Quy trình xử lý tài sản bảo đảm tại SeABank

Một phần của tài liệu 0435 giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý tài sản bảo đảm cho vay tại NHTM CP đông nam á luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 54 - 62)

- Phương thức xử lý TSBĐ

2.2.1.4. Quy trình xử lý tài sản bảo đảm tại SeABank

Giống như hầu hết các NHTM khác, SeABank cũng áp dụng quy trình 5 bước khi xử lý TSBĐ.

Sơ đồ 2.2: Các bước xử lý TSBĐ tại SeABank

Đối với bước đầu tiên khi thông báo việc xử lý tài sản cho bên bảo đảm, SeABank sẽ thông báo bằng văn bản cho bên bảo đảm và đăng ký thông báo xử lý TSBĐ (nếu giao dịch đó đã được đăng ký tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm). Kèm theo đó, ngân hàng cũng ấn định thời điểm xử lý TSBĐ nhưng không được sớm hơn 07 ngày đối với tài sản là động sản, 15 ngày đối với tài sản là bất động sản kể từ ngày thông báo xử lý TSBĐ. SeABank luôn yêu cầu khách hàng vay phối hợp cùng chuẩn bị cho việc xử lý TSBĐ để công việc được tiến hành nhanh chóng và đảm bảo công bằng cho cả hai bên. Bên cạnh đó, trong thời gian xử lý TSBĐ, SeABank được quyền khai thác, sử dụng TSBĐ. Đồng thời ngân hàng cũng tiến hành thu giữ ngay những TSBĐ nào mà khách hàng vay có hành vi sai phạm như thực hiện không đầy đủ các biện pháp bảo quản TSBĐ, tự ý sử dụng hay làm mất mát, hư hỏng tài sản.

Loại TSBĐ Bất ĐộnSau khi thông báo cho bên bảo đảm việc xử lý tài sản bảo đảm,Bất Động sản Bất Động sản SeABank sẽ tiến hành lập biên bản xử lý TSBĐ. Trong biên bản phải ghi rõ việc bàn giao, tiếp nhận TSBĐ, phương thức xử lý, quyền và nghĩa vụ các bên...

Việc xử lý TSBĐ cần phải đạt được yêu cầu là giá bán tài sản trừ đi phần chi phí bán tài sản là cao nhất và việc xử lý tài sản cần được tiến hành càng nhanh càng tốt. Có rất nhiều phương thức xử lý TSBĐ và mỗi một phương thức đều có những ưu điểm riêng. Ở SeABank, phương thức chủ yếu được ưa chuộng và áp dụng đó là phối hợp, nỗ lực cùng với khách hàng để bán TSBĐ. Việc bán có thể được thực hiện trực tiếp với người mua hoặc phải uỷ quyền cho trung tâm bán đấu giá tài sản. Tuy nhiên không phải lúc nào khách hàng cũng nỗ lực cùng ngân hàng xử lý TSBĐ. Trong nhiều trường hợp, SeABank phải nhận chính các TSBĐ để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm. Trường hợp SeABank uỷ quyền cho bên thứ ba thực hiện công tác xử lý TSBĐ là rất ít và hầu như không có.

2.2.2. Thực trạng công tác xử lý tài sản bảo đảm cho vay tại Ngân

hàng

thương mại cổ phần Đông Nam Á

Tài sản bảo đảm cần xử lý trong hoạt động cho vay tại SeABank

Khách hàng của SeABank tập trung chủ yếu ở những ngành kinh tế trọng điểm như công nghiệp, xây dựng, khai thác, công nghiệp nặng và dịch vụ.. .nên TSBĐ tại ngân hàng khá phong phú và đa dạng. Các loại tài sản chủ yếu được SeABank chấp nhận làm bảo đảm cho khoản vay đó là: nhà cửa, máy móc, công trình xây dựng, quyền sử dụng đất, các giấy tờ có giá, vật tư hàng hoá.

