- Việc định giá TSBĐ chưa chuyên nghiệp, vân mang tính chất thủ công, chưa khách quan.
b. Nguyên nhân khách quan
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước
Thứ nhất, Phối hợp kịp thời với các Bộ ngành liên quan trong việc thực hiện đúng theo quy định, hướng dẫn tại thông tư liên tịch số 16/2014 ngày 06/06/2014 hướng dẫn một số vấn đề về xử lý tài sản bảo đảm.
Thứ hai, ban hành văn bản quy định về việc ngừng tính lãi kể từ ngày có quyết định của Toà án đối với những tài sản thế chấp, cầm cố được tiến hành xử lý theo pháp luật. Theo đó, lãi quá hạn sẽ không phát sinh thêm để có thể thu hồi đủ nợ gốc và lãi.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng xử lý TSBĐ tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank), chương 3 đã nêu ra một vài kinh nghiệm của các NHTM trong việc xử lý TSBĐ, đồng thời đưa ra hệ thống các giải pháp và kiến nghị cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả xử lý TSBĐ tại SeABank theo đúng hướng các văn bản pháp luật Việt Nam nói chung và các văn bản quy định của SeABank nói riêng. Các giải pháp đó phải được thực hiện đồng bộ từ nhiều phía, từ các cơ quan liên ngành, các hệ thống Ngân hàng tới khách hàng vay vốn thì việc xử lý tài sản mới có thể phát huy tác dụng.
KẾT LUẬN
Trong công tác xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ vay, SeABank đã có những nỗ lực hết mình để thu hồi khoản nợ xấu còn tồn đọng.
Qua phân tích thực tế về tình hình xử lý tài sản bảo đảm tại SeABank có thể nhận thấy nghiệp vụ này đang từng bước được cải thiện và đã có những thành quả nhất định, song bên cạnh đó còn không ít tồn tại do những nguyên nhân khách quan và chủ quan tác động làm ảnh hưởng tới hiệu quả xử lý tài sản bảo đảm. Từ thực ti ễ n đó, luận văn đưa ra một hệ thống các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả xử lý tài sản bảo đảm trong hoạt động cho vay tại SeABank. Luận văn đã hoàn thành những nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, tổng hợp và hệ thống hóa có chọn lọc những lý luận cơ bản về tài sản bảo đảm và hiệu quả xử lý tài sản bảo đảm.
Thứ hai, dựa trên cơ sở lý luận về xử lý tài sản bảo đảm, luận văn đã đi sâu vào phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động xử lý tài sản bảo đảm. Qua đó rút ra những tồn tại và những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động này. Từ những kết quả trên, luận văn đã chỉ ra tính cấp thiết của việc đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý tài sản bảo đảm trong hoạt động cho vay tại SeABank.
Thứ ba, dựa trên thực tiễ n tại SeABank, luận văn đã đưa ra hệ thống các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả xử lý tài sản bảo đảm trong hoạt động cho vay tại SeABank.
Tuy nhiên, do thời gian có hạn cũng như sự hiểu biết và kinh nghiệm còn nhiều hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các Thầy Cô giáo.
1. Từ điển Thuật ngữ tài chính tín dụng của Viện Khoa học tài chính, Bộ tài chính, Nhà xuất bản tài chính, 1996 (tr. 62, 283).
2. Bộ luật Dân sự năm 2005
3. Luật đất đai số 13/2003/QH11 ngày 26/11/2003
4. Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai
5. Luật các Tổ chức Tín dụng số 07/2010/QH12 ngày 16/06/2010
6. Nghị định số 59/2009/NĐ-CP ngày 16/07/2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của NHTM
7. Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng (và các quyết định, thông tư hướng dẫn, sửa đổi)
8. Thông tư 21/2012/TT-NHNN ngày 18/06/2012 của Ngân hàng Nhà nước quy định về hoạt động cho vay, đi vay; mua, bán kỳ hạn giấy tờ có giá giữa các TCTD, chi nhánh NHNN.
9. Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm.
10.Nghị định 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 163/2006/NĐ-CP
11.Thông tư liên tịch số 16/2014 ngày 06/06/2014 hướng dẫn một số vấn đề về xử lý tài sản bảo đảm.
12.Nghị định 83/2010/NĐ-CP ngày 23/10/2010 của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm
13.Nghị định 17/2010/NĐ-CP ngày 04/03/2010 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản
triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2013
15.Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu.
16.Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ về quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật thuế giá trị gia tăng. 17.Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính về
việc hướng dẫn thi hành luật thuế giá trị gia tăng và nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013.
18.Quyết định 866b/QĐ-BTP ngày 31/01/2013 của Bộ Tư pháp triển khai thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP và 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ.
19.Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP ngày 12/05/2006 của Hội đồng Thẩm phán hướng dẫn thi hành các quy định trong Phần thứ hai “Thủ tục giải quyết vụ án tại tòa án cấp sơ thẩm” của Bộ luật tố tụng Dân sự.
20.Quyết định 03/2011/QĐ-TTg ngày 10/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành quy chế bảo lãnh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn tại NHTM
21.Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Cơ chế xử lý nợ và tài sản tồn đọng trong hệ thống ngân hàng thương mại, 2000
22.ThS. Vũ Thị Phương Hoa, ThS. Lê Phương Ninh, Cơ chế xử lý nợ xấu: Nhìn từ yêu cầu thực tiên, 2012
23.Nguy ễ n Thị Mùi, Thực trạng nợ xấu tại các ngân hàng Việt Nam và giải pháp tháo gỡ, Tạp chí Tài chính, Số 11, 2012
25.Phạm Hữu Hồng Thái, Kinh nghiệm xử lý nợ xấu tại một số nước và hàm ý cho Việt Nam, Tạp chí Tài chính, Số 11, 2012.
26.http://www.moj .gov.vn (Thông tin hỏi đáp và tư vấn pháp luật)
27.www.SeABank.com.vn ( Ngân hàng TMCP Đông Nam Á - SeABank). 28.www.sbv.com.vn ( Ngân hàng nhà nước Việt Nam)...