Thực trạng tín dụng tại SEABANK chi nhánh Hà Nội

Một phần của tài liệu HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG NAM Á - CHI NHÁNH HÀ NỘI Xem nội dung đầy đủ tại10549346 (Trang 42 - 52)

Kế hoạch kinh doanh của SEABANK nói chung và SEABANK - Chi nhánh Hà Nội nói riêng là đẩy mạnh chuyển đổi theo định hướng bán lẻ với phương châm phát triển bền vững, tiếp tục phát huy các thế mạnh với mục tiêu gia tăng tỷ trọng thu dịch vụ; hoàn thành kế hoạch tài chính với lợi nhuận đạt và vượt kế hoạch, tiếp tục duy trì định mức tín nhiệm cao của Moody’s; chuyển đổi báo cáo tài chính theo tiêu chuẩn quốc tế IFRS; Đăng ký chứng khoán tập trung tại Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) và giao dịch trên hệ thống Upcom.

Để thực hiện được kế hoạch này, trong thời gian tới thì hoạt động tín dụng vẫn luôn là hoạt động nòng cốt của SEABANK, mặc dù hoạt động này có nhiều rủi ro nhưng lại mang lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng. Do vậy, SEABANK vẫn luôn đặc biệt quan tâm cải thiện đến chính sách cũng như quy trình tín dụng của ngân hàng

2.2.1.1. Chính sách tín dụng của SEABANK - Chi nhánh Hà Nội

• Nguyên tắc cấp tín dụng:

Một là, việc cấp tín dụng của Chi nhánh luôn tuân thủ theo quy định của pháp luật: Việc cấp tín dụng cho khách hàng phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật trong hoạt động tín dụng và các quy định liên quan, phù hợp với chiến lược hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á nói chung cũng như Chi nhánh nói riêng tại từng thời kỳ. Việc mở rộng và phát triển tín dụng phải dựa trên cơ sở chiến lược và có sự kết hợp chặt chẽ với các bộ phận khác trong hệ thống ngân hàng.

Hai là, việc cấp tín dụng phải phù hợp với đặc thù kinh doanh của từng đơn vị đồng thời phải đảm bảo được mục tiêu quản lý rủi ro tín dụng: Chính sách này vừa chú trọng tính an toàn tín dụng, song vừa đảm bảo tính linh hoạt trong hoạt động thực tế của các chi nhánh.

Ba là, tín dụng được cấp cho khách hàng dựa trên nguyên tắc bình đẳng và hướng tới mọi khách hàng: Thực hành thống nhất chính sách khách hàng, không phân biệt thành phần kinh tế, hình thức sở hữu, việc giao dịch với khách hàng được thực hiện theo mô hình một đầu mối giao dịch nhưng đề cao trách nhiệm cá nhân, mục đích là nâng cao tính minh bạch và chất lượng trong hoạt động tín dụng. Cán bộ có quyền tự quyết và phải tự chịu trách nhiệm trước quyết định đó.

Chính sách cho vay đối với khách hàng được SEABANK - Chi nhánh Hà Nội đưa ra dựa trên sự phù hợp với điều kiện của chi nhánh, phù hợp với nhu cầu của dân cư trên địa bàn hoạt động, phù hợp với quy định chung của SEABANK đồng thời phù hợp với các quy định của pháp luật về hoạt động tín dụng.

Điều kiện khách hàng cho vay:

Thứ nhất, khách hàng phù hợp và đáp ứng được với điều kiện vay vốn của SEABANK, trên địa bàn hoạt động của Chi nhánh không vượt quá 40 km

Thứ hai, khách hàng có nhu cầu thực, sử dụng vốn đúng mục đích, có phương án vay vốn và kế hoạch trả nợ hợp lý.

Thứ ba, khách hàng vay vốn có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật. Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết, có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh khả thi, có hiệu quả, phù hợp với quy định của pháp luật.

Thứ tư, thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng TMCP Đông Nam Á.

• về mức cho vay:

Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Đông Nam Á ủy quyền cho Giám đốc phê duyệt Hội sở theo các cấp quyết định mức phán quyết tín dụng, các món vay càng lớn sẽ phải trình lên các cấp phê duyệt có thẩm quyền cao hơn, hạn mức cho vay theo quy định chung của SEABANK và theo quy định của pháp luật.

về thời hạn cho vay:

Thời hạn được quy định tối đa ở mỗi sản phẩm theo chính sách sản phẩm riêng biệt và được xác định căn cứ vào chu kì sản xuất, thời hạn thu hồi vốn của dự án, khả năng nguồn vốn ngân hàng; thời hạn cho phép hoạt động kinh doanh của khách hàng; khả năng trả nợ của khách hàng.

về lãi suất cho vay:

Áp dụng chính sách lãi suất cho vay linh hoạt. Giám đốc chi nhánh được phân quyền giảm lãi suất cho vay nhưng không thấp hơn sàn lãi suất cho vay của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á quy định.

