Tổng quan về các NHTM Việt Nam

Một phần của tài liệu (Trang 51)

2.1.1. Sự phát triển của các NHTM Việt Nam

Trong 20 năm đổi mới, hệ thống NHTM Việt Nam đã có nhiều nỗ lực và bước đột phá, qua đó đóng góp tích cực vào quá trình đổi mới và phát triển kinh tế đất nước. Cụ thể là (i) ngành ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy lùi và kiềm chế lạm phát, từng bước duy trì và ổn định giá trị đồng tiền, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô; (ii) những cố gắng của ngành ngân hàng trong việc huy động các nguồn vốn trong nước cho đầu tư phát triển, trong việc đổi mới chính sách cho vay và cơ cấu tín dụng theo hướng căn cứ chủ yếu vào tính khả thi và hiệu quả của từng dự án, từng lĩnh vực ngành nghề kinh doanh; (iii) Dịch vụ ngân hàng cũng phát triển cả về chất lượng và loại hình qua đó góp phần thúc đẩy luân chuyển vốn trong nền kinh tế, hỗ trợ cho sản xuất kinh doanh.

Trong quá trình phát triển đó, hệ thống các TCTD đã có sự tăng trưởng nhanh chóng cả về số lượng, loại hình, quy mô hoạt động và hình thức sở hữu. Nếu như năm 1991 mới chỉ có 9 NHTM thì năm 2007 số lượng này đã tăng lên 80 NHTM. Tính đến 31/12/2010 hệ thống TCTD tại Việt Nam đã bao gồm 5 NHTM NN, 37 NHTM CP, 5 NH liên doanh, 5 NH 100% vốn nước ngoài, 48 chi nhánh NH nước ngoài, 17 Công ty tài chính, 13 công ty cho thuê tài chính, NH Chính sách Xã hội, NH Phát triển Việt Nam, Quỹ Tín dụng nhân dân Trung ương và gần 1000 quỹ tín dụng cơ sở trên cả nước.

Hiện nay trên thị trường NH Việt Nam hiện có khoảng hơn 9.000 chi nhánh, phòng giao dịch, điểm giao dịch. So với dân số 87 triệu người thì cho thấy tỷ lệ khoảng 105 nghìn dân thì có một chi nhánh hoặc phòng giao dịch của NH. Cùng với nhiều dịch vụ giao dịch tiện ích khác như giao dịch qua máy rút tiền tự động 24/24h (ATM), các máy chấp nhận thanh toán thẻ (POS), hay giao dịch qua internet (internet banking) đã góp phần đưa dịch vụ NH ngày càng đến gần người dân hơn. Tuy nhiên, các chi nhánh, phòng giao dịch và các dịch vụ NH hiện đại này chủ yếu tập trung ở khu vực thành thị. Trong đó, 40% phòng giao dịch và chi nhánh tập trung trên địa bàn Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Điều này đồng nghĩa với việc người dân ở các vùng nông thôn, miền núi rất hạn chế trong việc tiếp cận với dịch vụ NH, chủ yếu chỉ thông qua các quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, NH Chính sách Xã hội, NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank).

2 NHTM CP 37

3 Ngân hàng liên doanh 5

4 Ngân hàng 100% vốn nước ngoài 5

5 Chi nhánh ngân hàng nước ngoài 48

6 Công ty tài chính 17

7 Công ty cho thuê tài chính 13

8 Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương 1

9 Ngân hàng Chính sách 1

10 Ngân hàng phát triển 1

2008 2009 2010 Năm 2009 so với 2008 Năm 2010 so với 2009 NHTM NN 1.201.08 5 9 1.309.91 1 1.625.25 9,06% % 24,07 NHTM CP 875.80 8 0 1.158.87 6 1.838.89 32,32% % 58,68 Tổng 2.076.89 2 8 2.468.78 8 3.464.14 % 18,87 % 40,32

