Nguồn thông tin sử dụng cho việc chấm điểm tíndụng

Một phần của tài liệu (Trang 87 - 92)

- Thêm vào đó, điểm trọng số củachỉ tiêutài chính và phi tài chính trong hai mô hình chấm điểm cũng khác nhau Trong mô hình cũ, điểm

i. Nguồn thông tin sử dụng cho việc chấm điểm tíndụng

Theo kết quả điều tra, hơn 80% số CBTD sử dụng hồ sơ do khách hàng cung cấp (bao gồm giấy tờ pháp lý và BCTC) là nguồn thông tin quan trọng nhất để thực hiện chấm điểm.

Một nguồn thông tin hữu ích nữa được sử dụng là dữ liệu từ Trung tâm thông tin tín dụng của NHNN Việt Nam (CIC), tuy nhiên xét về mức độ quan trọng, hầu hết các CBCĐTD đều xếp nguồn thông tin này ở vị trí thứ hai.

Đối với những khách hàng DN quy mô vừa và nhỏ, thông tin từ việc thăm thực địa khách hàng luôn được đánh giá là một trong ba nguồn thông tin quan trọng nhất.

Nguồn thông tin là nhân tố đầu tiên quan trọng và ảnh hưởng đến kết quả XHTD của mỗi khách hàng, trong đó thông tin cần phải đảm bảo đầy đủ, trung thực, khách quan và cập nhật. Tuy nhiên, từ kết quả điều tra có thể nhận thấy nguồn thông tin mà CBCĐTD sử dụng chưa đảm bảo những yêu cầu đó. Nguồn thông tin không đa dạng và chủ yếu do khách hàng cung cấp có thể vi phạm tính minh bạch của thông tin và chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến kết quả chấm điểm tín dụng, hơn nữa, CBCĐTD không chủ động trong việc thu thập thông tin mà phụ thuộc vào khả năng đáp ứng của khách hàng.

Thông tin từ trung tâm thông tin tín dụng NHNN Việt Nam tuy không được coi là nguồn thông tin quan trọng nhất tuy nhiên lại được CBTD sử dụng nhiều (75% CBTD có sử dụng nguồn thông tin này nhưng không có CBTD nào lựa chọn đó là nguồn quan trọng nhất).

70

Biểu đồ 2.03: Nguồn thông tin CBCĐTD sử dụng

2.5%Γ1∙5%

3.5% 4.4%

ιj Hồ sơ do khách hàng cung cấp

ù Dữ liệu CIC

ừ Báo chí và phương tiện TTĐC

tí PV và thăm thực địa KH -'Dữ liệu NHCT

-I Nguồn khác

Đối với nhóm khách hàng DN lớn, 100% CBTD được hỏi đều không chọn thông tin từ thăm thực địa khách hàng là một trong 3 nguồn thông tin chính mà họ sử dụng. Điều đó cho thấy CBTD không xác minh được tính trung thực và sự hiện hữu trên thực tế của thông tin mà khách hàng cung cấp. Đi thăm thực địa khách hàng là hoạt động rất cần thiết trong việc đánh giá khách hàng, cung cấp những thông tin quý báu mà đôi khi những số liệu báo cáo tài chính của khách hàng không thể hiện. Nếu không đi thăm thực địa khách hàng, kết quả chấm điểm tín dụng trong nhiều trường hợp không thể phản ánh thực tế tình trạng của DN.

Một số nguồn thông tin như: báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng hay thông tin từ các cơ quan chức năng cũng được CBTD sử dụng tuy nhiên với một tỷ lệ rất nhỏ, chỉ chiếm từ 3 đến 4% khối lượng thông tin về khách hàng. Có thể thấy nguyên nhân là do các nguồn thông tin không có hệ thống và chưa thực sự hữu ích đối với công tác chấm điểm tín dụng.