Phương thức áp dụng lãi suất: áp dụng lãi suất thả nổi tần suất điều chỉnh 01 tháng/lần hoặc 03 tháng/lần.

Nguyên tắc áp dụng lãi suất: Lãi suất cho vay cơ sở do SEABANK công bố từng thời kỳ + biên độ.

Bảo đảm tiền vay:

Chi nhánh tự đánh giá giá trị TSĐB cho những món vay theo phân quyền phê duyệt thấp dưới 2 tỷ. Những món vay trên 2 tỷ hoặc TSĐB khó xác định được giá trị sẽ do Công ty định giá trực thuộc SeABank đánh giá.

2.1.2.2. Thực trạng tín dụng tại SEABANK - Chi nhánh Hà Nội

SEABANK - Chi nhánh Hà Nội có trụ sở tại Số 12 - 14 đường Trần Nhật Duật, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội và các PGD trực thuộc chi nhánh thì được đặt chủ yếu tại quận Hoàn Kiếm, quận Ba Đình và quận Đống Đa.

Trong thời gian hoạt động, tín dụng nói riêng của Chi nhánh đạt được những kết quả cụ thể như sau:

a. Quy mô và tốc độ tăng trưởng tín dụng:

Với sứ mệnh đề ra, SEABANK Chi nhánh Hà Nội đang không ngừng nỗ lực mỗi ngày để mang lại những sản phẩm dịch vụ với chất lượng tốt nhất, tối đa hóa lợi ích cho khách hàng và đóng góp nhiều hơn nữa vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Năm 2016, các sản phẩm liên tục được cải tiến, tinh chỉnh, mang lại những trải nghiệm tốt đẹp cho khách hàng. Trong bối cảnh nền kinh tế trong nước đang trên đà khởi sắc, sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô cùng chính sách tiền tệ linh hoạt và kịp thời của Ngân hàng nhà nước, hoạt động tín dụng năm 2016 của SEABANK chi nhánh Hà Nội theo đó đã đạt được những kết quả tích cực.

Song song với việc phát triển quy mô, hiệu quả hoạt động tín dụng của SEABANK Chi nhánh Hà Nội cũng từng bước được nâng cao đáng kể trong năm 2016. Quy mô tổng tài sản, huy động khách hàng và cho vay đều tăng trưởng khả quan, ổn định và phù hợp với chính sách quản lý rủi ro của SEABANK. Tổng dư nợ thị trường năm 2016 đạt 2.876,21 tỷ đồng, tăng 17,60% so với năm trước.

Sang đến năm 2017, tổng dư nợ tín dụng tại SEABANK Chi nhánh Hà Nội tiếp tục đà phát triển với quy mô tín dụng tăng 571,10 tỷ đồng và tỷ lệ tăng 19,86% so với năm 2016, năm 2018 dư nợ tín dụng tăng 661,80 tỷ đồng với tỷ lệ tăng 19,20% so với năm 2017.

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 2018/2017 Số tiền % Số tiền % Tông dư nợ______ 2.876,21 3.447,30 4.109,10 571,1 19,8 661,80 19,20

1. Phân loại leo loại tiền______9____________________________________________________

Cho vay bằng VNĐ __________ 2.791,70 3.327,30 3.985,70 535,60 19,1 9 658,40 19,79 Cho vay bằng ngoại tệ_________ 84,51 120 123,40 35,49 41,9 9 3,40 2,84 2. Phân loại t

heo thời hạn cho vay_____________________________________

Dư nợ ngắn hạn 468,61 650,91 1.087,32 182,30 37,4 436,41 67,05 Dư nợ trung và dài hạn_________ 2.407,60 2.796,39 3.021,78 388,79 16,1 5 225,39 8,06

3. Phân loại leo đối tượng cho vay_____________________________________

KH DN_________ 2.295,71 2.767,52 3.225,6 359,92 15,6 458,08 16,55 KH cá nhân______ 580,489 679,780 883,447 99,291 17,1 0 203,66 7 29,96

