ có thể phòng ngừa và hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro tín dụng mà không thể loại bỏ nó hoàn toàn được. Do vậy, vấn để đặt ra cho ngân hàng trong hoạt động tín dụng là làm sao cho đồng vốn bỏ ra mang lại hiệu quả cao nhất và an toàn nhất.
Thực hiện về quản lý rủi ro tín dụng, trước hết SEABANK - Chi nhánh Hà Nội đã tiến hành phân loại nợ.
Theo Khoản 1, Điều 10 Thông tư 02/2013/TT-NHNN, ngày 21/01/2013 Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập
dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các khoản 5, 6, 7, 8,9, 10 Điều 1 Thông tư số 09/2014/TT-NHNN ban hành ngày 18 tháng 03 năm 2014 Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2013/TT- NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, TCTD thực hiện phân loại nợ theo 5 nhóm như sau:
Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: Nợ trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn; Nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn; Nợ được phân loại vào nhóm 1 theo quy định.
Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: Nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày; Nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu; Nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định.
Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; Nợ gia hạn nợ lần đầu; Nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng; Nợ thuộc một trong các trường hợp sau đây chưa thu hồi được trong thời gian dưới 30 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi (Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5, 6 Điều 126, các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 127 và các khoản 1, 2, 5 Điều 128 Luật các tổ chức tín dụng); Nợ trong thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra; Nợ phải phân loại vào nhóm 3 theo quy định.
Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai; ; Nợ thuộc một trong các trường hợp sau đây chưa thu hồi được trong thời gian từ 30 ngày đến 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi (Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5, 6 Điều 126, các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 127 và
các khoản 1, 2, 5 Điều 128 Luật các tổ chức tín dụng); Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng quá thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra đến 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được; Nợ phải phân loại vào nhóm 4 theo quy định.
Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Nợ quá hạn trên 360 ngày; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn; Nợ thuộc một trong các trường hợp sau đây quá hạn trên 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi (Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5, 6 Điều 126, các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 127 và các khoản 1, 2, 5 Điều 128 Luật các tổ chức tín dụng); Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng quá thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra trên 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được; Nợ phải phân loại vào nhóm 5 theo quy định.
Theo đó nợ của Chi nhánh được phân loại như bảng 2.5.
Có thể thấy phần lớn các khoản nợ của Chi nhánh là Nợ đủ tiêu chiếm trên 90%. Cụ thể năm 2016 là 98%, năm 2017 là 98,97%, năm 2018 là 98,32%.
Bảng 2.5: Phân loại nợ của SEABANK chi nhánh Hà Nội
(%) (%) (%) (%) (%) Tổng dư nợ 2.876,2 1 100 3.447,30 100 4.109,1 0 100 571,10 19,86 661,80 19,20 Nợ đủ tiêu chuân 2.818,8 0 98,00 3.411,80 98,97 4.039,9 0 98,32 593,06 21,04 628,04 18,41 Nợ cần chú ý 7,741 0,27 6,077 0,18 7,263 0,177 -1,664 -21,50 1,186 19,52
Nợ dưới tiêu chuân 36,529 1,27 10,054 0,29 17,548 0,427 -26,475 -72,48 7,494 74,54
Nợ nghi ngờ 1,082 0,04 5,742 0,17 26,549 0,646 4,660 430,6
8
20.807 362,36
tiền (+/-) tiền (+/-) Tổng dư nợ 2.876,2 3.447,3 4.109,1 571,1 19,86 661,8 19,20 Nợ quá hạn 57,4 35,5 69,2 -21,9 -38,15 33,7 94,93 Tỷ lệ Nợ quá hạn /Tổng dư nợ (%) 1,995 1,029 1,684
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh SEABANK - Chi nhánh Hà Nội)
Để đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng tại Chi nhánh có thể phân tích các chỉ tiêu sau đây:
a. Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn
Bảng 2.6: Nợ quá hạn của SEABANK - Chi nhánh Hà Nội
(+/-) tiền (+/-) Tổng dư nợ 2.876,2 3.447,3 4.109, 1 571,1 19,86 661,8 19,20 Nợ xấu 50,02 29,369 61,593 -20,651 -41,28 32,224 109,7 Tỷ lệ Nợ xấu/Tổng dư nợ(%) 1,739 0,852 1,507
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh SEABANK - Chi nhánh Hà Nội)
Biểu đồ 2.6: Tỷ lệ nợ quá hạn của SEABANK - Chi nhánh Hà Nội
Đơn vị tính: %
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh SEABANK - Chi nhánh Hà Nội)
Qua bảng 2.6 cùng Biểu đồ 2.6 cho thấy nợ quá hạn của SEABANK - Chi nhánh Hà Nội trong thời gian qua nhìn chung có sự tăng giảm đột biến từ
năm 2016 đến năm 2018. Cụ thể, năm 2016 nợ quá hạn là 57,4 tỷ đồng, năm
2017 giảm xuống còn 35,5 tỷ đồng nhưng sang năm 2018 lại tăng lên 69,2 tỷ đồng. Như vậy, nợ quá hạn năm 2018 có sự tăng vượt trội so với năm 2017 cả về quy mô lẫn tốc độ tăng trưởng.
