Kiến nghị với Chính phủ

Một phần của tài liệu (Trang 101 - 103)

Một là, cần tạo lập một môi trường hành lang pháp lý ổn định, phù hợp với các quy tắc và thông lệ quốc tế đối với hoạt động của Ngân hàng.

Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó việc Việt Nam là thành viên chính thức của tổ chức thương mại Thế Giới (WTO) đã khiến cho hoạt động ngân hàng tại Việt Nam đã thay đổi nhanh chóng, do vậy các quy định về hoạt động ngân hàng cũng phải được đổi mới theo hướng quốc tế hóa. Sự phát triển của công nghệ cho ra đời một số sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới với cách thức và quy trình giao dịch khác với sản phẩm truyền

thống, các văn bản pháp lý của chính phủ cần có sự điều chỉnh phù hợp với tốc độ phát triển của khoa học công nghệ. Nói cách khác, cần hoàn thiện môi trường pháp luật theo hướng minh bạch, thông thoáng, ổn định, bình đẳng và an toàn cho các NHTM khi tham gia vào thị trường tài chính. Đảm bảo tính thống nhất đồng bộ giữa hệ thống pháp luật và các văn bản hướng dẫn thực hiện, kịp thời sửa đổi và bổ sung những điểm bất hợp lý của hệ thống pháp luật hiện hành, đảm bảo tính thống nhất và khả thi cho toàn bộ hệ thống.

Hai là, duy trì môi trường kinh tế vĩ mô ổn định.

Sự ổn định và tăng trường bền vững của nền kinh tế vĩ mô có mối quan hệ mật thiết với hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung, Saigonbank nói riêng. Chỉ khi kinh tế phát triển, lạm phát được kiềm chế, giảm phát được khắc phục, giá trị đồng nội tệ và mức lãi suất ổn định thì mọi người dân cũng như các doanh nghiêp mới yên tâm, tin tưởng vào hoạt động của ngân hàng. Cũng chỉ trong các điều kiện nhu vậy thì hoạt động của ngân hàng mới trở nên sôi động, tăng doanh số hoạt động mang lại lợi nhuận cho khách hàng và phục vụ nền kinh tế đất nước. Ngược lại, trong bối cảnh nền kinh tế vĩ mô biểu hiện những dấu hiệu sa sút thì khách hàng ( các doanh nghiệp, cá nhân) cũng như các ngân hàng giảm doanh số giao dịch trên thị trường và dẫn đến trì trệ trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.

Nhằm giữ vững nền kinh tế phát triển ổn định, bền vững, Chính phủ cần tiếp tục bổ sung và cụ thể hóa việc thực hiện các giải pháp kích cầu đầu tư và tiêu dùng dựa trên nền tảng các chính sách kinh tế vĩ mô đồng bộ, hợp lý mà trong đó chính sách tài chính là then chốt, tiếp tục loại bỏ những bất hợp lý trong cơ cấu kinh tế. Chỉ có như vậy mới có thể tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, tạo ra môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, tạo lập niềm tin và kích thích công chúng đầu tư, xóa bỏ tâm lý e ngại, dè chừng của công chúng, từ đó hoạt động kinh doanh ngân hàng ổn định, phát triển

bền vững, phục vụ nền kinh tế.

Ba là, cần có thêm những quy định ràng buộc việc thanh toán qua Ngân hàng của công chúng và các ngành dịch vụ khác, giảm bớt luu thông tiền mặt nhất là trong giai đoạn nền kinh tế phát sinh nhiều hiện tuợng tiêu cực nhu hiện nay.

Nhà nuớc nên có những quy định ràng buộc liên kết các ngành nhu buu điện, thuế, nuớc, điện để thực hiện thanh toán các chi phí điện nuớc, điện thoại, nộp học phí, nộp thuế... qua tài khoản tại ngân hàng. Các mặt hàng giá trị lớn phải thanh toán qua ngân hàng và các cơ quan nhà nuớc nhu Thuế, Hải quan...phải tiến tới chỉ nhận chuyển khoản mà không nhận thu bằng tiền mặt. Điều đó sẽ có tác dụng rất lớn trong việc hạn chế sử dụng tiền mặt, tăng thanh toán qua ngân hàng và nâng cao đuợc ý thức của nguời dân trong việc lụa chọn thực hiện các dịch vụ của ngân hàng. Để từ đó có thể làm cho việc sử dụng dịch vụ của ngân hàng trở thành thói quen của nguời dân nhu các nuớc phát triển đã làm. Qua đó sẽ hạn chế đáng kể các hiện tuợng tiêu cực nhu lãng phí, tham ô, tham nhũng trong nền kinh tế.

Bốn là, thực hiện xã hội hóa hoạt động ngân hàng. Nghĩa là quá trình làm cho mọi nguời dân, mọi ngành, mọi cấp nhận thức đầy đủ các loại sản phẩm, , dịch vụ ngân hàng, để trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào các hoạt động ngân hàng trong những điều kiện cho phép.

Một phần của tài liệu (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w