trong hệ thống Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam
2.3.3.1. Tổ chức hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ
Tổ chức hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ của VietinBank được thực hiện như sau:
- Hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ của VietinBank được tiến hành dựa vào kế hoạch kiểm tra hàng năm của ngân hàng gồm có kiểm tra thường
xuyên và kiểm tra đột xuất theo quy định của ngân hàng và yêu cầu của Ban
lãnh đạo của ngân hàng.
- Phương thức kiểm tra, kiểm soát nội bộ của ngân hàng gồm có hai phương thức chính là phương thức giám sát từ xa và phương thức kiểm tra
trực tiếp. Trong đó:
+ Phương thức giám sát từ xa: là phương thức kiểm tra, kiểm soát tình hình tín dụng của toàn hệ thống ngân hàng thông qua hệ thống phần mềm ứng dụng và các báo cáo tổng hợp liên quan đến hoạt động tín dụng của các đơn vị kinh doanh và Khối quản lý rủi ro.
+ Phương thức kiểm tra trực tiếp: là phương thức kiểm tra, kiểm soát hoạt động tín dụng của Khối quản lý rủi ro trực tiếp tại các đơn vị kinh doanh về các khoản vay của các khách hàng của VietinBank. Phương thức này
phương thức xếp hạng mức độ rủi ro từ cao xuống thấp và dự nợ cho vay từ lớn đến bé.
2.3.3.2. Kiểm tra hoạt động tín dụng của kiểm tra kiểm soát nội bộ.
Kiểm tra kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng là một phần trong công tác kiểm tra kiểm tra kiểm soát nội bộ của Vietinbank.Việc kiểm tra của bộ máy kiểm tra kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng trong hệ thống Ngân hàng Công thương tuân thủ nguyên tắc kịp thời, thường xuyên, có trọng tâm, trọng điểm; đảm bảo tính khách quan trung thực.
Việc kiểm tra hoạt động tín dụng được thực hiện bằng các phương thức: - Kiểm tra chứng từ tín dụng hàng ngày.
- Kiểm tra định kỳ hàng tháng, quý, năm.
- Kiểm tra thường xuyên theo chương trình công tác hoặc kế hoạch đã duyệt.
- Kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu không bình thường hoặc có phản ảnh của khách hàng hay phương tiện thông tin đại chúng.
- Phúc tra để xem xét đánh giá việc khắc phục những sai phạm trong các đợt kiểm tra.
Thông thường, việc kiểm soát kết hợp các phương thức kiểm soát trên với 2 biện pháp giám soát từ xa và kiểm tra tại chỗ. Ví dụ: hàng ngày Kiểm tra kiểm soát nội bộ sẽ kiểm soát tại chỗ đối với hoạt động tín dụng phát sinh hàng ngày tại chi nhánh hoặc trực tiếp kiểm tra theo kế hoạch. Kiểm soát từ xa là việc giám sát dựa vào các báo cáo về tín dụng.
Trừ hoạt động giám sát từ xa, khi thực hiện các hình thức kiểm tra khác Kiểm tra kiểm soát nội bộ phải tuân thủ các quy trình đã thống nhất trong hệ thống, bao gồm: xác định nội dung, lập kế hoạch, ra quyết định kiểm tra và thông báo cho các đơn vị bị kiểm tra, thực hiện kiểm tra, kết luận kiểm tra. Trong quá trình kiểm tra, tùy thuộc vào tình hình cụ thể, các đoàn kiểm tra có
các kỹ thuật khai thác số liệu, điều tra chứng cứ... để đảm bảo kết quả kiểm tra một cách chính xác và hiệu quả.
- Qua công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng của Vietinbank, phát hiện nhiều nơi chua chú trọng về chất luợng thẩm định
tín dụng: Nội dung thẩm định còn sơ sài, kết luận không chính xác,
phân tích
nguồn thông tin chua tốt để phục vụ cho công tác thẩm định.
- Việc giải ngân bằng tiền mặt đôi khi không thực hiện đúng quy định, không kiểm tra kịp thời nên không phát hiện việc sử dụng vay tiền, đảo nợ,
chỉ kiểm tra duy nhất một lần sau khi cho vay hoặc không kiểm tra dẫn đến
vốn đi đâu về đâu mà cán bộ Ngân hàng không nắm rõ, truờng hợp này
tỷ lệ
rủi ro rất cao.