Ta xét về tỷ lê nợ quá hạn thì chỉ tiêu này lại có sự giảm nhẹ, Nếu năm 2016 tỷ lệ là 1,995% thì năm 2017 con số này giảm mạnh còn 1.029% và năm 2018 là 1,684%. Tỷ lệ này giảm qua các năm mặc dù tốc độ tăng trưởng tín dụng khá mạnh cho thấy SEABANK Chi nhánh Hà Nội đang quản trị rủi ro khá tốt. Tuy nhiên, để có kết luận chính xác cần phân tích thêm một số chỉ tiêu về rủi ro tín dụng cơ bản khác.
b. Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu
Tình hình nợ xấu của SEABANK - Chi nhánh Hà Nội được phản ánh qua bảng sau:
Bảng 2.7: Nợ xấu của SEABANK - Chi nhánh Hà Nội năm 2016 -2018
nhất để đánh giá RRTD của NHTM đồng thời thể hiện rõ tình hình quản lý nợ vay của TCTD.
Chi nhánh ngân hàng Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 SEABANK Hà Nội 1,739 0,852 1,507 BIDV Đống Đa 0,86 1,24 1,31 VIETCOMBANK Hà Nội 1,18 2,11 2,02
Cũng giống như chỉ tiêu nợ quá hạn, nợ xấu của Chi nhánh trong thời gian qua đang có xu hướng giảm dần và vẫn đang nằm dưới ngưỡng an toàn là 3%. Năm 2016, tỷ lệ nợ xấu khá cao 1,739% chiếm 50,02 tỷ đồng. Tuy nhiên, sang năm 2017 do tích cực trong việc xử lý nợ nên đã làm giảm tỷ lệ nợ xấu xuống còn 0,852%. Sang đến năm 2018, tỷ lệ nợ xấu ở mức 1.507% tuy tăng so với 2016 nhưng vẫn thấp hơn khá nhiều so với 2017 cho thấy sự kiểm soát tốt cả về tăng trưởng số lượng và đảm bảo chất lượng nợ, hoạt động tín dụng của SEABANK Chi nhánh Hà Nội cần có sự thận trọng để giảm bớt ảnh hưởng từ thị trường bên ngoài tác động.
Biểu đồ 2.7: Nợ xấu của SEABANK - Chi nhánh Hà Nội
Đơn vị tính: Tỷ đồng, %
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của SEABANK - Chi nhánh Hà Nội)
Như vậy, nếu căn cứ vào tình hình nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu để đánh giá rủi ro tín dụng thì rủi ro tín dụng của Chi nhánh đang đang có sự giảm dần, tuy có sự tăng nhẹ ở năm 2018 so với năm 2017 nhưng vẫn đang được kiểm soát khá tốt.
Mặt khác, so sánh tỷ lệ nợ xấu của SEABANK - Chi nhánh Hà Nội với một số chi nhánh ngân hàng khác hệ thống hoạt động trên cùng địa bàn cho thấy:
Bảng 2.8: Tỷ lệ nợ xấu của một số chi nhánh ngân hàng trên cùng địa bàn
tiền tiền Tổng dư nợ 2.876,2 3.447,3 4.109,1 571,1 19,86 661,8 19,20 Nợ có khả năng mất vốn 12,049 13,573 17,840 1,524 12,65 4,267 31,44 Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn/Tổng dư nợ (%) 0,419 0,394 0,434
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của các chi nhánh ngân hàng)
Trong giai đoạn 2016-2018, nhìn chung tỷ lệ nợ xấu của các chi nhánh ngân hàng đều có xu hướng tăng nhẹ nhưng vẫn nằm trong mức giới hạn an toàn, thấp hơn mức tỷ lệ nợ xấu mà Ngân hàng Nhà nước đã công bố tại ngày 31/12/2018 là 2,4% trên cơ sở tập hợp báo cáo của tổ chức tín dụng.
