Giải pháp về kiểm tra kiểm soát tín dụng

Một phần của tài liệu (Trang 92 - 97)

Hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại nói chung và của hệ thống ngân hàng Vietinbank nói riêng là hoạt động mang lại nguồn thu chủ yếu của các ngân hàng và cũng là một trong những hoạt động tồn tại nhiều rủi ro nhất trong các hoạt động của ngân hàng. Chính vì vậy, việc hạn chế rủi ro tín dụng là một trong những vấn đề hết sức quan trọng, có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các ngân hàng. Một trong những yếu tố giúp các ngân hàng phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng là công tác kiểm tra, kiểm soát tín dụng. Để hoạt động kiểm tra, kiểm soát tín dụng đạt được hiệu quả cao thì luận văn đề xuất một số các biện pháp sau:

3.2.6.1. Tần suất kiểm tra kiểm soát tín dụng

Hàng ngày theo cấp thẩm quyền tín dụng, các khoản tín dụng cần được kiểm soát trước, trong và sau khi giải ngân. Hiện nay khoản tín dụng chỉ được phép giải ngân khi đầy đủ hồ sơ, vì vậy việc kiểm tra lại hồ sơ tín dụng một lần nữa mang tính ra soát nhưng vẫn chưa đem lại hiệu quả như kì vọng vì vậy Vietinbank cần xây dựng cơ chế gắn trách nhiệm theo thẩm quyền để đảm bảo một cá nhân sai phạm không thể thực hiện chót lọt.

nhật, đánh giá viêc tăng trưởng tín dụng, so sánh với các hệ số an toàn, và định hướng phát triển của Ngân hàng.

Kết quả phân tích cần lưu lại trong phần mềm máy tính một cách hệ thống, trong trường hợp có những vấn đề quan trọng cần báo cáo lãnh đạo để có biện pháp chấn chỉnh.

Trong quá trình phân tích, nếu cần thiết Kiểm tra kiểm toán nội bộ cần tổ chức kiểm tra sâu, riêng lẻ các trường hợp quan tâm.

Báo cáo kiểm tra hàng ngày cần gửi về Ban kiểm tra kiểm soát nội bộ bằng cách truyền file hoặc gửi công văn.

Trên cơ sở báo cáo cập nhật của kiểm tra kiểm soát nội bộ tại các Chi nhánh, Ban kiểm tra kiểm soát nội bộ tổng hợp phân tích tình hình hoạt động tín dụng trong hệ thống để báo cáo Ban lãnh đạo có hướng chỉ đạo, đồng thời Ban kiểm tra kiểm soát có chỉ đạo chuyên môn theo hệ thống đối với các phòng kiểm tra kiểm soát tại Chi nhánh.

3.2.6.2. Tổ chức kiểm tra định kỳ

Ngòai biện pháp giám sát thường xuyên, định kỳ hàng quý, Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ (Bộ phận kiểm soát tín dụng) của các Chi nhánh tiến hành kiểm tra toàn diện hoạt động tín dụng trong chi nhánh, gửi báo cáo lên Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ (Bộ phận kiểm tra tín dụng) của Hội sở để tổng hợp. Báo cáo kiểm tra phải đánh giá đúng bản chất tín dụng và thực trạng nợ xấu của toàn hệ thống nói chung và của từng chi nhánh nói riêng; trong đó cần nhận dạng đựợc những nguyên nhân rủi ro cần cảnh báo như:

* Rủi ro ngành,

* Rủi ro do tăng trưởng tín dụng không cân đối, * Rủi ro do thời hạn cho vay,

* Rủi ro do cho vay không có bảo đảm,

* Rủi ro do không tuân thủ,

Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ đề xuất những biện pháp để phòng ngừa rủi ro.

Trên cơ sở đề xuất của Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ, HĐQT, Ban điều hành cần có những biện pháp chỉ đạo để khắc phục những yếu tố rủi ro.

3.2.6.3. về nội dung kiểm tra kiểm soát tín dụng.

Kết quả kiểm tra cần được, đánh giá một cách đầy đủ trên các mặt sau: - Nhận xét khái quát ban đầu về quy mô khối lượng, chất lượng tín

dụng nói chung, trong đó cần nêu từng nghiệp vụ cụ thể (cho vay, bảo lãnh,

chiết khấu); Về việc chấp hành quy định các văn bản pháp quy về hoạt động

tín dụng.

- Nhận xét việc chấp hành với từng loại nghiệp vụ cụ thể, cần lưu ý: + Đối với nghiệp vụ cho vay

Nhận xét về hồ sơ cho vay có đảm bảo tính pháp lý hay không? Có đầy đủ không? (Gồm hồ sơ vay vốn; hồ sơ kiểm soát sau, xử lý nợ và thanh lý hợp đồng tín dụng).

Nhận xét bên vay có đủ điều kiện vay vốn hay không? phân loại các trường hợp không đủ điều kiện theo từng tiêu thức: Pháp lý, tư cách vay vốn; Tình hình tài chính; Mục đích sử dụng vốn vay; tính khả thi và hiệu quả phương án kinh doanh, dự án đầu tư; biện pháp bảo đảm tiền vay.

Nhận xét việc áp dụng các phương thức cho vay có phù hợp không? Khách hàng nào không đủ tín nhiệm lại được vay với phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng. Nếu cho vay hợp vốn có theo đúng quy định không? Việc mua, bán nợ có lành mạnh không?