Một điểm đáng chú ý nữa đó là chỉ có 4 trong số 12 CBTD được hỏi có sử dụng nguồn thông tin từ phòng Thông tin kinh tế - tài chính - NH của

71

NHTMCPCT Việt Nam, điều đó cho thấy sự thiếu đồng bộ trong quản lý thông tin tại NHTMCPCT Việt Nam, đây là một điểm bất lợi và khó khăn lớn cho CBTD trong việc tìm kiếm thông tin về khách hàng.

ii. Phân nhóm khách hàng trong hai mô hình

95,8% các CBCĐTD tham gia khảo sát khẳng định mức độ rõ ràng trong phân nhóm ngành đã được cải thiện trong mô hình thử nghiệm so với mô hình cũ. Trong đó 80% đồng ý rằng có sự khác biệt rõ ràng giữa các nhóm ngành trong mô hình thử nghiệm. Tuy nhiên khoảng 20% còn lại cho rằng vẫn có sự trùng lặp giữa một số ngành có thể dẫn đến nhầm lẫn trong việc xác định nhóm ngành của một khách hàng và từ đó ảnh hưởng đến kết quả chấm điểm trong một số trường hợp do trong mô hình thử nghiệm, việc xác định ngành nghề DN khác nhau sẽ thay đổi gần như toàn bộ thang điểm được chấm với DN đó, bao gồm: thang điểm quy mô, thang điểm cho các chỉ tiêu tài chính (được xây dựng 34 bộ thang điểm cho 34 ngành khác nhau).

Thêm vào đó, 54,2% CBTD đồng ý rằng việc phân loại DN loại hình sở hữu quốc doanh và ngoài quốc doanh không còn phù hợp trong XHTD do hình thức sở hữu DN không phải là nguyên nhân dẫn đến việc DN mất khả năng thanh toán. Điều này đặt ra cho các cán bộ xây dựng hệ thống cần xem xét lại vấn đề phân nhóm khách hàng theo hình thức sở hữu để tạo ra sự bình đẳng hơn trong đánh giá khả năng hoạt động của DN.

iii. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá

Mối quan hệ giữa các chỉ tiêu và khả năng trả nợ của DN

Nhằm đánh giá mối liên quan giữa một số chỉ tiêu định tính trong hai mô hình chấm điểm với khả năng trả nợ của DN, mô hình khảo sát đã tham khảo ý kiến của các CBTD và thu được kết quả như sau:

72

Biểu đồ 2.04: Đánh giá mối quan hệ của các chỉ tiêu với khả năng trả nợ của DN

Theo kết quả điều tra được thể hiện ở Biểu đồ 2.04, trong số 4 chỉ tiêu được đưa ra đánh giá, có hai chỉ tiêu được một số CBTD cho rằng không có quan hệ mật thiết với khả năng trả nợ của DN: thời gian hoạt động của DN và trình độ học vấn của giám đốc, cụ thể như sau:

- Thời gian hoạt động của DN (là chỉ tiêu thuộc nhóm chỉ tiêu Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của DN trong bộ chỉ tiêu phi tài chính của mô hình

thử nghiệm): được sử dụng để đánh giá kinh nghiệm hoạt động và tính ổn định

của DN. Các DN hoạt động lâu năm đạt mức điểm cao hơn các DN mới tham gia

hoạt động trong ngành. Tuy nhiên 41,7% số CBTD cho rằng chỉ tiêu này không

có quan hệ mật thiết với khả năng trả nợ của DN. Điều này có thể đúng trong một số trường hợp, khả năng trả nợ của DN nên được đánh giá dựa vào thực trạng hoạt động của DN trong khoảng thời gian tồn tại của DN hơn là số năm hoạt động của DN.

73

bằng cấp về kinh tế của người trực tiếp quản lý DN. Trong số các CBTD được hỏi, 20,8% cho rằng chỉ tiêu này không liên quan mật thiết đến khả năng trả nợ của DN. Một trong số những nghiên cứu gần đây được công bố trên tập san Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh quốc tế (Mỹ) đã đưa ra một kết luận bất ngờ: các giám đốc điều hành không có bằng cấp cao thường mang lại lợi nhuận cao hơn cho DN hơn các giám đốc có bằng cấp cao [3]. Điều này không phủ nhận khả năng điều hành của những giám đốc có bằng cấp cao, tuy nhiên để đánh giá khả năng điều hành hoạt động của DN, ta nên nhìn thẳng vào năng lực lãnh đạo của người quản lý (được thể hiện trong chỉ tiêu Năng lực điều hành của người trực tiếp quản lý DN) hơn là nhìn vào bằng cấp của họ.

