Đa dạng hóa các biện pháp xử lý rủi ro tín dụng, tăng cường hiệu quả xử

Một phần của tài liệu HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG NAM Á - CHI NHÁNH HÀ NỘI Xem nội dung đầy đủ tại10549346 (Trang 80 - 81)

Rủi ro tín dụng là yếu tố không thể tránh khỏi trong kinh doanh ngân hàng, có thể ngân hàng đã có những biện pháp rất tốt nhưng RRTD vẫn tồn tại, vấn đề được đặt ra với tổ chức tín dụng lúc này là xử lý các khoản rủi ro tín dụng

3.2.4.1. Tiếp tục cấp tín dụng có điều kiện

Nếu ngân hàng nhận thấy dự án của khách hàng vẫn khả thi, phương án kinh doanh có thể đem lại lợi nhuận trong tương lai, tình hình vốn của doanh nghiệp chỉ là khó khăn tạm thời, nếu vượt qua được giai đoạn này thì doanh nghiệp sẽ cải thiện được tình hình và có lợi nhuận đạt mức mong muốn thì ngân hàng sẽ xem xét đến việc tiếp tục giải ngân cho khách hàng bao gồm thêm những thỏa thuận tùy phương án

3.2.4.2. Chuyển nợ thành vốn gốp

Biện pháp này giúp ngân hàng có khả năng thu hồi được nợ, đồng thời sẽ là cơ hội để ngân hàng đầu tư vào lĩnh vực có triển vọng. Theo đó, doanh nghiệp cũng có cơ hội được sử dụng nguồn vốn mà không mất lãi, mạnh hơn trong các quyết định về tài chính để đạt hiệu quả cao nhất trong kinh doanh.

3.2.4.3. Phát mại tài sản đảm bảo

Biện pháp này được thực hiện đối với khoản vay có TSĐB. Tài sản đảm bảo là cơ sở để ngân hàng thu hồi vốn tốt nhất khi khách hàng không trả được nợ vay và là biện pháp cuối cùng khi khách hàng không còn bất cứ dấu hiệu nào về khả năng trả nợ. Trong trường hợp giá trị tài sản đảm bảo lớn hơn giá trị khoản vay, thì sau khi thanh lý ngân hàng sẽ thu hồi hết nợ và trả lại khách hàng phần dư. Trong trường hợp giá trị tài sản đảm bảo sau khi thanh lý không đủ để trả nợ thì ngân hàng vẫn phải tiếp tục theo dõi và thu nợ khoản vay, xác định trách nhiệm của các bên để xảy ra rủi ro tín dụng.

3.2.4.4. Cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng

điều chỉnh thời gian trả nợ cho phù hợp hơn với điều kiện kinh tế của khách hàng, tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng có khả năng trả nợ ngân hàng, tạm thời tránh được áp lực về tài chính và tập trung vào lao động sản xuất

3.2.4.5. Miên giảm lãi vay

Trong điều kiện tình hình tài chính của khách hàng quá khó khăn, tổ chức tín dụng có thể xem xét phương án miễn giảm lãi vay cho khách hàng, tạo điều kiện cho khách hàng có động lực để thanh toán nợ

3.2.4.6. Bán nợ

Đây là biện pháp khá khả thi trong công tác xử lý và thu hồi nợ, giúp ngân hàng thay vì phải mất một nguồn vốn để trích lập dự phòng thì ngân hàng lại được thêm nguồn vốn từ bán nợ, đồng thời nợ xấu cũng được đưa ra khỏi bảng cân đối tài sản. Tuy tổ chức tín dụng phải chấp nhận bán nợ với giá thấp hơn giá trị khoản nợ nhưng so sánh việc giữ nợ thì TCTD sẽ có lợi hơn rất nhiều, không cần mất chi phí vào việc quản lý nợ cũng như không còn áp lực từ nợ xấu.

Một phần của tài liệu HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG NAM Á - CHI NHÁNH HÀ NỘI Xem nội dung đầy đủ tại10549346 (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w