XHTD khi DN không hoàn trả nợ đúng hạn

Một phần của tài liệu (Trang 26 - 29)

DN không hoàn trả nợ gốc và lãi cho NH như đúng cam kết, tức là xuất hiện khoản nợ quá hạn. Việc XHTD DN không hoàn trả nợ đúng hạn là cơ sở để xác định mức tổn thất tín dụng hoặc đưa ra các biện pháp giảm tổn thất.

Thứ hai: XHTD DN cung cấp những thông tin có hệ thống về quá khứ và hiện tại của DN, là cơ sở giúp nhà quản trị NH đưa ra quyết định chính xác, kịp thời.

Trong nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh giữa các NH diễn ra gay gắt, DN được tạo mọi điều kiện giải quyết thủ tục vay nhanh chóng để NH có cơ hội mở rộng quy mô tín dụng. Nếu thủ tục chậm chễ, thời gian chờ đợi kéo dài, DN có thể tìm đến NH khác hoặc tìm kiếm các nguồn tài trợ ngoài NH. Do đó, quyết định tín dụng phải đảm bảo nhanh chóng, chính xác đồng thời vẫn dự đoán được

15

khả năng và thiện chí trả nợ của DN. Điều này phụ thuộc vào yếu tố quan trọng là NH phải có hệ thống thông tin đáng tin cậy để nhận biết các dấu hiệu đó qua một quá trình chứ không phải chỉ tại một thời điểm, và kết quả XHTD qua một chuỗi thời gian sẽ đáp ứng được nhu cầu đó.

Thứ ba: XHTD DN là cơ sở xây dựng chính sách tín dụng và chính sách khách hàng

Trên cơ sở định hạng DN, NH có thể xác định một các hợp lý, chính xác lượng tổn thất tín dụng theo từng sản phẩm hoặc lĩnh vực, ngành kinh tế, phân tích lợi nhuận các dòng sản phẩm, kết hợp với việc áp dụng chính sách khách hàng về lãi suất, hạn mức, thời hạn tín dụng phù hợp, từ đó hình thành nên một chiến lược hoạt động tín dụng cụ thể, có chất lượng. Với những DN có độ tín nhiệm cao, định hạng tín dụng cao NH sẽ áp dụng chính sách ưu đãi, cho vay với lãi suất thấp, số lượng vay nhiều, điều kiện cho vay nới lỏng... Ngược lại, đối với DN có độ tín nhiệm thấp, định hạng thấp đồng nghĩa với những khoản tín dụng ẩn chứa nhiều rủi ro, NH sẽ áp dụng chính sách cho vay và biện pháp chặt chẽ hơn nhằm hạn chế RRTD xảy ra.

Thứ tư: XHTD DN góp phần thực hiện nguyên tắc cho vay của NH

Hai nguyên tắc trong hoạt động tín dụng là DN sử dụng vốn vay đúng mục đích thỏa thuận và hoàn trả nợ gốc, lãi đúng hạn theo hợp đồng. Việc XHTD DNVV được tiến hành trong suốt quá trình cho vay, dựa trên cơ sở phân tích khả năng và thiện chí trả nợ NH nhằm mục đích hạn chế RRTD. Đây chính là biện pháp "phòng bệnh" nhằm thực hiện tốt các nguyên tắc cho vay của NH, đặc biệt là nguyên tắc "Hoàn trả nợ gốc và lãi đúng hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng”

Thứ năm: XHTD DN giúp NH xây dựng chính sách phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo phương pháp định tính

Phân loại nợ theo phương pháp định tính khác với việc phân loại nợ trước đây chủ yếu chỉ dựa vào tuổi nợ của khoản vay. Việc phân loại nợ này dựa trên XHTD nội bộ của NH về DNVV, đảm bảo tính chính xác, đầy đủ và tiến gần hơn đến Chuẩn mực quốc tế - Cụ thể là IAS 39.