- Bên cạnh đó việc nhận tài sản để đảm bảo tiền vay nhiều khi chua đủ điều kiện, hồ sơ giấy tờ không đảm bảo tính chất pháp lý, không đi đăng ký
giao dịch bảo đảm, hợp đồng thế chấp không công chứng... gây bất lợi cho
Ngân hàng, Những nguyên nhân trên đã gây nên việc tòa quyên vô hiệu đối
với hợp đồng tín dụng, bảo đảm khiến việc thu nợ khó khăn, hoặc nếu
có xử
lý đuợc thì thu lại tài sản thấp hơn so với tiền vay.
2.3.3.3. Nội dung kiểm tra hoạt động tín dụng của Kiểm tra kiểm soát nội bộ
Đối với hoạt động tín dụng, kiểm tra tập trung vào hai phạm vi cơ bản là kiểm tra việc cho vay và bảo lãnh theo hai nội dung chủ yếu là kiểm tra tuân thủ và kiểm tra tài chính kế toán cho vay.
Thứ nhất, kiểm tra tuân thủ.
Mục đích chủ yếu của việc kiểm tra tuân thủ là kiểm tra, đánh giá việc chấp hành các quy định hiện hành của Luật pháp và của Vietinbank về cho vay, bảo lãnh, L/C... nhằm phát hiện và đề ra các biện pháp khắc phục các trường hợp vi phạm trong hoạt động tín dụng Ngân hàng.
Nội dung kiểm tra hoạt động tín dụng bao hàm:
- Kiểm tra tư cách pháp lý của khách hàng vay vốn. Việc kiểm tra này nhằm xác định tính hợp pháp, hợp lệ về mặt pháp lý đối với khách hàng vay
vốn là thể nhân cũng như pháp nhân; tính hợp pháp trong trường hợp ủy quyền; của Bên bảo lãnh.
- Kiểm tra hồ sơ vay vốn nhằm xác định tính hợp lệ của bộ hồ sơ theo quy định, trong đó lưu ý những quy định tại Luật các doanh nghiệp về các
trường hợp đầu tư, phương án vay vốn phải thông qua HĐQT hoặc Đại hội
đồng cổ đông.
- Kiểm tra việc thẩm định hồ sơ vay vốn phù hợp với quy trình thẩm định đã ban hành, xác định những sai sót theo quy định của pháp luật về thủ
tục đầu tư; kiểm tra việc phán quyết phù hợp với mức phân cấp ủy quyền.
- Kiểm tra tư cách pháp nhân, tính hợp pháp của tài sản đảm bảo tiền vay; việc thẩm định phù hợp với quy định hiện hành về thủ tục đảm bảo tiền
kiểm tra đối với hoạt động tín dụng. Vấn đề khác nhau là ở chỗ, khi kiểm tra nghiệp vị bảo lãnh Kiểm tra viên chú trọng đến đặc thù của từng bảo lãnh để kiểm tra các quy trình thẩm định, lập hợp đồng bảo lãnh, lập các thủ tục bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh; nội dung bảo lãnh...
Thứ hai, kiểm tra tài chính.
Quá trình kiểm tra này Kiểm tra viên xác định việc hạch toán và thể hiện số liệu về:
- Tổng dư nợ cho vay, nợ quá hạn; lãi quá hạn, việc thu lãi đúng về mức lãi suất và thời hạn...;
- Tổng trị giá bảo lãnh; Tổng giá trị tài sản đảm bảo thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh...
- Nợ trung và dài hạn; nợ cho vay có tài sản đảm bảo tiền vay... - Kiểm tra tình hình phân loại nợ.
Trong quá trình kiểm tra, kiểm tra viên xác định tỷ trọng: - Nợ quá hạn / Tổng dư nợ,
- Nợ xấu trên / Tổng dư nợ,
- Tổng dư nợ một khách hàng / tổng dư nợ,
- Tổng dư nợ đối với nhóm khách hàng / tổng dư nợ,
- Tổng dư nợ cho vay + bảo lãnh một khách hàng / tổng dư nợ,
- Tổng dư nợ cho vay + bảo lãnh của một nhóm khách hàng / tổng dư nợ. - Tổng trị giá bảo lãnh; Tổng nợ phát sinh từ bảo lãnh do ngân hàng trả
nợ thay.
Trên cơ sở số liệu kế toán, kiểm tra viên xác định các tỷ lệ an toàn theo Thông tư số 13/2010/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước; xác định tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu để đánh giá sự phù hợp giữa thực tiễn và chiến lược phát triển của Ngân hàng..