4. Phân loại heo hình thức đảm bảo khoản vay__________________________

Cho vay có

TSBĐ __________

2.866,82 3.438,54 4.103,23 571,72 19,9 4

664,69 19,33 Cho vay không

TSĐB 9,39 8,76 5,87 -0,63 -6,71 -2,89 -32,99

Biểu đồ 2.1: Quy mô và tốc độ tăng trưởng tín dụng của SEABANK - Chi nhánh Hà Nội

Đơn vị tính: Tỷ đồng, % 4500 4000 3500 3000 2500 2000 1500 1000 500 0 2016 2017 2018

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động năm 2016 - 2018)

b. Cơ cấu cho vay:

SEABANK - Chi nhánh Hà Nội luôn cố gắng tạo lập một cơ cấu cho vay vừa đảm bảo tính an toàn và hiệu quả của hoạt động kinh doanh, vừa phù hợp với đặc điểm kinh tế của địa phương cũng như chính sách kinh doanh của SEABANK tại từng thời điểm cụ thể.

Cơ cấu cho vay của SEABANK - Chi nhánh Hà Nội được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau như: theo loại tiền tệ, theo thời gian cho vay, theo đối tượng khách hàng, theo tính chất đảm bảo tiền vay...

Theo bảng phân tích 2.4 có thể thấy hầu hết các loại dư nợ cho vay của SEABANK Chi nhánh Hà Nội đều có sự tăng trưởng

Bảng 2.4: Cơ cấu cho vay của SEABANK - Chi nhánh Hà Nội

Trong 3 năm trở lại đây, mảng khách hàng doanh nghiệp của SEABANK nói chung và SEABANK - Chi nhánh Hà Nội nói riêng đã đạt nhiều kết quả ấn tượng. Với mong muốn luôn đồng hành cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ, xuyên suốt năm cuối năm 2016, năm 2017 và đầu năm 2018, SEABANK - Chi nhánh Hà Nội triển khai chương trình cho vay ưu đãi cho doanh nghiệp với mức lãi suất chỉ từ 7%/năm với VNĐ kèm theo nhiều ưu đãi về phí. Hầu hết các doanh nghiệp đều có thể dễ dàng tiếp cận chương trình này. Chương trình đã tạo được hiệu ứng tích cực trên thị trường, góp phần lớn vào tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp, cụ thể năm 2016 dư nợ doanh nghiệp đạt 2.295,71 tỷ đồng, năm 2017 dư nợ đạt 2.767,52 tỷ đồng, tăng 15,68% so

với năm 2016, năm 2018 vẫn tiếp tục tăng 458,08 tỷ đồng (16,55%) so với năm 2017 với dư nợ doanh nghiệp đạt 3.225,6 tỷ đồng. Mặt khác nền kinh tế phát triển, đi cùng với nó là thu nhập của người lao động tăng dẫn đến nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm xa xỉ tăng, SEABANK Chi nhánh Hà Nội đã nắm bắt được xu thế đó để ra các chương trình phát triển dư nợ cho sản phẩm ô tô cá nhân và tín dụng tiêu dùng, từ hiệu ứng đó, dư nợ cá nhân của SEABANK Hà Nội tăng dần qua các năm, cụ thể là năm 2016 dư nợ đạt 580,489 tỷ đồng, đến năm 2017 đạt 679,780 tỷ, tăng 17,10%, năm 2019 đạt 883,447 tỷ đồng, tăng 29,96% so với năm 2017.

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu cho vay theo đối tượng cho vay

Đơn vị : Tỷ đồng

( Nguồn: Báo cáo kết quản hoạt động kinh doanh 2016 - 2018)

Cơ cấu cho vay theo loại tiền

Dư nợ theo loại tiền tăng cả về VND và ngoại tệ qua các năm, điều này rất dễ hiểu khi nền kinh tế Việt Nam đang có xu hướng mở rộng giao lưu hợp tác quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam có xu hướng vay đồng ngoại tệ nhiều hơn để thanh toán ra nước ngoài tiền nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ nếu năm

2016 dư nợ VNĐ là 2.917,70 tỷ đồng và dư nợ ngoại tệ là 84,51 tỷ đồng thì năm 2018 dư nợ VNĐ là 3.327,3 tỷ đồng (tăng 19,19%) và dư nợ ngoại tệ là 120 tỷ đồng(tăng 41,99%), năm 2018 con số này là 3.985,7 tỷ đồng (tăng 19,79%) và 123,40 tỷ đồng (tăng 2,84%). Tuy nhiên, ta có thể thấy dư nợ ngoại tệ năm 2018 tăng không đáng kể là do thực hiện chủ trương mới của Thống đốc ngân hàng nhà nước nhằm hạn chế tình trạng đô là hóa bằng cách kiểm soát chặt chẽ việc cho vay bằng ngoại tệ, giảm dần và có lộ trình chấm dứt cho vay bằng ngoại tệ, theo đó, hoạt động cho vay bằng ngoại tệ sẽ chuyển dịch dần sang hoạt động mua bán ngoại tệ.

