GIỚI THIỆU CHUNG VỀ SEABANK CHI NHÁNH HÀ NỘI

Một phần của tài liệu HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG NAM Á - CHI NHÁNH HÀ NỘI Xem nội dung đầy đủ tại10549346 (Trang 35)

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của SEABANK - chi nhánh Hà Nội

Ngân hàng TMCP Đông Nám Á (SEABANK) được thành lập năm 1994, có trụ sở chính tại 25 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Trải qua 25 năm phát triển, SeABank được biết đến là một trong nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần lớn với quy mô vốn điều lệ hiện nay là 7.688 tỷ đồng, tổng tài sản đạt gần 125 nghìn tỷ đồng, và một mạng lưới hoạt động rộng khắp ba miền với hơn 162 chi nhánh và điểm giao dịch, mức độ nhận biết thương hiệu và tốc độ tăng trưởng ổn định. SEABANK chi nhánh Hà Nội được thành lập ngày 15/09/2003, hoạt động có con dấu riêng, trực tiếp kinh doanh, giao dịch với khách hàng, hạch toán kế toán nội bộ chịu sự chỉ đạo toàn diện của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á về mọi lĩnh vực hoạt động kinh doanh cũng như các hoạt động khác như nhận tiền gửi của khách hàng bằng Việt Nam đồng và ngoại tệ, Thực hiện nghiệp vụ tín dụng và nghiệp vụ bảo lãnh ngắn hạn, trung hạn, dài hạn cho tất cả các thành phần kinh tế có nhu cầu trên địa bàn thành phố Hà Nội. Thực hiện các nghiệp vụ chuyển tiền, thanh toán quốc tế, chi trả kiều hối, trả lương qua thẻ, mở và thanh toán thẻ tín dụng, tài trợ ngắn hạn, tài trợ đầu tư.và thực hiện các dịch vụ ngân hàng khác. Mọi hoạt động của chi nhánh đều tuân thủ theo đúng pháp luật của nhà nước, luật các tổ chức tín dụng, các thông lệ và điều lệ quốc tế về lĩnh vực ngân hàng.

Với việc cung cấp cho khách hàng những sản phẩm dịch vụ tiện ích, an toàn, hiệu quả, SEABANK chi nhánh Hà Nội đã thiết lập được mạng lưới

x''''sNăm 2016 2017 2018 Số tiền Tỷ trọn g % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Huy động từ nền kinh tế 3.565,3 100 3.952, 6 100 4.171,4 100

Theo đối tượng khách hàng

Cá nhân 2.429,5 68,14 2.762, 1 69,88 2.928,1 70,1 9 Doanh nghiệp 1.072,8 31,85 1.190, 5 30,12 1.243,3 29,8 1 Theo kỳ hạn

Tiền gửi không kỳ hạn 339,5 9,52 284,9 7,20 281,4 6,74 Tiền gửi có kỳ hạn 3.218,0 88,01 3.661, 4 92,63 3.881,1 93,0 4 TG ký quỹ, vốn chuyên dùng 7,6 2,47 6,3 0,17 11,5 0,22

khách hàng, đối tác thân thiện với trên 80.000 khách hàng cá nhân và hơn 2.000 tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn. SeABank chi nhánh Hà Nội đặt trụ sở tại số 12 - 14 Trần Nhật Duật - Hoàn Kiếm - Hà Nội với 8 phòng giao dịch bao gồm PGD Trần Phú, PGD Bà Triệu, PGD Vạn Xuân, PGD Nguyễn Hữu Huân, PGD Hàn Thuyên, PGD Bạch mai, PGD Lãn Ông, PGD Quán Thánh

2.1.2. Cơ cấu tổ chức SEABANK - Chi nhánh Hà Nội

Ban Giám đốc: Gồm có Giám đốc chi nhánh và các Giám đốc phụ trách các phòng giao dịch. Chi nhánh còn có bộ phận hành chính nhân sự trực thuộc hội sở. Các phòng giao dịch có bộ phận giao dịch trực thuộc khối vận hành hội sở.

