Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu (Trang 41 - 43)

1.4.2.1. Chính sách của Ngân hàng Nhà nước

NHNN ban hành các chính sách chỉ đạo về hoạt động ngân hàng nhằm đảm bảo các ngân hàng thương mại hoạt động theo đúng định hướng của ngân hàng, phù hợp và góp phần thúc đẩy sự phát triểu kinh tế của đất nước. Các chính sách của NHNN thay đổi theo từng thời kỳ để phù hợp với chính sách kinh tế chung của nhà nước và sự phát triển của thị trường tài chính. Để kiểm soát việc huy động vốn của các NHTM, NHNN có các quy định về tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất chiết khấu...Tất cả những chính sách này đều được áp dụng cho tất cả các NHTM, tuy nhiên ảnh hưởng của chúng đến mỗi ngân hàng là hoàn toàn khác nhau. Cụ thể như sau:

- Tỷ lệ dự trữ bắt buộc:

Các NHTM vừa phải đảm bảo tỷ lệ dự trữ theo yêu cầu của NHNN vừa phải đáp ứng nhu cầu cho vay, nên tỷ lệ dự trữ bắt buộc cao sẽ khiến các ngân hàng gặp khó khăn trong việc huy động vốn để cho vay. Khi đó chi phí huy động vốn của các NHTM sẽ phải cao hơn để thu hút càng nhiều vốn càng tốt, đồng thời vốn huy động cho vay sẽ nhỏ hơn. Các ngân hàng nhỏ, vốn ít, khả năng huy động hạn chế thì tỷ lệ dự trữ cao sẽ trở thành một gánh nặng khó giải quyết. - Lãi suất chiết khấu:

NHNN thực hiện tái chiết khấu, tái cấp vốn để cung ứng tiền ra lưu thông bằng biện pháp tái chiết khấu. Nếu chính sách tiền tệ với mục tiêu chống lạm phát thì lúc đó NHNN cung ứng tiền ra lưu thông với lãi suất chiết khấu cao. Và như vậy, nguồn vốn vay từ NHNN của các NHTM sẽ bị hạn chế. Khi đó, các ngân hàng muốn tăng lượng vốn huy động sẽ phải tìm cách huy động từ các nguồn khác chứ không nên trông chờ vào việc đi vay NHNN.

1.4.2.2. Môi trường kinh tế xã hội

Tình hình kinh tế xã hội trong và ngoài nước cũng có tác động không nhỏ đến quá trình huy động vốn của ngân hàng. Khi nền kinh tế tăng trưởng hay suy thoái đều ảnh hưởng đến nghiệp vụ tạo vốn của các NHTM. Mọi biến động của nền kinh tế bao giờ cũng được biểu hiện rõ trong vệc tăng, giảm nguồn vốn huy động từ bên ngoài của ngân hàng. Nền kinh tế tăng trưởng, sản xuất phát triển, từ đó tạo điều kiện tích lũy nhiều hơn do đó tạo môi trường vốn dồi dào cho NHTM. Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái, sản xuất kinh doanh trì trệ, không tạo được giá trị tích lũy, thiếu vốn hoạt động từ đó cũng không còn môi trường vốn dồi dào cho các NHTM.

1.4.2.3. Tâm lý, thói quen khách hàng

Tập quán tiêu dùng cũng ảnh hưởng rất nhiều đến nghiệp vụ tạo vốn của các ngân hàng. Những đối tượng khách hàng không có nhu cầu gửi tiền mà chỉ cất trữ hoặc sử dụng tiền nhàn rỗi của họ thì việc huy động vốn sẽ rất khó khăn. Chẳng hạn, tại thời điểm vàng còn giá trị thì người dân có xua hướng mua vàng về cất trữ, hoặc có tâm lý, thói quen muốn sử dụng tiền mặt mà không thanh toán qua ngân hàng.Còn khi người dân có nhu cầu hưởng lãi hoặc bảo quản tài sản tại nơi có mức độ an toàn cao thì họ sẽ gửi tiền vào ngân hàng nhiều hơn, khi đó cơ hội huy động vốn của ngân hàng tăng lên.

Ở những nước phát triển, nhu cầu giao dịch không sử dụng tiền mặt, thanh toán qua ngân hàng rất phát triển. Hầu hết những người có thu nhập đều mở tài khoản thanh toán qua ngân hàng. Tuy nhiên ở những nước kém phát triển, thu nhập của người dân thấp, nhu cầu giao dịch qua ngân hàng còn hạn chế nên rất ít người mở tài khoản tại ngân hàng. Điều này sẽ hạn chế khả năng tạo vốn của ngân hàng từ nguồn tiền nhàn rỗi dùng để thanh toán của một bộ phận dân cư.

Một phần của tài liệu (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w