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước

Các loại hình TCTD đang hoạt động tại Việt Nam là khá đa dạng và phong phú, tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này chỉ tập trung nghiên cứu vào hai loại hình TCTD chiếm thị phần chủ yếu trên thị trường NH Việt Nam hiện nay là NHTM NN và NHTM CP (Sau đây gọi tắt là các NHTM Việt Nam). Theo quy định tại Điều 5, Nghị định 59/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của NHTM thì NHTM NN là NHTM trong đó Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ; NHTM CP là NHTM được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần. Tính đến cuối năm 2010, hai loại hình TCTD này chiếm khoảng 80% thị phần tín dụng trên toàn thị trường, với khoảng 8.163 chi nhánh, phòng giao dịch trên khắp cả nước.

51

2.1.2. Các chỉ tiêu tài chính cơ bản của các NHTM Việt Nam

2.1.2.1. Tong tài sản

Tổng tài sản của các NHTM liên tục tăng trưởng mạnh qua các năm. Theo số liệu thống kê của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, tính đến cuối năm 2010, tổng tài sản của hai nhóm NHTM NN và NHTM CP đạt 3.464 nghìn tỷ đồng, tăng 40% so với cùng kỳ năm 2009. Năm 2010, tổng tài sản của nhóm NHTM CP tăng 58%, trong khi tổng tài sản của nhóm NHTM NN tăng chậm hơn là 24%. Tốc độ tăng trưởng này nhanh hơn nhiều so với năm 2009, khi tổng tài sản của nhóm NHTM NN và NHTM CP chỉ tăng tương ứng là 9,06% và 32,32%. Sở dĩ, tổng tài sản đặc biệt tăng trưởng mạnh trong năm 2010 ở các NHTM CP là do áp lực từ việc tăng vốn điều lệ theo Nghị định 141/2006/NĐ-CP, đồng nghĩa là các đơn vị này phải mở rộng hoạt động kinh doanh tương ứng với quy mô vốn đã tăng thêm, nhằm đảm bảo hiệu quả sinh lời trên từng đồng vốn và cổ tức chi trả cho cổ đông.

Bảng 2.2: Tổng tài sản của các NHTM Việt Nam

Những con số trên cũng phản ánh tốc độ phát triển ấn tượng của các NHTM Việt Nam trong những năm gần đây. Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản của ngành NH lớn hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng GDP cả nước. Theo Tổng cục thống kê GDP năm 2008, 2009, 2010 lần lượt là 1.485.038; 1.658,389; và 1.770.828 tỷ đồng. Vì vậy, năm 2008 tổng tài sản của 2 nhóm NH này tương đương 140% GDP, năm 2009 là 149% GDP, thì đến cuối năm 2010 đã tương đương 195% GDP của cả nước.

2.1.2.2. Vốn điều lệ

Vốn điều lệ của các NHTM tăng mạnh trong những năm vừa qua, nhưng còn nhiều khó khăn, bất ổn. Năm 2009, vốn điều lệ của 2 nhóm NHTM NN và NHTM CP tăng 26,76%. Đặc biệt, năm 2010, con số này là 45,18% (tương đương với việc tăng thêm 60.986 tỷ đồng). Trong đó, vốn điều lệ của hai nhóm NHTM NN và NHTM CP lần lượt tăng thêm 47,25%, và 44,23%.