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức tại SEABANK - Chi nhánh Hà Nội

--- Giám đốc ---

Chi nhánh

Nguồn: SEABANK - Chi nhánh Hà Nội

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của SEABANK - Chi nhánh Hà Nội

2.1.3.1. Huy động vốn

Huy động vốn là nghiệp vụ không thể thiếu của NHTM, đó là nguồn vốn chính để ngân hàng có thể duy trì và phát triển kinh doanh. Công tác huy động vốn của một ngân hàng được cho là có hiệu quả khi ngân hàng đó luôn đảm bảo cho mình một nguồn vốn dồi dào đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Thông qua đa dạng hóa các hình thức huy động vốn khác nhau, không ngừng mở rộng mạng lưới và nâng cao chất lượng dịch vụ, SEABANK nói chung và SEABANK Chi nhánh Hà Nội nói riêng là một địa chỉ tin cậy của người dân trên địa bàn và được đánh giá khá tốt

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của SEABANK Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2016 - 2018

Thẻ (chiếc) Bảng 2.1 cho thấy: Tổng nguồn vốn huy động nhìn chung đều tăng qua các năm, cụ thể năm 2017 tăng 10,86% so với năm 2016 và năm 2018 tăng 5,53% so với năm 2017, chủ yếu tăng ở mảng huy động cá nhân. Năm 2017 ghi nhận kết quả huy động vốn khá tốt, đạt 3.952,6 tỷ đồng, tăng mạnh so với cuối năm 2016, nguyên nhân là SeABank Chi nhánh Hà Nội nhận thêm hai phòng giao dịch mới từ chi nhánh khác chuyển sang đó là PGD Vạn Xuân và PGD Quán Thánh. Năm 2018, tổng vốn huy động đạt 4.171,4 tỷ đồng, tăng chủ yếu vẫn do tăng huy động khách hàng cá nhân và có chút sụt giảm huy động từ doanh nghiệp do định hướng từ SeABank tăng lãi suất huy động cá nhân để đẩy mạnh nguồn vốn dư thừa trong dân cư, là một nguồn ổn định và lâu dài. Đây được coi là kết quả rất tốt, chi nhánh đã vượt 100% kế hoạch đề ra của năm 2018.

Đi sâu xem xét thì ta có thể thấy rằng:

Cơ cấu huy động theo đối tượng khách hàng: Huy động mảng cá nhân lớn hơn mảng doanh nghiệp và có xu hướng tăng dần qua các năm. Năm 2016 tỷ trọng huy động vốn cá nhân chiếm 68,14% tổng nguồn vốn, và tăng dần đến năm 2017 là 69,88%, năm 2018 là 70,19%. Huy động doanh nghiệp có xu hướng giảm không đáng kể qua các năm, từ năm 2016 chiếm 31,85% giảm xuống 30,12% năm 2017 và 29,81% năm 2018 do dòng tiền từ các doanh nghiệp khá nhạy cảm, đây là thời điểm vàng để các doanh nghiệp dùng vốn mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư bất động sản vì vậy mà sẽ giảm lượng vốn dư thừa từ doanh nghiệp.

Cơ cấu huy động theo kỳ hạn gửi tiền: Nguồn vốn từ tiền gửi có kỳ hạn chiếm phần lớn và tăng dần qua các năm cả về số lượng và tỷ trọng, nếu năm 2016 là 3.218 tỷ đồng, chiếm 88,01% thì năm 2018 là 3.881,1 tỷ đồng và chiếm tới 93,04%. Tiền gửi không kỳ hạn giảm dần cả về số lượng và tỷ trọng, nếu năm 2016 là 339,5 tỷ đồng thì năm 2018 giảm xuống còn 281,4 tỷ đồng, chỉ chiếm 6,74% trong cơ cầu nguồn, mặc dù là nguồn vốn có chi phí

thấp nhưng ngân hàng lại không chủ động được về nguồn vốn. Cơ cầu vốn này giúp tạo thuận lợi cho chi nhánh trong việc cân đối nguồn vốn, có những kế hoạch cụ thể để sử dụng vốn hiệu quả hơn.

2.1.3.2. Các hoạt động dịch vụ

Bảng 2.2: Kết quả hoạt động dịch vụ giai đoạn 2016 - 2018

Thu phí dịch vụ

(không gồm bảo lãnh)

4,501 6,355 13,187

Thu nhập lãi và các khoản tương tự 303,684 364,011 427,856 Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ 1,876 2,676 9,459 Chi phí lãi và các khoản tương tự 212,769 266,782 312,748

Chi phí hoạt động 55,021 62,246 79,350

Lợi nhuận trước thuế 37,77 37,659 45,615

(Nguồn: Báo cáo kêt quả hoạt động năm 2016 - năm 2018)

Số lượng thẻ phát hành mới trong năm của chi nhánh có xu hướng tăng mạnh qua các năm từ 3.797 thẻ năm 2016 lên 4.228 thẻ năm 2017 và 5.261 thẻ vào năm 2018. Điều này là do chi nhánh đã chú trọng hơn công tác nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng cường bán chéo sản phẩm, khai thác các khách hàng vãng lai.