_____

Thu thập

16

1.2.6. Nguyên tắc xếp hạng tín dụng

Hệ thống XHTD là công cụ quan trọng để tăng cường tính khách quan, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động tín dụng. Mô hình tính điểm tín dụng là phương pháp lượng hóa mức độ rủi ro thông qua đánh giá thang điểm, các chỉ tiêu đánh giá trong những mô hình chấm điểm được áp dụng khác nhau đối với từng loại khách hàng. [5]

Khái niệm hiện đại về XHTD được tập trung vào các nguyên tắc chủ yếu bao gồm phân tích tín nhiệm trên cơ sở ý thức và thiện chí trả nợ của người đi vay và từng khoản vay; đánh giá rủi ro dài hạn dựa trên ảnh hưởng của chu kỳ kinh doanh và xu hướng khả năng trả nợ trong tương lai; đánh giá rủi ro toàn diện và thống nhất dựa vào hệ thống ký hiệu xếp hạng.

Trong phân tích XHTD cần thiết sử dụng phân tích định tính để bổ sung cho những phân tích định lượng. Các dữ liệu định lượng là những quan sát được đo lường bằng số, các quan sát không thể đo lường bằng số được xếp vào dữ liệu định tính. Các chỉ tiêu phân tích có thể thay đổi phù hợp với sự thay đổi của trình độ công nghệ và yêu cầu quản trị rủi ro.

Theo các nhà nghiên cứu thì các ngành kinh doanh có tính cạnh tranh cao, thâm dụng vốn và có tính chu kỳ sẽ rủi ro hơn các ngành kinh doanh ít bị cạnh tranh, có nhiều rào cản gia nhập thị trường và có nhu cầu sản phẩm ổn định, dễ ước tính. Mức độ rủi ro của ngành cũng có mối tương quan với sự phát triển của các điều kiện kinh tế, tài chính trong tương lai bởi vì nhưng yếu tố này sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DN trong cả ngắn hạn lẫn dài hạn.

Việc thu thập số liệu để đưa vào mô hình XHTD cần được thực hiện một cách khách quan, linh động và phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Sử dụng cùng lúc nhiều nguồn thông tin để có được cái nhìn toàn diện về tình hình tài chính của khách hàng vay vốn.

17

1.2.7. Quy trình xếp hạng tín dụng các doanh nghiệp vay vốn tại ngânhàng hàng

thương mại

Mỗi NH, TCTD hay các tổ chức tiến hành XHTD sẽ căn cứ vào chính sách tín dụng và các quy định có liên quan của từng đơn vị để xác lập quy trình XHTD riêng. Tuy nhiên một quy trình XHTD bao gồm những bước cơ bản sau:

Quy trình XHTD là quá trình thu thập và xử lý thông tin một cách khoa học, khách quan, có hệ thống nhằm đưa ra kết quả xếp hạng chính xác nhất. Nội dung quy trình XHTD ở các NH khác nhau đều mang những đặc điểm riêng có, nhưng tựu chung lại chúng đều gồm những bước chung nhất, mang tính phổ cập và phù hợp với thông lệ quốc tế. Có 5 bước tiến hành XHTD DNVV như sau:

thông tin Phân loại DN theo ngành và quy mô Phân tích các chỉ tiêu và cho điểm Đưa ra kết quả phân tích xếp hạng Phê chuẩn, sử dụng kết quả XH

Bước 1: Thu thập thông tin

Đây là bước đầu tiên và cũng là bước quan trọng nhất trong quá trình XHTD. Chất lượng và kết quả xếp hạng phụ thuộc nhiều vào tính đầy đủ, kịp thời và tin cậy của nguồn thông tin đầu vào. Thông tin thu thập bao gồm các thông tin tài chính và phi tài chính của DN, thường có được từ các nguồn sau:

Thứ nhất: Thông tin từ hồ sơ DN.

Đây là bộ hồ sơ DN cung cấp theo yêu cầu của khách hàng.

Một phần của tài liệu (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(128 trang)
w