Biểu đồ 2.1: Vốn điều lệ của các NHTM Việt Nam

Đơn vị: Tỷ đồng

■ NHTM NN □ NHTM CP

Nguồn: UBGSTCQG

Ngoại trừ việc một số NHTM tăng vốn nhằm nâng cao năng lực tài chính, đáp ứng nhu cầu kinh doanh, đảm bảo khả năng cạnh tranh, còn lại phần lớn các NHTM khác chịu áp lực tăng vốn nhằm đảm bảo yêu cầu về vốn điều lệ tối thiểu theo quy định tại Nghị định 141/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2006. Nghị định này quy định rõ yêu cầu về vốn điều lệ tối thiểu của NHTM NN và NHTM CP là 3000 tỷ đồng, và thời hạn để hoàn thành việc tăng vốn theo đúng yêu cầu là ngày 31/12/2010. Đây là “hành trình” đầy khó khăn đối với các NHTM CP nhỏ, khi hệ thống NHTM cũng như toàn bộ nền kinh tế đang trong thời kỳ hậu khủng hoảng, diễn biến kinh tế thế giới và trong nước còn nhiều bất ổn, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh. Khi đó việc tăng vốn thông qua phát hành cổ phiếu mới trong bối cảnh thị trường chứng khoán “ảm đạm” là điều khó khăn, cổ phiếu NH không còn nằm trong danh mục ưu tiên của các nhà đầu tư. Việc tìm kiếm cổ đông chiến lược cũng không còn dễ dàng, khi các đối tác nước ngoài và tập đoàn kinh tế trong nước cũng gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh. Hiện tượng một số cổ đông chiến

Nhóm Lợi nhuận Tăng trưởng 2008 2009 2010 Năm 2009 so

với 2008 so với 2009Năm 2010

NHTM NN 5.91 3 8 11.05 4 13.47 % 87,00 % 21,85 NHTM CP 9.00 8 5 14.49 2 20.83 % 60,91 % 43,72 Tổng 14.92 1 3 25.55 7 34.30 71,25% 34,26%

lược thoái vốn ở các NHTM CP ở giai đoạn này càng làm “hành trình” tăng vốn của các NHTM CP “chật vật” hơn. Trên thực tế, tính đến thời điểm 31/12/2010 vẫn còn 11 NHTM CP vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu về vốn điều lệ. Trước tình trạng này, ngày 14/12/2010, Chính phủ đã đồng ý lùi thời hạn tăng vốn cho các NHTM thêm 12 tháng nữa, tức là đến ngày 31/12/2011.

2.1.2.3. Tình hình huy động vốn

Vốn huy động của các NHTM liên tục tăng mạnh trong 3 năm qua. Các NHTM NN lớn có uy tín và thương hiệu trên thị trường nên vẫn thu hút được nguồn tiền gửi lớn, năm 2009 tăng 11,94%, năm 2010 tăng 11,51%, tuy nhiên tốc độ tăng vốn huy động này lại chậm hơn các NHTM CP. Trong khi đó, các NHTM CP có tốc độ tăng trưởng vốn huy động mạnh, nhờ chính sách lãi suất huy động cao, các chương trình khuyến mãi hấp dẫn, cùng dịch vụ chăm sóc khách hàng chất lượng. Năm 2009 lượng vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư của các NHTM CP tăng đột biến tới 60,29%, năm 2010 tốc độ này giảm còn 24,82%. Mặc dù vốn huy động tăng mạnh nhưng trong năm 2010 vẫn có những thời điểm các NHTM gặp khó khăn trầm trọng về thanh khoản, dẫn đến cuộc đua tăng lãi suất tiền gửi nhằm thu hút vốn từ tổ chức kinh tế và dân cư, thậm chí dẫn đến sự cạnh tranh thiếu lành mạnh trên thị trường.

Biểu đồ 2.2: Tình hình huy động vốn của các NHTM

Đơn vị: Tỷ đồng

■ NHTM NN

■ NHTM CP

Nguồn: UBGSTCQG

Về cơ cấu huy động, lượng vốn huy động kể trên chủ yếu là từ huy động tiền VNĐ. Năm 2010 vốn huy động VNĐ chiếm 83,91% trong tổng lượng vốn huy động, còn lại là huy động bằng vàng và ngoại tệ (16,09%). Theo cơ cấu về thời hạn thì 20,11% là tiền gửi không kỳ hạn và 79,89% là tiền gửi có kỳ hạn.