Thu phí dịch vụ: với định hướng chiến lược tăng thu dịch vụ, trong giai đoạn từ 2016 đến nay, SEABANK đã xây dựng thành công nhiều sản phẩm tăng trưởng nguồn thu phí dịch vụ từ cả khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp, đồng thời điều chỉnh kịp thời và phù hợp chính sách thu phí tạo tiền đề tăng trưởng phí trong những năm tới. Do đó, phí dịch vụ thu được qua các năm tăng mạnh thể hiện năm 2016 đạt 4,923 tỷ đồng, năm 2017 đạt 7,231 tỷ đồng, tăng 46,88% so với năm 2016, và đến năm 2018 đạt 14,623 tỷ đồng, tăng 102,2% so với năm 2017. Định hướng tăng thu phí dịch vụ vẫn tiếp tục

được thực hiện trong tương lai theo xu hướng phát triển chung của ngân hàng là tăng tỷ trọng dịch vụ trong cơ cấu nguồn thu của ngân hàng.

2.1.3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2016 - 2018

- Tổng thu nhập tăng đều qua các năm: năm 2016 đạt 305,56 tỷ đồng, năm 2017 tăng lên là 366,686 tỷ đồng và năm 2018 tăng lên là 437,315 tỷ đồng.

- Thu nhập chủ yếu vẫn là thu nhập thuần từ lãi và các hoạt động tương tự, chiếm trên 80% tổng thu nhập, tăng trung bình 15% mỗi năm.

- Thu nhập từ dịch vụ chiếm tỷ trọng từ 0,6 - 3%, có xu hướng tăng mạnh theo định hướng tăng thu dịch vụ của ngân hàng: năm 2017 tăng 42,65% so với 2016, năm 2018 tăng 253,47% so với 2017.

- Chi phí hoạt động chung năm 2016 là 267,79 tỷ đồng, năm 2017 là 329,028 tỷ đồng, tăng 61,238 tỷ đồng (22,87%) so với năm 2016 và năm 2018 là 392,098 tỷ đồng (19,17%) so với năm 2017. Ta thấy rằng, tăng trưởng chi phí hoạt động thấp hơn tăng trưởng thu nhập cho thấy chi phí đã được kiểm soát một cách có hiệu quả.

Nhìn chung, hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh có xu hướng tốt lên rõ rệt.

2.2. THỰC TRẠNG HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNGTMCP ĐÔNG NAM Á - CHI NHÁNH HÀ NỘI TMCP ĐÔNG NAM Á - CHI NHÁNH HÀ NỘI

2.2.1. Thực trạng tín dụng tại SEABANK - chi nhánh Hà Nội

Kế hoạch kinh doanh của SEABANK nói chung và SEABANK - Chi nhánh Hà Nội nói riêng là đẩy mạnh chuyển đổi theo định hướng bán lẻ với phương châm phát triển bền vững, tiếp tục phát huy các thế mạnh với mục tiêu gia tăng tỷ trọng thu dịch vụ; hoàn thành kế hoạch tài chính với lợi nhuận đạt và vượt kế hoạch, tiếp tục duy trì định mức tín nhiệm cao của Moody’s; chuyển đổi báo cáo tài chính theo tiêu chuẩn quốc tế IFRS; Đăng ký chứng khoán tập trung tại Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) và giao dịch trên hệ thống Upcom.

Để thực hiện được kế hoạch này, trong thời gian tới thì hoạt động tín dụng vẫn luôn là hoạt động nòng cốt của SEABANK, mặc dù hoạt động này có nhiều rủi ro nhưng lại mang lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng. Do vậy, SEABANK vẫn luôn đặc biệt quan tâm cải thiện đến chính sách cũng như quy trình tín dụng của ngân hàng

2.2.1.1. Chính sách tín dụng của SEABANK - Chi nhánh Hà Nội

• Nguyên tắc cấp tín dụng:

Một là, việc cấp tín dụng của Chi nhánh luôn tuân thủ theo quy định của pháp luật: Việc cấp tín dụng cho khách hàng phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật trong hoạt động tín dụng và các quy định liên quan, phù hợp với chiến lược hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á nói chung cũng như Chi nhánh nói riêng tại từng thời kỳ. Việc mở rộng và phát triển tín dụng phải dựa trên cơ sở chiến lược và có sự kết hợp chặt chẽ với các bộ phận khác trong hệ thống ngân hàng.

Hai là, việc cấp tín dụng phải phù hợp với đặc thù kinh doanh của từng đơn vị đồng thời phải đảm bảo được mục tiêu quản lý rủi ro tín dụng: Chính sách này vừa chú trọng tính an toàn tín dụng, song vừa đảm bảo tính linh hoạt trong hoạt động thực tế của các chi nhánh.

