Một là, thực hiện tái cơ cấu hệ thống NH nhằm thu hẹp các NH nhỏ yếu kém, kiện toàn hệ thống tài chính lành mạnh và hiệu quả.
Hai là, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng.
Ngân hàng nhà nuớc là trung tâm thanh toán, chuyển đôit, bù trừ giữa các NHTM. Bởi vậy NHNN cần đi truớc đón đầu trong việc thực hiện hiện đại hóa công nghệ ngân hàng. Hạn chế việc dùng tiền mặt trong công tác
thanh toán, nâng cao chất lượng các phương tiện và công cụ thanh toán.
Có chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho các NHTM tự đầu tư, hợp tác, liên kết đầu tư cho cơ sở hạ tầng, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng. Cục công nghệ ngân hàng có vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu, lựa chọn đưa ra các quy chuẩn thống nhất về công nghệ và sản phẩm tiên tiến trong và ngoài nước nhằm tư vấn, định hướng cho các NHTM sử dụng. Một vấn đề đáng chú ý hiện nay là, trong khi nguồn lực của mỗi ngân hàng hạn chế, thị trường dịch vụ ngân hàng manh mún, rất cần sự liên kết giữa các ngân hàng để tiết giảm chi phí đầu tư dịch vụ. Song, đáng tiếc là NHTM lại chưa bắt tay được với nhau, mỗi ngân hàng thực hiện theo một quy chuẩn riêng gây ra lãng phí trong đầu tư và tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh. Do vậy, với vai trò là ngân hàng của các ngân hàng, việc NHNN tập trung sức mạnh của cả hệ thống NHTM là hết sức cần thiết.
Ba là, tăng cường chức năng thanh tra giám sát của NHNN về hoạt động kinh doanh tại các NHTM nhằm ngăn chặn và có biện pháp xử lý kịp thời đối với các NH cạnh tranh không lành mạnh, ảnh hưởng đến sự bất ổn của nền kinh tế và uy tín của ngân hàng đối với người dân.
Bốn là, một khi thị trường trở nên sôi động, NHNN cần trao quyền tự chủ rộng rãi hơn cho các NHTM quyết định các mức lãi suất (kể cả tiền gửi và cho vay) cũng như các hình thức huy động...để có thể thu hút khách hàng được mạnh mẽ hơn.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở hệ thống hóa, phân tích lý luận cơ bản, đánh giá thực trạng huy động vốn và đua ra các giải pháp huy động vốn tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thuơng, Luận văn đã đua ra đuợc định huớng phát triển và hoàn thiện một số giải pháp huy động vốn của Saigonbank trong thời gian tới. về định huớng phát triển, căn cứ vào chiến luợc của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thuơng giai đoạn 2014 - 2016, tầm nhìn đến 2020 và dự báo những yếu tố tác động, luận văn đã đua ra những nội dung cụ thể: tạo ra nguồn tiền gửi ổn định, tập trung huy động vốn từ dân cu và các tổ chức kinh tế. Phải coi đây là nguồn vốn chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, không phụ thuộc vào các nguồn khác hay biến động của thị truờng. Ngân hàng cần tiếp tục hiện đại hóa công nghệ ngân hàng nhằm cung cấp các sản phẩm dịch vụ có chất luợng cao, mang tính đặc trung của ngân hàng để nâng cao uy tín đối với khách hàng, góp phần tạo nguồn vốn ổn định với quy mô, cơ cấu phù hợp với yêu cầu phát triển. Bên cạnh việc đa dạng hóa các hình thức huy động vốn nhằm thu hút tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong các tầng lớp dân cu và doanh nghiệp, cần luôn theo sát biến động của lãi suất trên thị truờng để đua ra những chỉ đạo kịp thời, linh hoạt điều chỉnh lãi suất huy động vốn; gắn chiến luợc tạo nguồn vốn với chiến luợc sử dụng vốn trong một thể thống nhất, đồng bộ để phát huy tối đa hiệu quả sử dụng vốn. về việc hoàn thiện một số giải pháp huy động vốn tại Saigonbank, luận văn đã đua ra các giải pháp và kiến nghị phù hợp với thực tiễn, có cơ sở khoa học và có tính khả thi.
KẾT LUẬN
Để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020 đòi hỏi phải có một nguồn vốn lớn để phục vụ cho nhu cầu đầu tư của nền kinh tế. Đây là nhiệm vụ hết sức to lớn của hệ thống ngân hàng.
Trong những năm qua hệ thống ngân hàng nước ta đã có những bước phát triển đáng kể. Các hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng đều tăng trưởng mạnh, mang lại được một khối lượng lớn vốn cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy vậy hệ thống NHTM Việt Nam vẫn còn những tồn tại cần được chấn chỉnh, đặc biệt là công tác huy động vốn.
Luận văn trên đây đã đạt được những kết quả sau:
- Bằng lý luận đã làm rõ hình thức huy động vốn của NHTM, các tiêu thức
đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác huy động vốn của các NHTM.
- Phân tích thực trạng để thấy được kết quả, những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó.
- Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương
Với luận văn này em mong muốn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả huy động vốn của các NHTM nói chung và Saigonbank nói riêng. Đây là một vấn đề lớn, khá rộng mà khả năng nhận thức, lý luận của em còn hạn chế vì vậy không tránh khỏi những hạn chế, sai sót cần hoàn thiện, bổ sung. Em rất
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
2. Luật các tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10
3. Báo cáo thường niên 2014, 2015 & 2016 của Saigonbank
4. Giáo trình Ngân hàng thương mại, NGƯT. TS Tô Ngọc Hưng (2009) nhà xuất bản thống kê.
5. Website Ngân hàng nhà nước: www.sbv.gov.vn
6. Website Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương:
www.saigonbank.com.vn