6. Kết cấu của Luận văn
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Đầu tư Hải Phát
2.1.1.2. Các đơn vị thành viên và tỷ lệ vốn sở hữu
Hệ thống của Tập đoàn Hải Phát bao gồm 10 công ty đi đầu là Hải Phát Invest, 9 công ty còn lại trong Tập đoàn là các công ty con và công ty liên kết, hoạt động độc lập và hỗ trợ lẫn nhau, cùng nhau phát triển.
Hình 2.1: Sơ đồ Hải Phát Invest và các đơn vị thành viên (Nguồn: HPP)
2.1.1.3. Cơ cấu tổ chức của Hải Phát Invest
Khối Đầu tư Khối Triển
khai
Khối Kinh doanh
Khối Vận hành
Ban Đầu tư
Ban Kinh tế - Kỹ thuật Ban Kinh doanh Ban Dịch vụ bán hàng <--- - - - ----X
Ban Thanh tra XD
Ban QL Vận hành SĐT
ty bao gồm tất cả các cổ đông phổ thông có quyền biểu quyết theo Luật Doanh nghiệp và Điều lệ của Công ty. Đại hội đồng cổ đông có trách nhiệm thảo luận và phê
chuẩn những chính sách trung và dài hạn về quá trình phát triển của Công ty, quyết định về cơ cấu vốn, bộ máy quản lý và điều hành các hoạt động của Công ty.
b. Hội đồng quản trị (HĐQT): là cơ quan quản lý Công ty do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của Công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
Hội đồng quản trị có trách nhiệm giám sát TGĐ và các cán bộ quản lý khác do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, định hướng các chính sách tồn tại và phát triển để thực hiện các quyết định của Đại hội đồng cổ đông, phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty.
HĐQT kiểm soát trực tiếp: Văn phòng HĐQT, Ủy ban chiến lược, Ủy ban kiểm soát và Ban Tổng Giám đốc.
- Văn phòng HĐQT: Thự hiện nhiệm vụ thư ký, trợ giúp việc cho HĐQT; Thực hiện nhiệm vụ Pháp chế trong Công ty.
- Ủy ban chiến lược: Tham mưu cho HĐQT trong việc định hướng phát triển doanh nghiệp; Tham mưu cho HĐQT trong việc xây dựng và ban hành mục tiêu SXKD hàng năm; Theo dõi việc thực hiện các mục tiêu của Ban Tổng Giám đốc; Giúp việc cho HĐQT trong một số nhiệm vụ quản trị doanh nghiệp do Chủ tịch HĐQT yêu cầu.
- Ủy ban kiểm soát: Giám sát và đánh giá các hoạt động của Công ty, chất lượng quản lý và điều hành hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban Tổng Giám đốc.
c. Ban Tổng Giám đốc (BTGĐ): BTGĐ của Công ty phải đảm bảo bộ máy quản lý, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trực thuộc sự lãnh đạo của Hội đồng quản trị. Công ty có 01 Tổng Giám đốc và một số Phó Tổng Giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm.
Tổng Giám đốc: là người điều hành mọi hoạt động kinh doanh hàng ngày của Công ty, chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
Các Phó Tổng Giám đốc: là người thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công, ủy nhiệm cụ thể của Tổng Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc, Hội đồng quản trị, trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
d. Các Bộ phận phòng ban:
- Khối Đầu tư: Tham mưu, giúp việc cho Ban Lãnh đạo tổ chức tìm kiếm dự án, lập báo cáo, phân tích dự án, đánh giá các phương án đầu tư và thực hiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư của dự án thuộc địa bàn được giao phụ trách.
T 2017 2018 2019
- Khối Triển khai: Tham mưu, giúp việc cho Ban Tổng Giám đốc trong công tác thiết kế, kỹ thuật triển khai dự án đối với các dự án do Công ty trực tiếp triển khai.
- Khối Kinh doanh: Tham mưu, giúp việc cho Ban Tổng Giám đốc trong việc nghiên cứu, phân tích thị trường bất động sản và công tác tổ chức triển khai bán hàng; Tổ chức thực hiện các công việc kinh doanh, phát triển sản phẩm - dịch vụ; Quản lý, khai thác tài sản sau đầu tư.
- Khối Vận hành: Tham mưu, giúp việc cho Tổng Giám đốc tổ chức thực hiện các công việc chăm sóc khách hàng (Giai đoạn sau khi khách hàng nhận bàn giao sản phẩm), giám sát công tác quản lý tòa nhà; Triển khai công tác bảo hành công trình theo quy định của Pháp luật; phối hợp với Ban Quản trị các tòa nhà quản lý dịch vụ vận hành tòa nhà nhằm đảm bảo mục tiêu chăm sóc khách hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ của Công ty.
- Khối Tài chính kế toán & Quan hệ cổ đông:
+ Tham mưu giúp việc cho Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc Công ty trong các lĩnh vực: Công tác tài chính, Công tác tín dụng; Bảo toàn và phát triển vốn của Công ty và các cổ đông; Công tác cấu trúc TC, mua bán, sáp nhập và đổi mới doanh nghiệp; Kế toán, hạch toán kinh doanh và kiểm soát các hoạt động kinh tế bằng đồng tiền theo các quy định của NN và các quy định của Công ty;
+ Tham mưu, giúp việc cho Ban Tổng Giám đốc trong các công tác: Quan hệ nhà đầu tư/cổ đông và các công việc có liên quan đến cổ phiếu/thị trường chứng khoán, Các phương án huy động vốn bằng cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi; Quan hệ công chúng và truyền thông nội bộ; Xây dựng, quản lý và phát triển thương hiệu Công ty.
- Ban Nhân lực: Tham mưu, giúp việc cho Ban Tổng Giám đốc trong công tác phát triển nguồn nhân lực (Tuyển dụng, đào tạo, đánh giá, chính sách chế độ, khen thưởng - kỷ luật ....), quản trị hệ thống.
- Ban Hành chính tổng hợp: Tham mưu giúp việc cho Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc Công ty; Tổ chức thực hiện công tác quản trị nguồn nhân lực, chế độ chính sách cho người lao động; Quản lý và cung cấp dịch vụ hành chính, công nghệ.