Hệ thống quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (Trang 74 - 77)

Hiện nay, dựa trên hệ thống thông tin trực tuyến hầu hết các NHTM đều xây dựng hệ thống quản trị RRTD tập trung, kết nối trực tuyến từ các chi nhánh đến hội sở chính. Đây là mô hình quản trị rủi ro được coi là ưu việt, quản trị rủi ro một cách hệ thống trên quy mô toàn ngân hàng nhằm đảm bảo tính thống nhất của hệ thống.

Tại Vietcombank, BIDV, Vietinbank các NH này đều có Hội đồng quản trị và Hội đồng/Ủy ban quản trị rủi ro sẽ là bộ phận ban hành các chính sách tín dụng và quản trị rủi ro. Trên cơ sở đó, Hội đồng quản trị thông qua Ủy ban quản trị rủi ro sẽ phê duyệt kế hoạch quản trị rủi ro của NH, chịu trách nhiệm giám sát và thực hiện chiến lược quản trị rủi ro tổng thể, chính sách và sự tuân thủ với những luật định tác động tới NH cả từ nội bộ và bên ngoài của NH. Ủy ban quản trị rủi ro họp định kỳ để giám sát và đảm bảo là thông lệ và hệ thống quản trị rủi ro thiết yếu đều được thực hiện trong toàn NH, để xem xét chính sách và phản ứng của NH trước những rủi ro và xu hướng mới phát sinh, rà soát các vấn đề tuân thủ đồng thời cả tính hiệu quả của các hệ thống quản trị rủi ro trong NH.

Ở các NHTM này, mỗi cấp quản trị cho chức năng riêng trong công tác quản trị rủi ro.

- Phó tổng giám đốc phụ trách quản trị rủi ro có chức năng giám sát hoạt động quản trị rủi ro của NH nhằm đảm bảo rằng các rủi ro mà NH chấp nhận là phù hợp với quyết định của hội đồng quản trị về mức rủi ro tối đa có thể chấp nhận với các lợi nhuận dự tính;

- Khối phát triển khách hàng cá nhân: chịu trách nhiệm thiết kế, triển khai sản phẩm tín dụng cá nhân, triển khai tiếp thị bán hàng, giám sát hoạt động tín dụng cá nhân

- Khối phát triển khách hàng doanh nghiệp: chịu trách nhiệm thiết kế, triển khai sản phẩm tín dụng doanh nghiệp, triển khai tiếp thị bán hàng, giám sát hoạt động tín dụng doanh nghiệp;

- Khối quản trị tín dụng: chịu trách nhiệm thiết kế các chính sách tín dụng chung cho NH, tái thẩm định và phê duyệt tín dụng, giám sát kiểm tra đánh giá tất cả mọi mặt của hoạt động tín dụng, tổ chức định giá lại tài sản đảm bảo theo định kỳ, xử lý nợ.

Các phán quyết tín dụng lớn tại các NHTM này đều tập trung về hội sở chính và do hội đồng quản trị rủi ro quyết định.

Tại Hội sở chính, hoạt động quản trị rủi ro của NH sẽ tập trung vào Ủy ban quản trị rủi ro, Hội đồng tín dụng trung ương và các phòng ban ở hội sở chính. Các phòng ban có nhiệm vụ quản trị rủi ro tại hội sở chính chịu trách nhiệm tham mưu cho Tổng giám đốc trong việc điều hành các hoạt động liên quan đến quản trị rủi ro, bao gồm soạn thảo các văn bản hướng dẫn các quy trình nghiệp vụ và các chính sách chỉ đạo cụ thể phù hợp với các tình huống thị trường, giám sát và đánh giá hoạt động quản trị rủi ro trong NH và đề xuất các biện pháp cải thiện tình hình.

Tại các chi nhánh, Phòng thẩm định - Quản trị tín dụng chịu trách nhiệm kiểm soát toàn diện hoạt động tín dụng tại chi nhánh, bao gồm các hoạt động chủ yếu là

- Quản trị, kiểm soát hạn mức tín dụng cho từng khách hàng và cho toàn bộ chi nhánh;

- Kiểm soát, giám sát các khoản vay vượt mức;

- Phân tích hoạt động các nghành kinh tế, cung cấp các thông tin liên quan đến hoạt động tín dụng;

- Quản trị danh mục tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng, đầu mối trực tiếp quản trị, báo cáo và tham mưu xử lý nợ xấu;

- Giám sát sự tuân thủ các quy định của NHNN và các chính sách của NH mình về tín dụng, các quy định và chính sách liên quan đến tín dụng;

- Tổng hợp, phân tích nguyên nhân, đánh giá, đề xuất phương án xử lý nợ xấu; - Xem xét, đề xuất phương án thu hồi nợ và kế hoạch xử lý nợ xấu đối với từng khoản nợ xấu.

Đánh giá về hệ thống quản trị rủi ro tín dụng theo mô hình tổ chức tập trung

Hệ thống quản trị RRTD theo mô hình tổ chức tập trung vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn, thể hiện một số hạn chế nhất định:

- Thứ nhất, cơ chế, chính sách nội bộ trong các NHTM theo mô hình quản trị tập trung chưa được soạn thảo và thực hiện một cách đồng bộ và tương xứng là cho hiệu quả của mô hình bị giảm đi đáng kể. Việc điều hành NH phải dựa vào cơ chế chính sách mà các cơ chế này chưa được xây dựng chuẩn theo thông lệ quốc tế.

- Thứ hai, cơ chế quản trị tại các NHTM hiện nay bộc lộ một số bất cập như (i) hệ thống ra quyết định phức tạp, thiếu tính minh bạch, chưa tách bạch giữa quyền kiểm soát và quyền điều hành, (ii) Cơ cấu Hội đồng quản trị tại các NHTM chưa hợp lý, chưa có sự tham gia của các thành viên hội đồng quản trị độc lập; (iii) Việc quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng ban Hội sở chính chưa hoàn chỉnh nên quy trình xử lý nghiệp vụ của nhiều bộ phận chưa rõ ràng, chồng chéo, gây phiền hà cho chi nhánh và chưa phát huy được hiệu quả điều hành tập trung. Thậm trí, một số NHTM nhỏ chưa có Ủy ban quản lý rủi ro, hoặc Ủy ban này tồn tại nhưng thực tế không hoạt động, không phát huy được vai trò của mình trong công tác quản trị rủi ro của NH.

- Thứ ba, sử dụng công nghệ chưa đồng bộ là một trở ngại trong quản trị rủi ro tập trung. Các NH chưa áp dụng đầy đủ các công cụ quản trị tập trung như hệ thống thông tin quản trị, công nghệ thông tin do đó việc áp dụng mô hình tập trung trong quản trị RRTD còn nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w