Ba là, tín dụng được cấp cho khách hàng dựa trên nguyên tắc bình đẳng và hướng tới mọi khách hàng: Thực hành thống nhất chính sách khách hàng, không phân biệt thành phần kinh tế, hình thức sở hữu, việc giao dịch với khách hàng được thực hiện theo mô hình một đầu mối giao dịch nhưng đề cao trách nhiệm cá nhân, mục đích là nâng cao tính minh bạch và chất lượng trong hoạt động tín dụng. Cán bộ có quyền tự quyết và phải tự chịu trách nhiệm trước quyết định đó.

Chính sách cho vay đối với khách hàng được SEABANK - Chi nhánh Hà Nội đưa ra dựa trên sự phù hợp với điều kiện của chi nhánh, phù hợp với nhu cầu của dân cư trên địa bàn hoạt động, phù hợp với quy định chung của SEABANK đồng thời phù hợp với các quy định của pháp luật về hoạt động tín dụng.

Điều kiện khách hàng cho vay:

Thứ nhất, khách hàng phù hợp và đáp ứng được với điều kiện vay vốn của SEABANK, trên địa bàn hoạt động của Chi nhánh không vượt quá 40 km

Thứ hai, khách hàng có nhu cầu thực, sử dụng vốn đúng mục đích, có phương án vay vốn và kế hoạch trả nợ hợp lý.

Thứ ba, khách hàng vay vốn có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật. Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết, có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh khả thi, có hiệu quả, phù hợp với quy định của pháp luật.

Thứ tư, thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng TMCP Đông Nam Á.

• về mức cho vay:

Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Đông Nam Á ủy quyền cho Giám đốc phê duyệt Hội sở theo các cấp quyết định mức phán quyết tín dụng, các món vay càng lớn sẽ phải trình lên các cấp phê duyệt có thẩm quyền cao hơn, hạn mức cho vay theo quy định chung của SEABANK và theo quy định của pháp luật.

về thời hạn cho vay:

Thời hạn được quy định tối đa ở mỗi sản phẩm theo chính sách sản phẩm riêng biệt và được xác định căn cứ vào chu kì sản xuất, thời hạn thu hồi vốn của dự án, khả năng nguồn vốn ngân hàng; thời hạn cho phép hoạt động kinh doanh của khách hàng; khả năng trả nợ của khách hàng.

về lãi suất cho vay:

Áp dụng chính sách lãi suất cho vay linh hoạt. Giám đốc chi nhánh được phân quyền giảm lãi suất cho vay nhưng không thấp hơn sàn lãi suất cho vay của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á quy định.

Phương thức áp dụng lãi suất: áp dụng lãi suất thả nổi tần suất điều chỉnh 01 tháng/lần hoặc 03 tháng/lần.

Nguyên tắc áp dụng lãi suất: Lãi suất cho vay cơ sở do SEABANK công bố từng thời kỳ + biên độ.

Bảo đảm tiền vay:

Chi nhánh tự đánh giá giá trị TSĐB cho những món vay theo phân quyền phê duyệt thấp dưới 2 tỷ. Những món vay trên 2 tỷ hoặc TSĐB khó xác định được giá trị sẽ do Công ty định giá trực thuộc SeABank đánh giá.

2.1.2.2. Thực trạng tín dụng tại SEABANK - Chi nhánh Hà Nội

SEABANK - Chi nhánh Hà Nội có trụ sở tại Số 12 - 14 đường Trần Nhật Duật, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội và các PGD trực thuộc chi nhánh thì được đặt chủ yếu tại quận Hoàn Kiếm, quận Ba Đình và quận Đống Đa.

Trong thời gian hoạt động, tín dụng nói riêng của Chi nhánh đạt được những kết quả cụ thể như sau:

a. Quy mô và tốc độ tăng trưởng tín dụng:

Với sứ mệnh đề ra, SEABANK Chi nhánh Hà Nội đang không ngừng nỗ lực mỗi ngày để mang lại những sản phẩm dịch vụ với chất lượng tốt nhất, tối đa hóa lợi ích cho khách hàng và đóng góp nhiều hơn nữa vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Năm 2016, các sản phẩm liên tục được cải tiến, tinh chỉnh, mang lại những trải nghiệm tốt đẹp cho khách hàng. Trong bối cảnh nền kinh tế trong nước đang trên đà khởi sắc, sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô cùng chính sách tiền tệ linh hoạt và kịp thời của Ngân hàng nhà nước, hoạt động tín

Một phần của tài liệu HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG NAM Á - CHI NHÁNH HÀ NỘI Xem nội dung đầy đủ tại10549346 (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w