d/ Tốc độ phản ứng ôxy hóa bồ hóng
THỊ SO SÁNH CÔNG SUẤT ĐỘNG CƠ Ở CÁC CHẾ ĐỘ TẢI VÀ MẪU NHIÊN LIỆU KHÁC NHAU
VÀ MẪU NHIÊN LIỆU KHÁC NHAU
0 1 2 3 4 5 6 20 40 60 80 100 TẢI (%) C Ô N G S U Ấ T ( K w ) B0 B10 B15 B20
Hình 4-2. Công suất động cơ với các chế độ tải và mẫu nhiên liệu (B10-B20)
Tuy nhiên, khi động cơ làm việc tại chế độ tải cao (80 và 100% tải), công suất động cơ có sự thay đổi. Tại các chế độ tải này, hỗn hợp nhiên liệu B10 và B15 thậm chí cho công suất động cơ cao hơn so với khi chạy với nhiên liệu diesel. Sự tăng công suất tại chế độ tải trọng 80% của hỗn hợp B10 và B15 có thể giải thích do sự cháy tốt của các hỗn hợp này. Thành phần oxy và chất phụ gia trong hỗn hợp B10 và B15 trở thành chất xúc tác giúp quá trình cháy của động cơ tốt hơn, dẫn đến công suất động cơ tăng nhẹ. Mặc dù lượng oxy trong hỗn hợp B20 nhiều hơn, nhưng do chất lượng hỗn hợp cháy của nhiên liệu này thấp hơn nhiều so với nhiên liệu diesel dẫn đến công suất động cơ giảm.
b/ Mô-men động cơ
Tương tự như kết quả của công suất, đồ thị mô-men động cơ không thay đổi nhiều khi thay đổi tỉ lệ hỗn hợp dầu dừa từ 10 đến 20%. Tuy nhiên, theo kết quả ở
128
Bảng 4.3 và Hình 4-3, ứng với các chế độ tải 20, 40 và 60 %, mô-men động cơ có khuynh hướng giảm khi tăng tỉ lệ dầu dừa trong hỗn hợp nhiên liệu.
Khi tăng tải lên 80 và 100%, mô-men động cơ hầu như không thay đổi nhiều khi sử dụng các hỗn hợp nhiên liệu dầu dừa khác nhau. Tại 80% tải, hỗn hợp B10 và B15 thậm chí còn sinh ra mô-men lớn hơn so với khi động cơ sử dụng nhiên liệu diesel truyền thống (B0).
Theo kết quả trong Hình 4-2 và Hình 4-3, 80 % tải có thể là điểm làm việc tối ưu của động cơ khi ta sử dụng các hỗn hợp nhiên liệu sinh học. Tại chế độ làm việc này, các hỗn hợp nhiên liệu sinh học thử nghiệm cho công suất, mô-men tốt, thậm chí còn tốt hơn so với nhiên liệu diesel truyền thống. Thông qua kết quả này ta thấy, tối ưu chế độ làm việc của động cơ là một trong những biện pháp có thể được sử dụng để nâng cao hiệu suất sử dụng nhiên liệu sinh học.
Khi tỷ lệ pha hỗn hợp khác nhau, tính chất của các loại nhiên liệu này làm thay đổi thời gian cháy trễ và ảnh hưởng đến các thông số làm việc của động cơ
Bảng 4.3:So sánh mô-men động cơ ở các chế độ tải và mẫu nhiên liệu (B10-B20), N.m
Nhiên liệu/ Tải (%) B0 B10 B15 B20 20 6,8 6,45 6,43 6,05 40 11,7 11,63 11,3 11,25 60 18,95 18,6 18,68 18,18 80 23,95 24,28 24,1 23,85 100 25,25 25,33 25,23 24,95 .
129