Nhóm các giải pháp hỗ trợ

Một phần của tài liệu (Trang 89 - 92)

3.2.5.1. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ kiểm tra viên theo chuyên môn tín dụng

Yêu cầu đào tạo bồi dưỡng đội ngũ kiểm tra viên luôn là mục tiêu hàng đầu để nâng cao chất lượng kiểm tra kiểm soát nội bộ.

Định kỳ Vietinbank cần phải có kế hoạch đào tạo và triển khai các lớp học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ của tòan bộ hệ thống cán bộ khối quản lý rủi ro nói chung và các kiểm tra viên nói riêng.

Định kỳ hàng tuần, hàng tháng các Phòng ban kiểm tra, kiểm tóan cần phải họp giao ban các nội dung hoạt động kiểm tra kiểm soát của tòan bộ khối nhằm tổng kết nội dung kế hoạch, công việc đang triển khai và chất lượng kết quả kiểm tra kiểm soát các đơn vị để phổ biến công việc cũng như kinh nghiệm đến tòan thể đội ngũ kiểm tra kiểm soát.

Định kỳ hàng quý, khối kiểm tra kiểm soát cần tổ chức các hội thảo chuyên đề hướng dẫn, cập nhật thông tin, phân tích rủi ro Hệ thống giúp cho

điển hình nhằm phổ biến đến đội ngũ kiểm tra viên. Hình thức sổ tay nghiệp vụ có thể là bằng văn bản, sách báo hoặc sản phẩm bài viết trên web điện tử để có thể truyền đạt một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Việc đào tạo có thể tiến hành theo phuơng pháp đào tạo chung có phân ban về chuyên môn nghiệp vụ cụ thể. Ví dụ, đối với kiểm tra viên về tín dụng trong quá trình đào tạo cần đi sâu vào từng nghiệp vụ tín dụng nhu cho vay, bảo lãnh, trái phiếu đầu tu...

Việc đào tạo cần thực hiện thuờng xuyên. Đặc biệt, khi có những thay đổi mới về luật pháp, định huớng, những cơ chế, quy trình nội bộ cần tổ chức đào tạo ngay cho đội ngũ kiểm tra viên.

Ngoài nâng cao đào tạo bồi duỡng nội bộ, Vietinbank cần chú trọng tuyển dụng cán bộ kiểm tra kiểm soát ngòai hệ thống. Cập nhật các phuơng pháp quản trị rủi ro theo mô hình các nuớc tiến bộ hoặc các mô hình tiên tiến trong nuớc.

Việc đào tạo cần đuợc quan tâm đúng mức, đào tạo theo thực chất và nhu cầu công việc; tránh tình trạng đại trà và qua loa. Mục đích đào tạo là tạo ra một đội ngủ kiểm tra viên có trình độ chuyên môn sâu về tín dụng. Không để tình trạng nguời kém trình độ chuyên môn đi kiểm tra các sản phẩm do những nguời có trình độ cao làm ra. Chất luợng kiểm tra viên, chuyên môn sâu của họ là một trong các yếu tố quan trọng để nâng cao vai trò và vị thế của công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ đối với hoạt động Ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng.

3.2.5.2. Xây dựng các chương trình phần mềm phục vụ cho công tác

Công cụ để đảm bảo cho bộ phận kiểm tra kiểm soát nắm bắt mọi thông tin một cách thuận tiện, dễ dàng, liên tục và đầy đủ hệ thống số liệu phục vụ cho công tác kiểm tra, kiểm toán đối chiếu hồ sơ gốc chính là các ứng dụng phần mềm tin học của ngân hàng.

Xây dựng thiết kế phần mềm chuyên biệt phục vụ công tác kiểm tra kiểm tóan phù hợp định hướng quản lý rủi ro của Ban lãnh đạo Ngân hàng. Yêu cầu chương trình phải theo dõi với tính chất đầy đủ của kế hoạch, nội dung, lịch sử kiểm tra, chi tiết kết quả một cuộc kiểm tra của đơn vị được kiểm tra. Yêu cầu chương trình phải có các bước đệ trình và phê duyệt theo phân cấp thẩm quyền; đồng thời phải có tính mở cập nhật sửa đổi bổ sung quy trình, quy định, các mã lỗi để bắt kịp với nhu cầu đổi mới.

Cần liên tục xây dựng hòan thiện, nâng cao hiệu quả của các chương trình phần mềm quản lý số liệu của đối tượng được kiểm tra một các liên tục, kịp thời, chi tiết và chính xác. Phần mềm của các NHTM hiện nay đều xây dựng trên nền tảng công nghệ ngân hàng lõi Core Banking của các ngân hàng nước ngòai trong đó ngòai chức năng dịch vụ còn kèm chức năng thống kê báo cáo. Tuy nhiên chức năng có sẵn của các phần mềm nền tảng thường không theo kịp nhu cầu nắm bắt số liệu để phục vụ công tác quản trị, kiểm t ra kiểm soát. Vì vậy ngân hàng cần phải chú trọng công tác thiết kế xây dựng công cụ phần mềm báo cáo số liệu một cách kịp thời để đón đầu xu hướng, chủ động trong khâu quản trị Ngân hàng.

Ngòai ra ngân hàng cần ra quy định việc tiếp cận nguồn số liệu đối với kiểm tra viên trong đó có yếu tố bảo mật. Cần có một quyết định của HĐQT về việc Kiểm tra kiểm soát được quyền tiếp cận thông tin ở mức cao về hoạt động tín dụng và các hoạt động khác của Ngân hàng, tránh tình trạng khi cần thì kiểm tra kiểm soát nội bộ phải xin ý kiến các cấp lãnh đạo.

3.2.5.3. Lập Ngân hàng dữ liệu về khách hàng

Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ ở các cấp cần thường xuyên theo dõi và phân tích thị trường, tập hợp các số liệu về tình hình phát triển của nền kinh tế nói chung và khách hàng nói riêng; lập Ngân hàng dữ liệu phục vụ cho công tác kiểm tra.

Dữ liệu cần bao gồm danh sách các khách hàng đen, khách hàng có lịch sử xấu trong hoạt động ngân hàng. Ngòai ra cần theo dõi, nắm bắt các khách hàng có hoạt động, tình hình tài chính kém hiệu quả, có nguy cơ xảy ra nợ xấu để rà soát các chi nhánh đang cho vay để định hướng biện pháp ứng xử phù hợp.

Các nhận định đánh giá của Kiểm tra kiểm soát nội bộ cần có minh chứng bằng chứng số liệu, thông tin đáng tin cậy về thị trường. Nếu không có hệ thống thông tin riêng, Kiểm tra kiểm soát nộ bộ sẽ khó khăn khi đánh giá rủi ro, đặc biệt rủi ro hoạt động, rủi ro chính sách, rủi ro tỷ giá, rủi ro pháp lý...

Một phần của tài liệu (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w