Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị tín dụng

Một phần của tài liệu (Trang 94 - 97)

Những yêu cầu đối với bộ máy tổ chức tín dụng tại các NHTM là:

- Tách bạch độc lập giữa bộ phận kinh doanh cấp tín dụng với bộ phận quản trị tín dụng;

- Chuyên nghiệp hóa trong các các hoạt động của NHTM nói chung và trong hoạt động tín dụng nói riêng;

- Tiến sát đến thông lệ quốc tế về quản trị RRTD.

Để đạt được những yêu cầu nêu trên, qua đó phát huy hiệu quả, hiệu lực của công tác quản trị RRTD trong các NHTM cần phải quy định trách nhiệm cụ thể cho các bộ phận trong bộ máy tổ chức tín dụng.

Hội đồng quản trị:

Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm cuối cùng về tính đúng đắn của hoạt động tín dụng bao gồm việc đề ra chiến lược, mục tiêu và hành động của Ban điều hành. Cụ thể là:

- Phê duyệt, phổ biến và đánh giá lại thường xuyên chiến lược tín dụng như là một phần trong chiến lược và mục tiêu kinh doanh của NH;

- Phê duyệt chính sách tín dụng trong đó có hướng dẫn cơ bản cho việc cấp tín dụng;

- Phê duyệt phương cách tổ chức hoạt động tín dụng của NH, bao gồm cơ cấu các ủy ban và phân cấp thẩm quyền;

- Phê duyệt các loại hình cho vay và các sản phẩm tín dụng;

- Đảm bảo lựa chọn và đề cử một ban quản trị có đủ trình độ để quản trị hoạt động tín dụng;

- Xem xét những RRTD chủ yếu, các xu hướng diễn biến về chất lượng danh mục tín dụng và tính đầy đủ của các khoản dự phòng, các khoản nợ khó đòi;

- Xem xét những báo cáo định kỳ của ban điều hành và thanh tra, những nhà lập chính sách/giám sát viên và kiểm toán nội bộ, nhằm đảm bảo tính tuân thủ và hiệu quả hoạt động của các chính sách cũng như quy trình tín dụng của NH.

Ban điều hành:

Ban điều hành chịu trách nhiệm thực hiện chiến lược tín dụng đã được Hội đồng quản trị phê duyệt và chịu trách nhiệm tiến hành các hoạt động tín dụng. Bao gồm:

- Đảm bảo cho các hoạt động tín dụng của NH tuân thủ những chiến lược đã xác định;

- Xây dựng các quy trình tín dụng theo sản phẩm và thực thi quy trình đó. Những quy trình này phải đầy đủ, toàn diện và dễ thực thi nhưng đảm bảo tính cẩn trọng;

- Giám sát hoạt động của danh mục tín dụng hiện thời, kiểm soát bản chất và thành phần của danh mục tín dụng;

- Đánh giá khả năng thu hồi các khoản nợ và đưa ra các mức dự phòng; - Đảm bảo sự phát triển nhân lực và các chiến lược đào tạo khi cần thiết;

- Đảm bảo rằng bộ phận kiểm tra tín dụng độc lập và bộ phần kiểm toán nội bộ có xem xét và đánh giá danh mục tín dụng, theo dõi việc thực hiện kịp thời các biện pháp và khuyến nghị đã được chấp nhận;

- Báo cáo một cách toàn diện về những hoạt động tín dụng quan trọng, thành phần và chất lượng của danh mục tín dụng và vấn đề quản trị rủi ro tín dụng cho hồi đồng quản trị ít nhất 2 lần trong năm.

Ủy ban quản trị rủi ro

Ủy ban quản trị RRTD bao gồm các thành viên của Hội đồng quản trị và những cán bộ quản trị tín dụng cấp cao, những cán bộ này chuyên làm công tác đánh giá RRTD độc lập, báo cáo kết quả trước Ủy ban quản trị RRTD, trường hợp đặc biệt có thể báo cáo thẳng lên Hội đồng quản trị. Ủy ban này chịu trách nhiệm duy trì tính đúng đắn của khung quản trị RRTD của ngân hàng. Bao gồm:

- Xây dựng và đề xuất các chính sách và thủ tục quản trị RRTD để Hội đồng quản trị phê duyệt;

- Xem xét các kế hoạch làm việc và các báo cáo lập bởi bộ phận kiểm tra tín dụng độc lập và kiểm toán nội bộ;

- Đánh giá khả năng thu hồi, tính chính xác của việc xếp hạng tín dụng, và tính đầy đủ của việc lập dự phòng;

- Đánh giá và giám sát chất lượng danh mục tín dụng và phân bố các thành phần của danh mục tín dụng;

- Duy trì và xem xét lại mô hình hệ thống cho điểm tín dụng nhằm tuân thủ theo chính sách và nhằm phản ánh đúng các điều kiện thị trường.

Hội đồng tín dụng:

Hội đồng tín dụng hoạt động ở cả hội sở chính và các chi nhánh, chịu trách nhiệm chính về việc xem xét từng giao dịch tín dụng vượt quá thẩm quyền của giám đốc chị nhánh. Hoạt động chính của hội đồng tín dụng là:

- Phê duyệt các khoản cho vay lớn hơn theo quy định mức cho vay tối đa được quyền phê duyệt của các cấp lãnh đạo và trong trường hợp có các ý kiến khác nhau giữa các bộ phận quan hệ khách hàng, thẩm định và bộ phận quản trị rủi ro;

- Giám sát việc báo cáo về xem xét RRTD, kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập, các nhà hoạch định chính sách và các cơ quan quản trị khác.

Ban giám đốc tại các chi nhánh

Ban giám đốc tại các chi nhánh chịu trách nhiệm đảm bảo cho chi nhánh được quản trị và hoạt động nhất quán với hội sở chính trong đó đặc biệt lưu ý là định hướng chiến lược tín dụng. Các trách nhiệm chính của giám đốc chi nhánh đối với vấn đề tín dụng như sau:

- Quản trị việc thực thi các phương pháp và quy trình tín dụng tại chi nhánh;

- Phổ biến và điều phối việc thực hiện và đào tạo về sản phẩm, chính sách, hệ thống mới;

- Phê duyệt các khoản cho vay trong hạn mức tín dụng do hội đồng tín dụng đề ra; - Xem xét việc báo cáo của chi nhánh về các giao dịch bất thường và các sai sót - gọi là báo cáo bất thường hoặc báo cáo kiểm tra; đảm bảo sự thống nhất và tuân thủ các chính sách và thủ tục;

- Đảm bảo việc xây dựng các chiến lược về đội ngũ nhân viêc và đào tạo trong phạm vi chi nhánh.

Một phần của tài liệu (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w