2.1.2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh

Tuy gặp phải rất nhiều khó khăn, sự cạnh tranh mạnh mẽ nhưng các NHTM vẫn đạt được kết quả kinh doanh khả quan. Bằng chứng là lợi nhuận thu được của các NHTM tăng đều qua các năm. Vượt qua khủng hoảng kinh tế năm 2008, năm 2009 lợi nhuận các NHTM Việt Nam có tốc độ tăng trưởng ấn tượng ở mức 71,25%, trong đó lợi nhuận của nhóm NHTM NN và NHTM CP tăng lần lượt là 87,00% và 60,91%. Năm 2010 tốc độ này giảm xuống còn 34,26%. Song ngược lại, các NHTM CP có lợi nhuận tăng mạnh (41,21%), trong khi tốc độ tăng này của nhóm NHTM NN chậm hơn (21,85%).

Bảng 2.3 : Lợi nhuận hoạt động ngân hàng

Mặc dù lợi nhuận của các NHTM vẫn tăng đều qua các năm nhưng nếu xét đến hiệu quả sinh lời thông qua chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) sẽ thấy hiệu quả sinh lời chỉ thực sự tăng trong năm 2009. ROE của nhóm NHTM NN là 17,80% và NHTM CP là 13,40%. Sang năm 2010, hiệu quả sinh lời giảm ở cả hai nhóm, chỉ còn 15,13% ở nhóm NHTM NN và 13,52% ở nhóm NHTM CP. Hoạt động NH trở nên khó khăn, kinh doanh kém hiệu quả là do những khó khăn sau khủng hoảng cùng với những bất ổn trong chính sách kinh tế vĩ mô thời gian qua, bao gồm những thay đổi trong chính sách tiền tệ và những biến động về tỷ giá USD, giá vàng, đua tranh lãi

Dư nợ tín dụng Tăng trưởng Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2009 so với 2008 Năm 2010 so với 2009 NHTM NN 699.96 1 893.08 7 1.092.17 7 27,59 % 22,29 % NHTM CP 338.75 6 9 571.44 812.544 % 68,75 % 42,14 Tổng 1.038.71 7 5 1.464.53 1 1.904.72 41,02% % 30,04

suất thường xuyên diễn ra,... Mặt khác, phải kể đến các NHTM nhỏ với năng lực cạnh tranh thấp, trình độ quản trị yếu kém, công nghệ lạc hậu.

Biểu đồ 2.3: Hiệu quả sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) của các NHTM

Đơn vị: %

Nguồn: UBGSTCQG

2.2. Hoạt động tín dụng của các NHTM Việt Nam2.2.1. Tốc độ tăng trưởng và cơ cấu tín dụng 2.2.1. Tốc độ tăng trưởng và cơ cấu tín dụng

2.2.1.1. Tốc độ tăng trưởng tín dụng

Dư nợ tín dụng của toàn ngành NH Việt Nam tăng trưởng mạnh trong ba năm vừa qua. Chỉ tính riêng hai nhóm NHTM NN và NHTM CP, tổng dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế đã lên tới 1.904.721 tỷ đồng, tương đương với 107,54% GDP. NHTM NN vẫn là nhóm chiếm thị phần tín dụng lớn nhất trong toàn ngành với dư nợ tại thời điểm 31/12/2010 là 1.092.177 tỷ đồng, chiếm 51,08% tổng dư nợ toàn ngành NH. Nhóm NHTM NN luôn có những ưu thế đặc biệt trong hoạt động kinh doanh của mình với ưu thế về vốn và tổng tài sản lớn, nhóm khách hàng thường xuyên là các tập đoàn, tổng công ty nhà nước và các dự án đầu tư lớn. Tuy nhiên, nhóm NHTM CP cũng có những lợi thế cạnh tranh nhất định với cơ cấu tổ chức linh hoạt, sự đầu tư thích đáng vào công nghệ hiện đại và nguồn nhân lực chất lượng nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, tập trung chủ yếu vào khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân. Nhóm này chiếm được thị phần tín dụng lớn thứ hai trong toàn ngành NH với dư nợ

tín dụng khoảng 812.544 tỷ đồng. Điều này phần nào phản ánh tốc độ phát triển của ngành NH và những đóng góp đáng kể của ngành này vào việc phát triển kinh tế đất nước.