Hai chỉ tiêu còn lại bao gồm Số năm kinh nghiệm của người điều hành DNTình hình cung cấp thông tin BCTC được các CBTD đánh giá là tương đối mật thiết với khả năng trả nợ của DN.

Ranh giới cho điểm các chỉ tiêu định tính

Một trong số những khó khăn lớn của CBTD khi chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính trong mô hình cũ là sự thiếu rõ ràng trong ranh giới cho điểm các chỉ tiêu. Ví dụ đối với chỉ tiêu Số lượng đối thủ cạnh tranh (thuộc nhóm chỉ tiêu Môi trường kinh doanh trong bộ chỉ tiêu phi tài chính của mô hình cũ) được cho điểm dựa vào số đối thủ cạnh tranh hiện tại và tiềm năng của DN, số lượng đối thủ càng nhiều thì điểm cho tiêu chí này càng nhỏ. Tuy nhiên trong hướng dẫn của hệ thống chấm điểm không chỉ rõ cụ thể bao nhiêu được coi là nhiều hay ít đối thủ. 79,1% CBTD cho biết họ đôi khi gặp khó khăn khi cho điểm các chỉ tiêu mang tính định tính như vậy.

Có thể thấy mô hình chấm điểm thử nghiệm mà NHTMCPCT Việt Nam và công ty kiểm toán quốc tế Ernst & Young xây dựng là mô hình đã hạn chế đáng kể những đánh giá chủ quan và định tính của mô hình chấm điểm cũ bằng cách lượng hóa tối đa các chỉ tiêu phi tài chính. 7 trong số 12 CBTD được hỏi (chiếm 58,3%) đồng ý với ý kiến trên trong khi 41,6% số cán bộ cho rằng mô hình thử nghiệm chỉ cải thiện một phần sự thiếu rõ ràng trong thang điểm với các chỉ tiêu định tính.

74

Chỉ tiêu đánh giá ngược

Hơn 80% số CBCĐTD được hỏi đồng ý rằng chỉ tiêu Đa dạng hóa kinh doanh (thuộc bộ chỉ tiêu Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí các hoạt động khác

trong hệ thống chỉ tiêu phi tài chính của mô hình chấm điểm tín dụng theo quyết định 2960/QĐ - NHCT35) nên được đánh giá ngược lại do việc đa dạng hóa ngành nghề không phù hợp với sở trường, chuyên môn có thể dẫn đến khó khăn cho DN trong tương lai. Trong khi các CBCĐTD khác cho rằng việc đa dạng hóa ngành nghề không thực sự ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của DN, thực tế cho thấy các Tổng công ty hay các tập đoàn kinh tế lớn hiện nay đều hoạt động đa ngành nghề.

Từ đó có thể thấy hoạt động đa ngành nghề ảnh hưởng khác nhau đến các DN có quy mô khác nhau, chỉ tiêu này có thể giúp đánh giá sát thực hơn khả năng trả nợ của DN nếu việc đa dạng hóa ngành nghề có thể san sẻ rủi ro và mang lại nhiều nguồn lợi cho DN. Tuy nhiên trong mô hình thử nghiệm lại không xét đến chỉ tiêu này.

iv. Sử dụng kết quả XHTD

Các CBTD được hỏi đều công nhận vai trò quan trọng của kết quả XHTD trong việc đưa ra phán quyết tín dụng cũng như các biện pháp quản lý rủi ro, tuy nhiên chỉ có 4% cho rằng XHTD giữ vay trò quyết định. Điều này vừa cho thấy ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác XHTD đối với lợi nhuận và tính an toàn của hoạt động NH, đồng thời đặt ra yêu cầu cho các cán bộ xây dựng mô hình phải hoàn thiện hơn quy trình và hệ thống chỉ tiêu nhằm đưa kết quả XHTD trở thành nguồn thông tin giữ vai trò cơ sở cho hoạt động tín dụng của NH.

2.3.2. Đánh giá hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại chi nhánhNgân hàng thương mại cổ phần Công thương Hải Dương Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Hải Dương

Một phần của tài liệu (Trang 87 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(128 trang)
w