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu cho vay theo loại tiền

Đơn vị: Tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2016 - 2018)

Cơ cấu theo thời hạn vay vốn

Dư nợ theo thời hạn cho vay ta cũng nhận thấy đều tăng dần qua các năm cả về cho vay ngắn hạn và cho vay trung dài hạn. Nếu dư nợ ngắn hạn năm 2016 là 468,61 tỷ đồng thì năm 2017 là 650,91 tỷ đồng, tăng 37,46% so với năm 2016 và năm 2018 là 1.087,32 tỷ đồng, tăng 67,05% so với năm

2017. Dư nợ trung dài hạn năm 2016 là 2.407,06 tỷ đồng, năm 2017 là 2.796,39 tỷ đồng, tăng 16,15% so với năm 2016 và năm 2018 là 3.021,78 tỷ đồng, tăng 8,06% so với năm 2017. Ta có thể nhận thấy cơ cấu cho vay trung dài hạn của SEABANK Chi nhánh Hà Nội chiếm phần lớn trong cơ cấu dư nợ, cơ cấu dư nợ này hoàn toàn phù hợp với định hướng phát triển dư nợ chung trong toàn SEABANK với những ưu đãi cho vay trung dài hạn đối với các dự án đầu tư lâu dài, tăng khả năng sinh lời của các sản phẩm dịch vụ ngân hàng thông qua việc giảm chi phí nghiệp vụ, quản lý và các chi phí thiệt hại khác. Tuy nhiên, theo các năm thì tốc độ tăng của dư nợ ngắn hạn lại tăng nhiều hơn rất nhiều so với tốc độ tăng của dư nợ dài hạn cho thấy SEABANK Chi nhánh Hà Nội cũng đã trú trọng hơn đối với mảng dư nợ này, đặc biệt là tín dụng tiêu dùng có tính an toàn của nguồn vốn khá cao.

Biểu đồ 2.4: Cơ cấu cho vay theo thời hạn

(Đơn vị: Tỷ đồng)

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2016 - 2018)

Cơ cấu theo hình thức đảm bảo khoản vay

Dư nợ theo hình thức đảm bảo của khoản vay ta thấy dư nợ vay có TSĐB tăng mạnh qua các năm, cụ thể năm 2016 dự nợ này là 2.407,6 tỷ đồng

thì đến năm 2017 là 2.796,39 tỷ đồng, tăng 19,94% so với năm 2016 và đến năm 2018 là 3.021,78 tỷ đồng, tăng 19,33% so với năm 2017 trong khi dư nợ không có TSĐB thì giảm dần qua các năm, nếu năm 2016 dư nợ này là 9,39 tỷ đồng thì năm 2017 giảm xuống còn 8,76 tỷ đồng, giảm 6,71% và năm 2018 là 5,87 tỷ đồng tương đương giảm 32,99% so với năm 2017 điều này thể hiện SEABANK Chi nhánh Hà Nội đang dần thiên về tính an toàn của nguồn vốn. Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt sẽ có sự gia nhập thị trường của nhiều doanh nghiệp mới nhưng cũng chứng kiến nhiều sự ra đi của doanh nghiệp đang hoạt động. Do đó, cho vay có đảm bảo bằng tài sản là yêu cầu bắt buộc đồi với mỗi ngân hàng nhằm hạn chế rủi ro tín dụng, nâng cao tính an toàn trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc đảm bảo khoản vay nên Chi nhánh đã rất chú trọng đến công tác này. Tỷ trọng cho vay có tài sản đảm bảo tăng nhưng quy mô tín dụng không giảm cho thấy mức tăng trưởng quy mô tín dụng của Chi nhánh là tương đối bền vững.

Biểu đồ 2.5: Cơ cấu cho vay theo hình thức đảm bảo

Một phần của tài liệu HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG NAM Á - CHI NHÁNH HÀ NỘI Xem nội dung đầy đủ tại10549346 (Trang 42 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w