* Kinh nghiệm của Trung Quốc
Cùng với công cuộc cải tổ nền kinh tế, Trung Quốc đã cải tổ hệ thống tín dụng nhằm đáp ứng những nhu cầu mới của nền kinh tế hàng hoá, tín dụng đầu tư dụ án Nhà nước ngày càng được hoàn thiện. Đối với những công trình dụ án đầu tư, ngoài hình thức đầu tư của Trung ương và địa phương thông qua các tổ chức tiền tệ hay các tổ chức đầu tư mang tính chính sách; Trung Quốc chủ trương khuyến khích các doanh nghiệp, cá nhân và các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư, thu hút vốn từ nhiều kênh thông qua cơ chế đấu thầu.
Việc thục hiện tín dụng đầu tư Nhà nước do các ngân hàng chính sách của Trung Quốc bao gồm: Ngân hàng kiến thiết phát triển Nhà nước, Ngân hàng phát triển
nông nghiệp Trung Quốc và Ngân hàng xuất nhập khẩu Trung Quốc. Việc phân định ranh giới giữa các ngân hàng được xác định trên cơ sở hoạt động, Ngân hàng phát triển
nông nghiệp Trung Quốc chuyên về lĩnh vục nông nghiệp, Ngân hàng kiến thiết phát triển Nhà nước chuyên về lĩnh vục xây dụng cơ bản và Ngân hàng xuất nhập khẩu Trung Quốc chuyên về lĩnh vục xuất nhập khẩu. Trong 3 Ngân hàng này chỉ có Ngân hàng kiến thiết phát triển Nhà nước là ngân hàng chính sách thuần tuý, hai ngân hàng còn lại hoạt động có tính lưỡng chế: vừa kinh doanh vừa tiếp nhận quản lý nguồn vốn Nhà nước hỗ trợ cho từng lĩnh vục.
thức cấp phát), còn tiến hành nhận tiền gửi và cho vay các doanh nghiệp, cá nhân ở nông thôn, các họp tác xã cung ứng và mua bán ở nông thôn.
Ngân hàng xuất nhập khẩu Trung Quốc: thực hiện việc kinh doanh tiền tệ trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, đồng thời tiếp nhận nguồn vốn Nhà nước hỗ trọ hoạt động ngoại thương dưới hình thức bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.
Ngân hàng kiến thiết phát triển Nhà nước thực hiện quản lý và sử dụng quỹ đầu tư xây dựng mang tính kinh doanh trong ngân sách; phát hành trái khoán tiền tệ cho các tổ chức tiền tệ trong nước và phát hành trái phiếu xây dựng có sự bảo đảm của ngành tài chính ra toàn xã hội; xử lý các khoản vay từ các nước và các tổ chức quốc tế
có liên quan, phát hành trái phiếu ra nước ngoài khi đưọc phép của Nhà nước, căn cứ vào kế hoạch sử dụng vốn nước ngoài của Nhà nước để dự tính và sắp xếp các khoản vay thương mại quốc tế; cho vay nguồn vốn tín dụng đầu tư Nhà nước cho các dự án xây hạ tầng vừa và lớn, các dự án cải tạo kỹ thuật trong các nghành hạ tầng cơ sở và các ngành mũi nhọn; thực hiện các nghiệp vụ thẩm định điều kiện cho vay của các dự án xây dựng, tư vấn và bảo lãnh cho các dự án này, cung cấp các cơ hội thông tin về đầu tư cho các dự án xây dựng trọng điểm liên doanh với nước ngoài.
Đối với Trung Quốc, hoạt động của các ngân hàng chính sách đều phải tuân thủ nguyên tắc cơ bản trong kinh doanh vốn, và vì vậy việc hỗ trọ lãi suất sẽ đưọc thực hiện với chính các ngân hàng này khi các ngân hàng tiến hành cho vay một số hạng mục đầu tư với mức lãi suất bằng không.
* Kinh nghiệm của Nhật Bản
Để khôi phục lại ngành công nghiệp sản xuất bị phá huỷ khi chiến tranh thế giới
thứ hai kết thúc, Chính phủ Nhật Bản thực hiện chính sách ưu tiên các nguồn vật chất và tài chính để phát triển các ngành công nghiệp then chốt. Từ năm 1951, để thực hiện
sản xuất đối với một số nghành công nghiệp then chốt”.
Ngân hàng phát triển Nhật Bản huy động vốn nhàn rỗi, nhung chỉ un tiên cho vay đầu tu theo kế hoạch của Chính phủ với các ngành quan trọng đối với nền kinh tế Nhật Bản thời kỳ bấy giờ như: điện, vận tải, giao thông đuờng thủy, than, thép và một số ngành công nghiệp quan trọng khác. Đó là hình thức hỗ trợ vốn dài hạn để đầu tư phát triển một số ngành công nghiệp then chốt và cần rất nhiều vốn ở thời kỳ đầu của giai đoạn tăng trưởng.
Kết quả đạt được là tập trung các nguồn lực khan hiếm cho các ngành công nghiệp trọng yếu trong thời kỳ tái thiết lúc đó là ngành than, thép; nâng cao năng suất và sản lượng các ngành này. Nhờ đó đã ổn định đầu vào cho các ngành công nghiệp chế tạo, tạo đà cho các ngành liên quan khác phát triển và thực hiện được mục tiêu đuổi
kịp và vượt các nước Mỹ, Tây Âu về công nghệ. Những chính sách và giải pháp đó đã giúp Nhật Bản làm chủ được công nghệ, kỹ thuật mới nhất, tạo được lợi thế cạnh tranh
cho các ngành công nghiệp, tạo nền tảng cho kinh tế Nhật Bản chuyển sang giai đoạn tăng trưởng nhanh sau này.
Tại Nhật Bản, đầu tư dự án có bảo đảm bằng tài sản là thông lệ, nhưng cũng không có quy định pháp lý nào cấm đoán việc cho vay tín chấp, mà do NHTM tự cân nhắc tuỳ theo tình hình tài chính của khách hàng.
Khi đầu tư dự án đối với các khách hàng yếu về năng lực tài chính, mà luật có quy định cụ thể về tiêu chuẩn khách hàng yếu về tài chính, khi đó các NHTM phải đặt một khoản dự phòng lỗ, với một tỷ lệ nhất định do cơ quan dịch vụ tài chính của Chính
phủ quy định. Khoản dự phòng này được coi là lỗ và sẽ giảm lợi nhuận của NHTM. Khi đầu tư các dự án có bảo đảm tại các nước trong khối ASEAN, trong đó có Việt Nam, thì một trong những hình thức thế chấp thông dụng nhất là bảo lãnh do các
chính sách này không nhất thiết áp dụng tại các nước châu Âu và Bắc Mỹ.
* Kinh nghiệm của một số nước khác
Tại Hàn Quốc, Luật nước này quy định về các loại quỹ bảo đảm tín dụng khi
đầu tư tín dụng nói chung và đầu tư dự án nói riêng.
Quỹ bảo lãnh tín dụng được thành lập năm 1976, nhằm cấp bảo đảm cho các khoản nợ đầu tư dự án cho các công ty kinh doanh khi có vấn đề. Quỹ bảo đảm tín dụng công nghệ được thành lập năm 1987, nhằm mục đích cấp bảo đảm tín dụng cho