Tình hình hoạt động kinh doanh của SEABANK Chi nhánh Hà Nội

Một phần của tài liệu HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG NAM Á - CHI NHÁNH HÀ NỘI Xem nội dung đầy đủ tại10549346 (Trang 36 - 42)

2.1.3.1. Huy động vốn

Huy động vốn là nghiệp vụ không thể thiếu của NHTM, đó là nguồn vốn chính để ngân hàng có thể duy trì và phát triển kinh doanh. Công tác huy động vốn của một ngân hàng được cho là có hiệu quả khi ngân hàng đó luôn đảm bảo cho mình một nguồn vốn dồi dào đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Thông qua đa dạng hóa các hình thức huy động vốn khác nhau, không ngừng mở rộng mạng lưới và nâng cao chất lượng dịch vụ, SEABANK nói chung và SEABANK Chi nhánh Hà Nội nói riêng là một địa chỉ tin cậy của người dân trên địa bàn và được đánh giá khá tốt

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của SEABANK Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2016 - 2018

Thẻ (chiếc) Bảng 2.1 cho thấy: Tổng nguồn vốn huy động nhìn chung đều tăng qua các năm, cụ thể năm 2017 tăng 10,86% so với năm 2016 và năm 2018 tăng 5,53% so với năm 2017, chủ yếu tăng ở mảng huy động cá nhân. Năm 2017 ghi nhận kết quả huy động vốn khá tốt, đạt 3.952,6 tỷ đồng, tăng mạnh so với cuối năm 2016, nguyên nhân là SeABank Chi nhánh Hà Nội nhận thêm hai phòng giao dịch mới từ chi nhánh khác chuyển sang đó là PGD Vạn Xuân và PGD Quán Thánh. Năm 2018, tổng vốn huy động đạt 4.171,4 tỷ đồng, tăng chủ yếu vẫn do tăng huy động khách hàng cá nhân và có chút sụt giảm huy động từ doanh nghiệp do định hướng từ SeABank tăng lãi suất huy động cá nhân để đẩy mạnh nguồn vốn dư thừa trong dân cư, là một nguồn ổn định và lâu dài. Đây được coi là kết quả rất tốt, chi nhánh đã vượt 100% kế hoạch đề ra của năm 2018.

Đi sâu xem xét thì ta có thể thấy rằng:

Cơ cấu huy động theo đối tượng khách hàng: Huy động mảng cá nhân lớn hơn mảng doanh nghiệp và có xu hướng tăng dần qua các năm. Năm 2016 tỷ trọng huy động vốn cá nhân chiếm 68,14% tổng nguồn vốn, và tăng dần đến năm 2017 là 69,88%, năm 2018 là 70,19%. Huy động doanh nghiệp có xu hướng giảm không đáng kể qua các năm, từ năm 2016 chiếm 31,85% giảm xuống 30,12% năm 2017 và 29,81% năm 2018 do dòng tiền từ các doanh nghiệp khá nhạy cảm, đây là thời điểm vàng để các doanh nghiệp dùng vốn mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư bất động sản vì vậy mà sẽ giảm lượng vốn dư thừa từ doanh nghiệp.

Cơ cấu huy động theo kỳ hạn gửi tiền: Nguồn vốn từ tiền gửi có kỳ hạn chiếm phần lớn và tăng dần qua các năm cả về số lượng và tỷ trọng, nếu năm 2016 là 3.218 tỷ đồng, chiếm 88,01% thì năm 2018 là 3.881,1 tỷ đồng và chiếm tới 93,04%. Tiền gửi không kỳ hạn giảm dần cả về số lượng và tỷ trọng, nếu năm 2016 là 339,5 tỷ đồng thì năm 2018 giảm xuống còn 281,4 tỷ đồng, chỉ chiếm 6,74% trong cơ cầu nguồn, mặc dù là nguồn vốn có chi phí

thấp nhưng ngân hàng lại không chủ động được về nguồn vốn. Cơ cầu vốn này giúp tạo thuận lợi cho chi nhánh trong việc cân đối nguồn vốn, có những kế hoạch cụ thể để sử dụng vốn hiệu quả hơn.

2.1.3.2. Các hoạt động dịch vụ

Bảng 2.2: Kết quả hoạt động dịch vụ giai đoạn 2016 - 2018

Thu phí dịch vụ

(không gồm bảo lãnh)

4,501 6,355 13,187

Thu nhập lãi và các khoản tương tự 303,684 364,011 427,856 Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ 1,876 2,676 9,459 Chi phí lãi và các khoản tương tự 212,769 266,782 312,748

Chi phí hoạt động 55,021 62,246 79,350

Lợi nhuận trước thuế 37,77 37,659 45,615

(Nguồn: Báo cáo kêt quả hoạt động năm 2016 - năm 2018)

Số lượng thẻ phát hành mới trong năm của chi nhánh có xu hướng tăng mạnh qua các năm từ 3.797 thẻ năm 2016 lên 4.228 thẻ năm 2017 và 5.261 thẻ vào năm 2018. Điều này là do chi nhánh đã chú trọng hơn công tác nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng cường bán chéo sản phẩm, khai thác các khách hàng vãng lai.

Thu phí dịch vụ: với định hướng chiến lược tăng thu dịch vụ, trong giai đoạn từ 2016 đến nay, SEABANK đã xây dựng thành công nhiều sản phẩm tăng trưởng nguồn thu phí dịch vụ từ cả khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp, đồng thời điều chỉnh kịp thời và phù hợp chính sách thu phí tạo tiền đề tăng trưởng phí trong những năm tới. Do đó, phí dịch vụ thu được qua các năm tăng mạnh thể hiện năm 2016 đạt 4,923 tỷ đồng, năm 2017 đạt 7,231 tỷ đồng, tăng 46,88% so với năm 2016, và đến năm 2018 đạt 14,623 tỷ đồng, tăng 102,2% so với năm 2017. Định hướng tăng thu phí dịch vụ vẫn tiếp tục

được thực hiện trong tương lai theo xu hướng phát triển chung của ngân hàng là tăng tỷ trọng dịch vụ trong cơ cấu nguồn thu của ngân hàng.

2.1.3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2016 - 2018

- Tổng thu nhập tăng đều qua các năm: năm 2016 đạt 305,56 tỷ đồng, năm 2017 tăng lên là 366,686 tỷ đồng và năm 2018 tăng lên là 437,315 tỷ đồng.

- Thu nhập chủ yếu vẫn là thu nhập thuần từ lãi và các hoạt động tương tự, chiếm trên 80% tổng thu nhập, tăng trung bình 15% mỗi năm.

- Thu nhập từ dịch vụ chiếm tỷ trọng từ 0,6 - 3%, có xu hướng tăng mạnh theo định hướng tăng thu dịch vụ của ngân hàng: năm 2017 tăng 42,65% so với 2016, năm 2018 tăng 253,47% so với 2017.

- Chi phí hoạt động chung năm 2016 là 267,79 tỷ đồng, năm 2017 là 329,028 tỷ đồng, tăng 61,238 tỷ đồng (22,87%) so với năm 2016 và năm 2018 là 392,098 tỷ đồng (19,17%) so với năm 2017. Ta thấy rằng, tăng trưởng chi phí hoạt động thấp hơn tăng trưởng thu nhập cho thấy chi phí đã được kiểm soát một cách có hiệu quả.

Nhìn chung, hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh có xu hướng tốt lên rõ rệt.

Một phần của tài liệu HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG NAM Á - CHI NHÁNH HÀ NỘI Xem nội dung đầy đủ tại10549346 (Trang 36 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w