Tốc độ tăng trưởng tín dụng của mỗi nhóm NH có sự khác nhau. Nhóm NHTM NN chiếm thị phần tín dụng lớn, nhưng liên tục trong ba năm qua tốc độ tăng trưởng tín dụng lại chậm hơn so với tốc độ tăng trưởng của nhóm NHTM CP cũng như tốc độ chung của toàn ngành. Cụ thể, trong năm 2009, tốc độ tăng trưởng tín dụng của nhóm NHTM CP lên tới 68,69%, cao hơn nhiều so với tốc độ 27,59% của nhóm NHTM NN và 37,73% của toàn ngành. Năm 2009 là năm có tốc độ tăng trưởng tín dụng mạnh nhất là do tác dụng của gói hỗ trợ lãi suất và chính sách tiền tệ nới lỏng nhằm đối phó với những hậu quả của khủng hoảng kinh tế năm 2008. Sang năm 2010, tốc độ tăng trưởng tín dụng chậm hơn, tốc độ tăng của nhóm NHTM CP là 42,19%, vẫn cao hơn so với 22,29 % của nhóm NHTM NN và 27,65% của toàn ngành. Đây là điều dễ lý giải vì các NHTM CP đang trong giai đoạn phát triển mạnh, một số NHTM CP mới được thành lập, chuyển đổi mô hình hoạt động từ nông thôn lên thành thị, hoặc tăng vốn điều lệ theo Nghị định 141/2006/NĐ-CP đồng nghĩa với mục tiêu tăng trưởng được đặt ra là rất lớn.

Bảng 2.4: Dư nợ tín dụng của các NHTM

Công nghiệp 31,23 %

31,12 %

Nông, lâm, ngư nghiệp ____________

4,91% ___________ 5,36% Xây dựng 12,58 % 13,20% thương mại và dịch vụ 33,73 % 28,54 %

Giao thông vận tải và viễn thông 6,51% 5,36%

Ngành khác 11,04 % 16,42 % Tổng__________________________ 100% 100% Nguồn: UBGSTCQG

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là trong hai năm gần đây tốc độ tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống NH đều vượt hạn mức của NHNN đề ra từ đầu năm (năm 2009 hạn mức tín dụng là 30% thì tăng trưởng tín dụng thực tế lên đến 37,73%; năm 2010 hạn mức

57

tín dụng là 25% thì tăng trưởng tín dụng thực tế lên đến 27,67%). Điều này cho thấy tốc độ tăng trưởng quá nóng, vượt tầm kiểm soát của NHNN. Mặt khác tốc độ tăng tín dụng đột biến lại xảy ra hầu hết ở các NHTM CP có quy mô nhỏ. Các NHTM CP cũng có tốc độ tăng tín dụng không đồng đều giữa các năm. Đây chính là điểm tạo ra áp lực đối với hệ thống quản trị RRTD của NH, đặc biệt là ở các NHTM CP nhỏ, kinh nghiệm quản trị rủi ro chưa nhiều, hệ thống quản trị RRTD chưa phát triển hoàn thiện.

2.2.1.1. Cơ cấu cho vay

Cơ cấu cho vay theo ngành nghề kinh doanh

Cơ cấu cho vay theo ngành nghề kinh doanh của các NHTM không biến đổi nhiều trong hai năm vừa qua. Các NHTM vẫn chủ yếu tập trung cho vay vào hai lĩnh vực công nghiệp; thương mại và dịch vụ. So sánh năm 2009 và 2010, dư nợ cho vay

Một phần của tài liệu (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w