Phương pháp phối trộn hỗn hợp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tỷ lệ pha trộn hợp lý giữa dầu dừa và dầu diesel dùng làm nhiên liệu cho động cơ Diesel nhằm cải thiện các chỉ tiêu kinh tế và môi trường (Trang 57 - 58)

Weg g rel

2.4.1. Phương pháp phối trộn hỗn hợp.

Có nhiều phương pháp phối trộn hỗn hợp nhiên liệu dầu dừa và phụ gia vào dầu diesel như: Pha thủ công, pha theo qui mô công nghiệp, dùng thiết bị đồng thể

55

hóa hỗn hợp nhiên liệu. Mỗi phương pháp pha đều có những ưu thế và hạn chế nhất định.

Phương pháp pha thủ công, điểm hạn chế lớn nhất là khó đảm bảo sự đồng nhất hỗn hợp sau khi pha, mặt khác quá trình này không thể áp dụng ở quy mô lớn nên chỉ áp dụng trong quá trình tạo mẫu thử nghiệm của đề tài.

Phương pháp pha nhiên liệu theo qui mô công nghiệp, hỗn hợp, nhiên liệu theo các tỷ lệ được pha chế ngay trong các nhà máy quy mô lớn và được phân phối đến các điểm cấp nhiên liệu. Khi sử dụng hỗn hợp này chỉ cần thêm động tác gia nhiệt đến 800C và đưa vào sử dụng. Nhược điểm của phương pháp này là nếu nhiên liệu lưu giữ lâu thì khả năng đồng nhất của hỗn hợp bị hạn chế.

Phương pháp dùng thiết bị đồng thể hóa hỗn hợp nhiên liệu, có nhiều loại máy đồng thể, như: máy đồng thể loại van; máy đồng thể loại quay; máy đồng thể loại rung; máy đồng thể siêu âm; máy đồng thể thủy động [25]. Trong đó, thiết bị đồng thể thủy động làm việc theo nguyên tắc xâm thực là có thể ứng dụng để xử lý hỗn hợp nhiên liệu. Ưu điểm của thiết bị đồng thể thủy động là có kết cấu đơn giản, tiêu thụ năng lượng thấp phù hợp với động cơ diesel công suất nhỏ [9]. Ngoài ra, so với các máy đồng thể loại cơ khí và van, MĐT loại này không cần có bơm cao áp chuyên dùng (có áp suất đến 16 ÷ 25 MPa), bảo đảm sự làm việc của MĐTTĐ là phân tán nước lẫn trong dầu thực vật.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tỷ lệ pha trộn hợp lý giữa dầu dừa và dầu diesel dùng làm nhiên liệu cho động cơ Diesel nhằm cải thiện các chỉ tiêu kinh tế và môi trường (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)