♦ Ngân hàng nhà nuớc cần thực hiện tốt hơn công tác thanh tra ngân hàng. Công tác thanh tra của NHNN rất có hiệu quả đến hoạt động của hệ thống ngân hàng. Vừa phát hiện kịp thời, xử lý những sai sót đồng thời thấy đuợc những điểm chua hợp lý trong hệ thống văn bản pháp quy của NHNN. Từ đó có sự thay đổi kịp thời và hợp lý.
♦ Bảo đảm thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời cho hệ thống ngân hàng hoạt động.
Thông tin ở đây bao gồm hai loại đó là thông tin về khách hàng và thông tin có tính chất định huớng cho hoạt động của NHTM.
Những thông tin về khách hàng sẽ đuợc thu thập và cung cấp qua trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nuớc, bao gồm thông tin về khả năng tài chính, hiệu quả kinh doanh, hệ số an toàn vốn, quan hệ tín dụng của khách hàng với các NHTM, với các doanh nghiệp khác. Đây sẽ là những căn cứ đáng tin cậy để các NHTM sử dụng trong quá trình thẩm định khách hàng.
Cùng với thông tin về khách hàng vay vốn, Ngân hàng Nhà nuớc còn phải nắm vững để cung cấp cho các NHTM những thông tin về phuơng huớng nhiệm vụ, mục tiêu, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế của đất nuớc,
của từng vùng, từng khu vực trong từng thời kỳ, tư vấn cho các NHTM về những lĩnh vực, những ngành mũi nhọn cần tập trung đầu tư vốn tín dụng nhằm góp phần thực hiện những chủ trương đường lối phát triển chung, đồng thời phát huy hiệu quả đồng vốn, bảo đảm an toàn tín dụng cho các NHTM.
♦ NHNN cần rà soát, sửa đổi lại hệ thống văn bản pháp luật
Hệ thống văn bản pháp luật NHNN tại nước ta ban hành không phải là ít song có rất nhiều bất cập. Đó là sự không đồng bộ, môi trường pháp lý hiện còn nhiều chồng chéo, bất cập luôn có khả năng gây ra những rủi ro khó lường cho các tổ chức tín dụng.
Hiện nay, hoạt động của các TCTD phải tuân thủ quá nhiều quy định của pháp luật của các ngành khác, bởi nghiệp vụ ngân hàng liên quan đến hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề. Trong khi đó, hệ thống pháp luật còn chồng chéo, mâu thuẫn, chậm được hướng dẫn cụ thể, vướng mắc nhất là giao dịch bảo đảm, xử lý tài sản bảo đảm và vấn đề tố tụng, tỷ lệ cấp tín dụng, tỷ lệ bảo đảm so với nguồn vốn huy động. NHNN cần rà soát, sửa đổi lại hệ thống văn bản pháp luật phù hợp với hệ thống văn bản pháp luật chung cũng như phù hợp với các quy định pháp luật của các bộ ngành khác.
♦ NHNN cần tăng quyền tự chủ cho các NHTM, các chi nhánh NHTM. Sự quản lý của Ngân hàng Nhà nước chỉ nên dừng lại ở những vấn đề vĩ mô, những vấn đề chung nhất mang tính định hướng chứ không nên đưa ra những quy định quá cụ thể, chi tiết liên quan đến những vấn đề mang tính đặc thù riêng của mỗi ngân hàng, bởi lẽ điều kiện hoạt động của các NHTM không giống nhau, nếu đưa ra những quy định cụ thể áp dụng chung cho mọi ngân hàng thì sẽ gây khó khăn cho các ngân hàng trong việc thích ứng với môi trường kinh doanh cụ thể của mình. Vai trò quản lý vĩ mô của Ngân hàng Nhà nước là cần thiết song ở một mức độ nhất định cần bảo đảm quyền tự chủ kinh doanh cho các NHTM để họ phát huy hết sự sáng tạo, linh hoạt nhằm
thích ứng với môi trường kinh doanh.