Nâng cao năng lực tài chính

Một phần của tài liệu (Trang 106 - 108)

Năng lực tài chính của một NH là điều kiện cần và đủ để có thể hoàn thiện hệ thống quản trị RRTD. Năng lực tài chính sẽ quyết định khả năng đầu tư cho công nghệ và nguồn lực của NH đó. Vì vậy cần có một số giải pháp cụ thể để nâng cao năng lực tài chính như sau:

Đảm bảo mức đủ vốn

- Giải pháp đầu tiên để đảm bảo mức đủ vốn của các NHTM là phải duy trì được tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo đúng quy định của NHNN (Theo quy định tại Thông tư 13/2010/TT-NHNN là trên 9%) bởi tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là thước đo độ an toàn vốn của một ngân hàng, nó thể hiện khả năng chống đỡ của NH trước các RRTD, rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường,... Khi NH đảm bảo được tỷ lệ này tức là nó đã tạo ra một

tấm nệm chống đỡ lại những rủi ro, tự bảo vệ NH mình và bảo vệ những người gửi tiền. Xuất phát từ cách tính tỷ lệ an toàn vốn tối tối thiểu (CAR):

Vố n tự C ó CAR = -T--- —-r--— T ô n g tà i S ả n C ó rủ i r O Các NHTM có thể cải thiện tỷ lệ này theo cả hai hướng sau: + Tăng vốn tự có bằng cách tăng vốn cấp 1 và vốn cấp 2.

+ Giảm tông tài sản có rủi ro bằng cách chú trọng giảm các tài sản có hệ số rủi ro lớn như các khoản cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán, bất động sản, ...

- Đảm bảo tăng đủ vốn điều lệ theo quy định tại Nghị định 141/2006/NĐ-CP. Vì vốn điều lệ cũng như vốn chủ sở hữu có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động NH, nó là tấm phao cuối cùng giúp NH chống đỡ lại rủi ro, nó còn tạo niềm tin cho người gửi tiền vào khả năng tài chính của NH. Các hướng giải pháp để tăng vốn điều lệ là: từ nguồn lợi nhuận để lại hàng năm của NH, phát hành thêm cô phiếu, trái phiếu chuyển đôi ra công chúng, riêng với các NHTM NN nhà nước có thể cấp bô sung vốn điều lệ thông qua việc phát hành trái phiếu đặc biệt hoặc tiến hành cô phần hóa NH. Tuy nhiên, các NHTM phải đảm bảo vốn chủ sở hữu phải phù hợp với tông tài sản về quy mô và tốc độ tăng trưởng mới thực sự nâng cao được năng lực tài chính, vừa đảm bảo an toàn hoạt động mà vẫn đem lại hiệu quả cho hoạt động NH.

Nâng cao chất lượng tài sản

- Đánh giá chính xác tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn cũng như việc trích lập đủ dự phòng RRTD để chính bản thân NH và các cơ quan chức năng nhìn nhận được thực chất của tình hình nợ xấu, lường trước RRTD có thể xảy ra để có biện pháp nhắn chặn kịp thời. Xử lý nợ xấu phải đảm bảo tính bền vững, dứt điểm không để nợ xấu tồn tại kéo dài. Các NHTM có thể chuyển toàn bộ nợ xấu sang một công ty chuyên trách tiếp nhận và xử lý nợ xấu, hoặc chuyển giao cho các công ty mua bán nợ.

- Phân bố các khoản tín dụng hợp lý vào các ngành nghề kinh doanh, khu vực địa lý, theo loại tiền và thời hạn. Tránh tình trạng mất cân đối trong cơ cấu tín dụng. Đặc biệt phải hạn chế các khoản cho vay vào các lĩnh vực đầu tư kinh doanh ẩn chứa nhiều rủi ro như chứng khoán, bất động sản.

- Đảm bảo cân đối giữa tốc độ tăng trưởng huy động vốn và tốc độ tăng trưởng tín dụng. Nếu tốc độ tăng trưởng tín dụng lớn hơn so với tốc độ tăng vốn huy động có thể dẫn tới việc mất cân đối cung cầu thanh khoản trong ngắn hạn.

- Đảm bảo các quy định về đảm bảo an toàn thanh khoản của NHNN.

+ Về quản trị rủi ro thanh khoản, các NHTM phải thành lập bộ phận quản trị tài sản “Nợ”, tài sản “Có” để theo dõi và quản trị khả năng chi trả hàng ngày; xây dựng và ban hành quy định nội bộ về quản trị khả năng chi trả đối với VNĐ và từng loại ngoại tệ. Trong đó, phải phân rõ chức năng, quyền hạn của các bộ phận, các nhân có liên quan trong việc quản trị tài sản “Nợ”, tài sản “Có” và đảm bảo duy trì tỷ lệ về khả năng chi trả. Các NHTM cũng phải xây dựng hệ thống đo lường, đánh giá và báo cáo về khả năng chi trả, rủi ro thanh khoản và các biện pháp xử lý trong trường hợp khủng hoảng về thanh khoản. Có kế hoạch và biện pháp tăng cường nắm giữ các công cụ đầu tư ngắn hạn, có khả năng thanh khoản cao. Những quy định nội bộ về quản trị thanh khoản cần được Hội đồng quản trị thông qua và phải được rà soát, sửa đổi, bổ sung 6 tháng một lần hoặc theo yêu cầu của cơ quan giám sát.

+ Về tỷ lệ khả năng chi trả, các NHTM phải đảm bảo các quy định về tỷ lệ khả năng chi trả theo quy định của NHNN tại Thông tư 13/2010/TT-NHNN.

Nâng cao hiệu quả sinh lời

Thực tế như đã phân tích ở chương 2, hiệu quả sinh lời của các NHTM trong thời gian vừa qua đang có dấu hiệu sụt giảm, chỉ tiêu ROE ở mức thấp. Các NHTM cần có biện pháp nâng cao ROE lên mức cao hơn (khoảng 15%). Hiệu quả sinh lời cao không chỉ thể hiện hiệu quả hoạt động tốt, khả năng cạnh tranh của NH mà cụ thể hơn nó góp phần nâng cao năng lực tài chính qua đó tạo ra nền tảng đảm bảo an toàn cho hoạt động NH. Cụ thể là, các NHTM cần có biện pháp tiết kiệm chi phí, đặc biệt giảm các chi phí hành chính, chi phí hoạt động,... Xây dựng cơ cấu tín dụng, cơ cấu đầu tư vừa đảm bảo khả năng sinh lời tốt đồng thời đảm bảo an toàn cho hoạt động NH.

Một phần của tài liệu (Trang 106 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w