Bảng 2.3: Giá trị các loại TSBĐ tương ứng với dư nợ của SeABank từ năm 2012 - 2014

động sản g sản động sản động sản GTC G g hóa c, thiế t bị h từ vốn vay GTC G ng hóa c, thiế t bị h từ vốn vay Giá trị TSBĐ 19,534 16,044 30,848 219,3 2,586 632,1 14,059 30,387 8,642 2,693 2,555 13,344 Tỷ lệ giá trị từng loại TSBĐ/Tổng giá trị TSBĐ (%) 54. 90 1045. 3152. 8015. 4.38 3.67 23.84 7452. 15.00 4.67 4.43 23.16

0

Quyền sử dụng đất 176" 190" 184"

Giấy tờ có giá 110" 100" 150"

Các phương tiện vận tải, máy móc thiết bị 23 0 25 0 300 Tài sản khác 25 0 30 0" 333 Tổng 946 1,060 1,227

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của SeABank năm 2014)

Nhìn chung, bất động sản vẫn là loại hình TSBĐ chiếm tỷ trọng nhiều nhất trong số các TSBĐ của SeABank, thường chiếm từ 50 - 55% trong tổng giá trị các loại TSBĐ. Động sản (bao gồm giấy tờ có giá, hàng hóa, máy móc thiết bị vật tư, khác) có tỷ trọng gần bằng bất động sản, trong đó tài sản hình thành từ vốn vay chiếm tỷ trọng nhiều hơn cả (khoảng 24% tổng giá trị tất cả TSBĐ), giấy tờ có giá (chủ yếu là sổ tiết kiệm của SeABank) chiếm khoảng 15%, còn lại là hàng hóa, vật tư, máy móc thiết bị.

Bảng 2.4: Giá trị các loại TSBĐ tương ứng với dư nợ phải xử lý từ năm 2012 - 2014 (giá trị tại thời điểm ký hợp đồng tín dụng)

lý tại SeABank thì nhà cửa, công trình xây dựng và quyền sử dụng đất chiếm một tỷ lệ khá cao (Năm 2012 chiếm 37.6% tổng giá trị TSBĐ cần xử lý, năm 2013 là 38.7%, năm 2014 là 36.2% tổng giá trị TSBĐ cần xử lý) . Đó là vì khi đi vay, khách hàng thường đem cầm cố hoặc thế chấp các bất động sản - những tài sản có giá trị lớn để khoản vay có thể được cấp nhiều hơn, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh hay tiêu dùng. Hơn nữa việc bảo đảm bằng nhà cửa hầu như không ảnh hưởng gì đến phương án hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như sinh hoạt hàng ngày của khách hàng. Trước đây, khi thị trường nhà đất sôi động, việc nhà cửa, các công trình xây dựng và quyền sử dụng đất chiếm tỷ trọng lớn trong danh mục TSBĐ cần xử lý là một điều có lợi cho ngân hàng, ngân hàng có thể dễ dàng hơn trong việc bán chúng để thu hồi nợ. Nhưng trong vài năm gần đây, khi thị trường nhà đất đang đóng băng thì điều đó lại là một bất lợi đối với ngân hàng. Giá cả nhà đất có chiều hướng đi xuống thì việc bán

khúc “được giá” là một điều không d ễ dàng. Hơn nữa, các thủ tục phát mại tàinăm 2014 đến 31/12/2014 sản có liên quan tới nhà đất thường rất phức tạp, để giải quyết được những món tài sản này sẽ mất rất nhiều thời gian. Ngoài ra một số nhà xưởng, đất đai còn thiếu giấy tờ hợp lệ hoặc trong nằm trong diện giải toả của thành phố. Điều đó cũng có nghĩa là việc thu hồi nợ của SeABank sẽ mất thời gian và khó khăn hơn rất nhiều