Biểu đồ 2.8: Tỷ lệ nợ xấu của một số chi nhánh ngân hàng trên cùng
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của các chi nhánh ngân hàng)
Nhìn vào biểu đồ so sánh 2.8 ta thấy: trong suốt khoảng thời gian từ
năm 2016 đến 2018 tỷ lệ nợ xấu của SEABANK - Chi nhánh Hà Nội đều ở
mức trung bình so với hai chi nhánh ngân hàng còn lại. Nếu hai chi nhánh ngân hàng của BIDV và VIETCOMBANK đang có tỷ lệ nợ xấu tăng dần thì SEABANK Chi nhánh Hà Nội lại đang có xu hướng giảm dần. Đây là thành tích của Chi nhánh trong công tác quản lý rủi ro tín dụng, thể hiện sự hiệu quả của các biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng mà Chi nhánh áp dụng.
c. Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn
Bảng 2.9: Nợ có khả năng mất vốn của SEABANK - Chi nhánh Hà Nội
2017 nhưng lại tăng nhanh ở năm 2018 cho thấy SEABANK Hà Nội cần chú trọng hơn nữa công tác thẩm khách hàng ngay từ giai đoạn đầu khi lập hồ sơ vay vốn để cẩn trọng hơn trong việc ra quyết định cho vay.
Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 2018/2017 Số tiền (+/-) % Số tiền (+/-) % Tổng dư nợ 2.876, 2 3.447,3 4.109, 1 571, 1 19,86 661,8 19,20 Dư nợ có TSĐB 2.866, 8 3.438,5 4.103, 2 571, 7 19,94 664,7 19,91 Tỷ lệ Dư nợ có TSĐB/Tổng dư nợ (%) 99,673 99,745 99,856
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của SEABANK - Chi nhánh Hà Nội)
Biểu đồ 2.9: Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn của một số chi nhánh ngân hàng trên cùng địa bàn
Đơn vị tính: %
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh SEABANK - Chi nhánh Hà Nội)
So sánh tỷ lệ có khả năng mất vốn/Tổng dư nợ của SEABANK - Chi nhánh Hà Nội với một số chi nhánh ngân hàng trên cũng địa bàn thì mức trung bình về chỉ tiêu này của Chi nhánh thấp hơn, tuy nhiên mức biến động của chỉ tiêu này lại lớn hơn so với các chi nhánh ngân hàng còn lại. Chi nhánh cần phải quyết liệt hơn nữa trong công tác xử lý nợ trong các năm tiếp theo.
d. Dư nợ tín dụng có tài sản đảm bảo
Nhận thức rõ được hậu quả và thiệt hại của rủi ro tín dụng nên trong hoạt động tín dụng thời gian qua của SEABANK Chi nhánh Hà Nội đã thực hiện triệt để, nghiêm ngặt các bước trong quy trình tín dụng và một trong các bước cơ bản đó là thực hiện yêu cầu đảm bảo tín dụng. Điều này được phản ánh trong bảng 2.10 dưới đây:
Bảng 2.10: Dư nợ tín dụng có tài sản đảm bảo của SEABANK- Chi nhánh Hà Nội
dư nợ
Biểu đồ 2.10: Dư nợ tín dụng có tài sản đảm bảo của SEABANK - Chi nhánh Hà Nội
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 2018/2017 Số tiền % Số tiền % 1.Tổng dư nợ 2.876, 2 3.447, 3 4.109, 1 571,1 19,86 661,8 19,20 2.Trích lập DPRR 26,844 29,849 44,534 3,005 11,19 14,685 49,19 DP chung 20,406 25,010 29,132 4,604 22,56 4,122 16,48 DP cụ thể 6,438 4,839 15,402 -1,599 -24,83 10,563 218,2 3.Xử lý RR bằng nguồn DP