Kiến nghị với Chính phủ

Một phần của tài liệu (Trang 112 - 113)

Duy trì môi trường kinh tế, chính trị, xã hội ổn định

Về kinh tế, cần xây dựng chính sách kinh tế vĩ mô ổn định và hợp lý, tạo môi trường cho toàn bộ nền kinh tế phát triển bền vững. Thực tiễn từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008 cho thấy các quốc gia phải đặc biệt chú ý xây dựng một hệ thống kinh tế, tài chính lành mạnh, khai thác được tiềm năng, nội lực phát triển kinh tế. Nhà nước nên mạnh dạn cơ cấu lại hoặc đóng cửa các doanh nghiệp, TCTD hoạt động không hiệu quả, tạo sự bình đẳng cho các doanh nghiệp quốc doanh và ngoài quốc doanh. Như thế các NHTM cũng tránh được những biến động bất ngờ trong trong hoạt động tín dụng của mình, từ đó hạn chế RRTD.

Về chính trị, tiếp tục duy trì sự ổn định về chính trị, vì một môi trường chính trị ổn định sẽ không gây những biến động bất lợi cho nền kinh tế. Nhà nước cần tiếp tục duy trì tốt vấn đề này nhằm giữ vững niềm tin của công chúng và các nhà đầu tư, tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động kinh tế, từ đó góp phần giúp các NHTM tránh những biến động bất thường và rủi ro trong hoạt động kinh doanh.

Tạo lập và hoàn thiện môi trường pháp lý đảm bảo an toàn tín dụng và quản trị rủi ro

Hình thành môi trường pháp luật về tiền tệ, tín dụng minh bạch và công khai. Loại bỏ các hình thức bảo hộ, bao cấp, ưu đãi và phân biệt đối xử giữa các TCTD. Nâng cao hiệu lực thi hành pháp luật các quan hệ dân sự, kinh tế trong lĩnh vực ngân hàng.

Môi trường pháp lý phải góp phần lành mạnh hóa tổ chức và hoạt động của hệ thống NHTM. Các quy định đưa ra cũng cần phù hợp với thông lệ quốc tế trong hoạt động NH, lưu ý đến các cam kết hội nhập quốc tế của Việt Nam trong những năm qua. Môi trường pháp lý cũng cần phải đảm bảo sự tự chủ, minh bạch, thận trọng trong hoạt động NH, đặc biệt nâng cao khả năng kiểm soát, giám sát của NHNN đối với hoạt động của từng TCTD và sự ổn định, an toàn của hệ thống NH.

Sự thay đổi các chính sách của nhà nước cần được công bố rõ ràng và có thời

gian cần thiết để chuyển đổi.

Bất kỳ sự thay đổi nào về chính sách kinh tế, chính trị và xã hội của Nhà nước đểu tác động đến hoạt động của các tổ chức kinh tế, cá nhân và các kế hoạch phát triển của họ trong tương lai. Điều này nằm ngoài dự báo của các ngân hàng, do vậy rủi r của khách hàng dẫn đến hậu quả là NH phải gánh chịu. Do vậy bất kỳ dự thay đổi nào trong chính sách kinh tế, xã hội đều cần phải được công bố công khai các nội dung dự kiến thay đổi và có một khoảng thời gian cần thiết để các tổ chức kinh tế, cá nhân có liên quan điều chỉnh và thích nghi dần hoặc Chính phủ phải có biện pháp hỗ trợ cho những thiệt hại do sự thay đổi chính sách đó.

Tăng cường năng lực và sự phối, kết hợp hiệu quả cho các cơ quan thanh tra,

giám sát

Chính phủ cần đưa ra chính sách cụ thể cho các cơ quan thanh tra, giám sát lĩnh vực NH có sự phối kết hợp hiệu quả, tránh các chức năng chồng chéo trong việc quản trị, giám sát hoạt động các NHTM. Cơ quan giám sát cần có nguồn lực và vị trí pháp lý độc lập để phát huy vai trò đảm bảo cho sự phát triển an toàn và lành mạnh của hệ thống NH và nền kinh tế. Chính phủ cũng cần hỗ trợ cho các cơ quan này trong việc tăng cường năng lực giám sát, cụ thể là tập trung vào giám sát trên cơ sở rủi ro thay vì giám sát tuân thủ như công việc các cơ quan đang tiến hành hiện nay.

Thực hiện một chiến lược cải cách hệ thống NHTM

Chính phủ cần thực hiện chiến lược cải cách hệ thống NHTM cả về tổ chức và năng lực tài chính, nhằm tăng tính lành mạnh, minh bạch, hiệu quả của cả hệ thống. Xây dựng hệ thống giám sát tài chính hiện đại nhàm đáp ứng yêu cầu phát triển hệ thống tài chính tại Việt Nam phù hợp với các nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế.

Một phần của tài liệu (Trang 112 - 113)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w