Bên cạnh đó, SeABank ngày càng quan tâm hơn đến hình thức cầm cố bằng những giấy tờ có giá như: sổ tiết kiệm, trái phiếu kho bạc, kỳ phiếu ngân hàng... bởi giá trị của những tài sản này được xác định ngay từ đầu và không thay đổi do sự biến động của cung cầu. Thêm vào đó, những loại tài sản này có tính bảo đảm rất cao nên SeABank có thể cho các khách hàng vay một cách nhanh chóng. Hiện nay hình thức này đang được đẩy mạnh, nó rất phù hợp với cá nhân, hộ gia đình, các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hơn thế nữa, thủ tục cho vay bằng sổ tiết kiệm, trái phiếu kho bạc. rất đơn giản, thuận tiện, tiết kiệm được thời gian, công sức cho ngân hàng và cả khách hàng. Đến khi xử lý TSBĐ thì hình thức này cũng đơn giản hơn cả nên hầu như SeABank đều thu hồi được hết khoản nợ.

Các máy móc, phương tiện vận tải, vật tư hàng hoá cũng chiếm một phần không nhỏ trong số TSBĐ cần xử lý của ngân hàng (tỷ lệ giá trị loại TSBĐ này trong tổng giá trị TSBĐ cần xử lý năm 2012 là 50.7%, năm 2013 là 51.9%, năm 2014 là 51.6%) . Lúc đầu, khi đem đến bảo đảm cho ngân hàng, những loại tài sản này còn mới, giá trị sử dụng rất cao. Tuy nhiên sau một thời gian sử dụng, tính đến thời điểm hiện tại khi ngân hàng buộc phải xử lý chúng để trả nợ thì hầu hết chúng đều bị cũ, hỏng, lạc hậu, không còn phù hợp với công nghệ hiện đại nữa. Thậm chí nếu là những máy móc hay dây chuyền hiện đại thì do thị trường của nước ta còn chưa phát triển, chưa hình thành thị trường chuyên dụng để có thể phát mại một

cách d ễ dàng những loại tài sản này khi cần thiết. Việc thanh lý loại TSBĐ này thông thường không thể bù đắp được khoản nợ mà khách hàng đã vay. Đây là một vấn đề nan giải đối với việc xử lý nợ tồn đọng của các ngân hàng nói chung và SeABank nói riêng.

Các loại TSBĐ cần xử lý của SeABank nói chung phong phú đa dạng về tính năng, đặc điểm hoạt động gây nên sự phức tạp cho ngân hàng trong quá trình thẩm định TSBĐ cũng như khó khăn trong công tác xử lý. Vì vậy với tình hình kinh tế hiện nay để đảm bảo an toàn tín dụng, giải pháp siết chặt điều kiện TSBĐ là lựa chọn phù hợp nhất vì: i) Tình hình thị trường bất động sản đang chìm lắng, giá bất động sản có xu hướng giảm thấp, tính thanh khoản kém; (ii) Sử dụng điều kiện TSBĐ siết chặt như một “hàng rào” sàng lọc khách hàng xấu từ các NHTM khác, nhất là từ các ngân hàng nhóm 3, 4 chuyển sang.

Bảng 2.5: Kết quả thu nợ từ xử lý TSBĐ của SeABank năm 2014

hàng gốc QH thu Doanh nghiệp lớn 1 3,20 1,453 4 75 2 16 79 5 10 6 2 Hộ gia đình và DN nhỏ 1,50 2 8 1,26 7 58 5 48 3 18 0 23 5 5 Cá nhân 58 2^ 33 4^ Ĩ9 Õ" 2 TT 10 7^ 78 1 5^ Tổng 5,28 5 3,055 2 1,53 8 85 9 36 3 41 6 9

Thu nợ từ xử lý TSBĐ đối với khách hàng doanh nghiệp lớn là 131 tỷ đồng, chiếm 25.7% tổng số nợ thu được từ xử lý TSBĐ, đạt 54.4% kế hoạch đề ra trong năm 2014. Xử lý TSBĐ đối với các khoản vay của hộ gia đình và

Một phần của tài liệu 0435 giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý tài sản bảo đảm cho vay tại NHTM CP đông nam á luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 54 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w