Nhận xét việc chấp hành các quy định khác: Mức cho vay; lãi suất cho vay; thời hạn cho vay; đối tượng cho vay; mục đích cho vay; nguồn trả nợ

ngoại tệ; miễn, giảm lãi vay...

Nhận xét việc kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau xử lý nợ có đúng quy định không? Gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ có đúng nguyên nhân khách quan không? Phát mại tài sản thu hồi nợ có đúng quy định về thủ tục đấu giá, định giá không? Nếu việc xử lý nợ không đúng sẽ ảnh hưởng nhiều đến việc đánh giá chất lượng nợ vay, khả năng thu hồi nợ và trích quỹ dự phòng nên cần kiểm tra kỹ và nhận xét cụ thể về khâu này.

Đối với các khoản cho vay ưu đãi và cho vay đầu tư xây dựng theo kế hoạch Nhà nước có đúng theo quy định không, có nhận vốn của Chính phủ rồi lại cho vay trường hợp khác không?

Đối với cho vay theo uỷ thác có phù hợp với quy định của pháp luật về tín dụng Ngân hàng và hợp đồng uỷ thác không?

Sau đó, tổng hợp nhận xét chung việc chấp hành quy định về nghiệp vụ cho vay và mức độ ảnh hưởng của nó tới chất lượng cho vay.

+ Đối với nghiệp vụ bảo lãnh

Kiểm tra, nhận xét đối tượng được bảo lãnh của Ngân hàng được kiểm toán có vượt mức quy định theo tỷ lệ so với quỹ bảo lãnh hay không?

+ Bảo lãnh nước ngoài.

Kiểm tra, nhận xét đối tượng được bảo lãnh (bên được bảo lãnh) có đủ điều kiện theo quy trình cấp tín dụng hiện hành không? (Tư cách; tài chính, mục đích, thời hạn, phương án, dự án đầu tư; tài sản bảo đảm, bảo hiểm.)

Kiểm tra, nhận xét các hình thức bảo lãnh có phù hợp với thông lệ quốc tế và quy định của Chính phủ Việt Nam hay không? (lưu ý hình thức L/C mua hàng trả chậm: kiểm tra hậu vận đơn/ ủy quyền nhận hàng khi khách hàng chấp nhận thanh toán; kiểm soát sử dụng hàng hóa trả chậm; kiểm soát kế hoạch thu xếp tiền thanh toán có phù hợp?).

Kiểm tra, nhận xét bên được bảo lãnh có đủ điều kiện không? (tư cách; tình hình tài chính; có tín nhiệm quan hệ tín dụng, thanh toán, có tài sản bảo đảm)

Kiểm tra, nhận xét hồ sơ, thủ tục cấp bảo lãnh có đầy đủ không? Ngân hàng phải cam kết gì với bên nhận bảo lãnh? (theo từng loạit: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh bảo đảm hoàn tiền ứng trước...) . Việc cam kết của Ngân hàng có phù hợp với quy định hiện hành của Vietinbank?

+ Đối với nghiệp vụ cho thuê tài chính

Nhận xét bên thuê có đủ điều kiện không (là pháp nhân được thành lập theo pháp luật Việt Nam, sản suất kinh doanh có lãi, tài chính lành mạnh, có dự án sản xuất kinh doanh khả thi.)

Kiểm tra, nhận xét hồ sơ xin thuê có đầy đủ không? Thẩm định sự cần thiết thuê mua có hợp lý? Việc xác định giá trị tài sản thuê mua có phù hợp với thực tế? Thời hạn thuê có phù hợp với khả năng, thời gian thu hồi vốn không?

Kiểm tra việc tuân thủ quy định về sử dụng nguồn vốn của Công ty cho thuê tài chính (Tổng mức cho thuê tài chính đối với một khách hàng không được vượt quá 30% vốn tự có; Khách hàng đặt cọc tối thiểu 20% giá trị thuê;)

+ Đối với nghiệp vụ chiết khấu

Kiểm tra, nhận xét việc chấp hành các quy định về chiết khấu, trong đó lưu ý các thương phiếu có theo đúng luật lưu thông hối phiếu hay không, các giấy tờ có giá có đủ tiêu chuẩn được chiết khấu không?

Kiểm tra, nhận xét hồ sơ, thủ tục chiết khấu có đầy đủ, chặt chẽ hay không? Việc tạm ứng được tiến hành đúng quy định không?

Cuối cùng, từ nhận xét khái quát về quy mô, nhận xét về việc chấp hành quy định tại các văn bản pháp quy, quy chế, quy trình của từng nghiệp vụ cụ thể, kiểm tra viên tổng hợp đánh giá mức độ đúng, sai và ảnh hưởng

của nó tới chất lượng tín dụng. + về chất lượng tín dụng

Từ việc đánh giá chất lượng tín dụng, để phân loại nợ, phân loại số dư bảo lãnh, số dư cho thuê tài chính làm căn cứ để đưa ra các giải pháp ngăn chặn, hạn chế và xử lý rủi ro, nhằm bảo đảm an toàn tín dụng và cơ sở để lập quỹ dự phòng. Đây là các bước quan trọng trong quy trình kiểm tra hoạt động tín dụng và phải tiến hành nhiều công việc đòi hỏi có thời gian, trí tuệ và kinh nghiệm.

Một phần của tài liệu (Trang 92 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w