❖ Nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng
NHNN cần có biện pháp để trung tâm thông tin tín dụng mở rộng về quy mô thông tin và nâng cao chất lượng thông tin cung cấp. Cụ thể là:
- Từng bước hoàn thiện mô hình tổ chức, hoạt động của CIC;
- Xây dựng và hoàn chỉnh hành lang pháp lý cho hoạt động thông tin tín dụng, quy định cụ thể về nguồn thông tin số liệu, quy trình thu thập và xử lý thông tin, người sử dụng thông tin,...
- Đa dạng hóa thông tin đầu vào, mở rộng phạm vi thu thập thông tin, áp dụng các công nghệ hiện đại trong quá trình thu thập, xử lý và cung cấp thông tin.
❖ NHNN cần thường xuyên có những phân tích, dự báo về diễn biến thị trường tài
chính nói chung, thị trường tín dụng nói riêng trong từng thời kỳ căn cứ trên cơ sở gắn kết với các biến số kinh tế vĩ mô thông qua các mô hình định tính và định lượng phù hợp. Thông qua đó cung cấp các đánh giá, dự báo về diễn biến tiền tệ, tín dụng chất lượng cao để cung cấp cho các NHTM, trên cơ sở đó các NHTM có cơ sở tin cậy để hoạch định chiến lược quản trị RRTD.
❖ NHNN cần tập trung kiểm soát và giám sát tín bất động sản, đặc biệt là tại các NHTM nhỏ mà các dự án vay thường là các công ty của các cổ đông lớn của NH. Tín dụng bất động sản loại này thường có đặc điểm là thẩm định dự án sơ sài, chuẩn tín dụng dễ dãi (cho vay nội bộ) vì vậy rủi ro thường rất lớn. NHNN đã có chủ trương kiểm soát cho vay phi sản xuất dưới 16% nhưng trên thực tế chỉ cần kiểm soát tỷ lệ cho vay bất động sản ở một số NH mà rủi ro lớn có nguy cơ mất an toàn hệ thống.
❖ Trợ giúp các NHTM xử lý dứt điểm nợ xấu, nợ tồn đọng, lành mạnh hóa thị trường tài chính, làm sạch bảng cân đối tiền tệ của NHTM, tiến tới minh bạch hệ thống tài chính theo chuẩn mực quốc tế, tăng cường năng lực giám sát và quản trị rủi ro. Đánh giá lại một cách chính xác tỷ lệ nợ xấu cũng như việc trích lập dự phòng rủi ro của toàn khu vực NH, để có được cái nhìn thực chất về nợ xấu, từ đó kịp thời có các giải pháp tái cơ cấu nợ. Đồng thời, NHNN cần tiến hành kiểm tra chặt chẽ việc cơ cấu lại các khoản nợ cho vay phi sản xuất của các NHTM.
❖ Có chính sách phát triển thị trường công cụ tài chính phái sinh, đặc biệt là công
cụ tài chính phái sinh tín dụng nhằm tạo cho các NHTM có thêm nhiều công cụ để phòng ngừa rủi ro. NHNN đứng ra tổ chức chức thị trường và có các cơ chế, chính sách chặt chẽ để thị trường này vận hành thông suốt. Các cơ quan quản trị, giám sát phải có
đầy đủ thông tin và có năng lực thanh tra, giám sát tốt đối với các thành viên tham gia thị trường để đảm bảo thị trường công cụ tài chính phái sinh hoạt động hiệu quả.
❖ Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý, các văn bản quy phạm pháp luật yêu cầu về việc đảm bảo an toàn hoạt động của các NHTM đồng thời phải có chế tài xử phạt, hoặc lộ trình thực hiện cụ thể để các NHTM có căn cứ thực hiện và thể hiện sự nghiêm minh trong các quy định của cơ quan quản trị.
Ket luận chương 3:
Trên cơ sở nghiên cứu về lý thuyết và thực trạng, chương 3 của luận văn đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam. Các giải pháp nhằm tập trung vào việc hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị tín dụng, xây dựng và thực hiện các chính sách tín dụng, hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, nâng cao năng lực tài chính, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực,... Đồng thời, để tạo điều kiện cho các NHTM thực hiện tốt các giải pháp trên, tác giả đưa ra một số kiến nghị với Chính phủ, NHNN.
KẾT LUẬN
Mặc dù thị trường NH Việt Nam đã phát triển hơn 20 năm, nhưng năng lực quản trị rủi ro nói chung và RRTD nói riêng còn rất yếu kém. Với mỗi NHTM quản trị RRTD có ý nghĩa quan trọng xuyên suốt hoạt động kinh doanh, hiệu quả kinh doanh đạt được luôn đồng nghĩa với mức rủi ro được chấp nhận và việc tiến hành các hoạt động quản trị rủi ro. Nghệ thuật trong quản trị rủi ro là phải đưa ra được quyết định đúng đắn, kịp thời để giải quyết được cả hai vấn đề là lợi nhuận và rủi ro. Hiện nay, tại các NHTM Việt Nam, hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động chủ yếu, dư nợ tín dụng chiếm tỷ trọng lớn trong danh mục tài sản có (60%) và thu nhập từ hoạt động tín dụng là nguồn thu nhập chủ yếu của các ngân hàng. Do đó, hệ thống quản trị RRTD cần phải được chú trọng, quan tâm hàng đầu. Mặt khác, đây có thể coi là vấn đề khó và nhạy cảm trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, bởi việc quản trị RRTD không chỉ mang tính nghiệp vụ mà nó còn mang tính nghệ thuật, ngoài việc phụ thuộc vào những quy định của cơ quan quản trị và bản thân NHTM nó còn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khách quan từ môi trường bên ngoài
Trong phạm vi của một luận văn thạc sỹ, tác giả đã cố gắng nghiên cứu những khuôn khổ lý thuyết chung về RRTD và quản trị RRTD, trên cơ sở đó cùng những bằng chứng số liệu thu thập được có những đánh giá cơ bản về thực trạng quản trị RRTD trong các NHTM hiện nay. Nội dung chương 3, tác giả xin đề xuất một số giải pháp quan trọng nhằm hoàn thiện hệ thống quản trị RRTD trong các NHTM Việt Nam.
Tuy nhiên, do còn những hạn chế về kiến thức, thời gian, quá trình thu thập thông tin và số liệu những vấn đề trình bày trong luận văn chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô, các đồng nghiệp để vấn đề nghiên cứu được hoàn chỉnh hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
TS Lê Thị Huyền Diệu (2010), Mô hình quản lý rủi ro tín dụng tại hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện Ngân hàng, Hà Nội. TS Tô Thị Ánh Dương (2007), Những giải pháp để hệ thống ngân hàng thương mại
Việt Nam tiếp cận và áp dụng hệ thống chuẩn mực đánh giá ngân hàng an toàn theo thỏa ước Basel, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành, Ngân hàng Nhà nước, Hà Nội.
TS Phạm Huy Hùng (2008), Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành, Ngân hàng Nhà nước, Hà Nội.
Ngân hàng Nhà nước (2006), Nâng cao năng lực quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam (kỷ yếu hội thảo khoa học), Nhà xuất bản Phương Đông. Hà Nội
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Sổ tay tín dụng.
Peter S.Rose (2001), Quản trị Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội. PGS.TS Nguyễn Văn Tiến (2005), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nhà