Tình hình hoạt động của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư

Một phần của tài liệu 0476 giải pháp nhằm vận dụng hiệu quả mô hình 7p của chiến lược marketing hỗn hợp tại chi nhánh NHTM CP đầu tư và phát triển cầu giấy luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 52 - 68)

5. Kết cấu của đề tài:

2.1.3. Tình hình hoạt động của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư

và Phát triển Cầu Giấy

Từ ngày 17/11/2006, Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), nền kinh tế luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao, các hoạt động kinh tế phát triển nhanh chóng, trong đó ngân hàng với các dịch vụ đa dạng ngày càng có chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Với xu hướng phát triển của nền kinh tế, hoạt động kinh doanh của BIDV nói chung và Chi nhánh C ầu Giấy nói riêng cũng đã có những chuyển biến sâu sắc.

* Hoạt động huy động vốn

Thông qua việc đa dạng hóa các hình thức huy động, không ngừng mở rộng mạng lưới dịch vụ cũng như nâng cao, hoàn thiện chất lượng dịch vụ với tiêu chí “nhanh chóng, chính xác, thuận tiện cho khách hàng”, công tác huy động vốn của Chi nhánh đã đạt được kết quả đáng khích lệ. Nguồn vốn tăng trưởng với tốc độ khá cao, đối tượng khách hàng và phạm vi huy động cũng được mở rộng. Dưới đây là một số kết quả đạt được trong công tác huy động vốn:

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của Chi nhánh Cầu Giấy

Tỷ trọng vốn huy động ngắn hạn 63 72 71 65 55.7 - Huy động vốn trung dài hạn 1.067 825 975 2.176 3.110 Tỷ trọng vốn huy động trung dài hạn 37 28 29 35 44.3

2.2 Theo đối tượng khách hàng - Huy động vốn của KH DN 1.460 1.272 1.526 2.665 3.110 Tỷ trọng vốn của KH DN 51 44 45 43 44 - Huy động vốn của KH cá nhân 1,423 1,665 1,836 3.527 3.920 Tỷ trọng vốn huy động của KH cá nhân 49 56 55 57 56

2.3 Theo loại tiền

- VND 2.335 2.408 2.723 5.713 6.680 Tỷ trọng vốn huy động bằng VND 81 82 81 88 89 - Ngoại tệ 548 529 639 779 850 Tỷ trọng vốn huy động bằng ngoại tệ 19 18 19 12 11

Trong những năm qua, Chi nhánh luôn xác định huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu đối với hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.Vì vậy Chi nhánh đã tập trung mọi nguồn lực, tích cực đẩy mạnh hoạt động huy động vốn. Chi nhánh đã triển khai các sản phẩm tiền gửi tiện ích, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Điều này góp phần mang lại kết quả khả quan trong tổng nguồn vốn của Chi nhánh. Cụ thể:

Trong năm năm, từ năm 2008 đến năm 2012, tốc độ tăng trưởng bình quân huy động vốn cuối kỳ đạt 30%, huy động vốn bình quân đạt 38%.

* về cơ cấu vốn huy động:

- Theo kỳ hạn: cơ cấu kỳ hạn huy động vốn của Chi nhánh trong giai đoạn 2008 - 2012 không ổn định. Đối với tiền gửi ngắn hạn: năm 2008 tiền gửi ngắn hạn đạt tỷ trọng 63%, năm 2009 là 72%, năm 2010 là 71%, năm 2011 là 65%và năm 2012 là 55.7%. Tỷ lệ tiền gửi trung dài hạn tương ứng giảm từ 37% năm 2008 xuống còn 29% năm 2009, 35% năm 2011 và năm 2012 là 44.3%. Nguyên nhân chủ yếu do từ năm 2008 và 2009, lãi suất huy động vốn tăng mạnh đặc biệt tại các kỳ ngắn hạn c ùng với tâm lý kỳ vọng lãi suất tiếp tục tăng và sự xuất hiện của nhiều kênh đầu tư vốn như bất động sản, chứng khoán cũng làm cho các khách hàng ưa chuộng kỳ hạn ngắn trong giai đoạn này. Đến năm 2011 và 2012 do có sự điều chỉnh lãi suất dài hạn cao hơn ngắn hạn đồng thời có sản phẩm tiết kiệm linh hoạt lãi suất cao thu hút khách hàng dân cư chuyển dần từ các kỳ hạn ngắn sang kỳ hạn dài 12 tháng làm cho tỷ lệ huy động vốn trung dài hạn tăng lên 55,6%.

- Theo đối tượng khách hàng: trong giai đoạn 2008- 2012, cơ cấu huy động vốn theo khách hàng của Chi nhánh có nhiều biến động. Năm 2007, nguồn vốn huy động của Chi nhánh chủ yếu là từ các khách hàng cá nhân. Tuy nhiên, từ năm 2008, do những biến động lãi suất trên thị trường cùng với biến động mạnh của thị trường chứng khoán, bất động sản, tỷ giá và giá vàng, ảnh hưởng lớn đến tâm lý đầu tư của khách hàng cá nhân, tỷ trọng vốn huy

T

1 Tổng dư nợ tín dụng bìnhquân động từ khách hàng cá nhân đã giảm đáng kể. Điều này cho thấy sự thay đổi1,489 1,751 2,232 2,785 3.310 trong chính sách huy động vốn và cũng thấy được những khó khăn trong công tác huy động vốn khi điều kiện nền kinh tế có nhiều biến động. Tuy nhiên sang năm 2011, 2012, khi các thị trường vàng, đặc biệt bất động sản suy thoái trầm trọng thì ngân hàng trở thành nơi cất giữ và tiết kiệm hiệu quả, an toàn.

- Theo loại tiền: tỷ trọng vốn huy động bằng VND trong tổng số vốn huy động luôn ở mức rất cao và có tốc độ tăng trung bình 38%/năm: 81% năm 2008, 82% năm 2009, 81% năm 2010 và 88% năm 2011. Tỷ trọng tiền gửi ngoại tệ còn rất khiêm tốn.

Trong những năm vừa qua, hoạt động huy động vốn của BIDV Cầu Giấy dựa trên nền khách hàng tương đối ổn định với những sản phẩm đa dạng: tiền gửi thanh toán bằng Việt Nam đồng, tiền gửi thanh toán bằng ngoại tệ, tiết kiệm có kỳ hạn, tiết kiệm tích lũy bảo an, tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm rút gốc linh hoạt... Tùy từng thời kỳ và tình hình thị trường, chi nhánh có những chính sách lãi suất phù hợp cho từng đối tượng khách hàng bảo đảm giữ vững nền khách hàng truyền thống và tăng trưởng. Tổng số vốn huy động tăng mạnh qua các năm, với tỷ lệ tăng trưởng cao: tốc độ tăng trưởng vốn huy động năm 2009 so với năm 2008 là 102%, năm 2010 so với năm 2009 là 114% và năm 2011 so với năm 2010 là 191%. Điều này cho thấy khả năng huy động vốn của Chi nhánh ngày càng tốt hơn.

* Hoạt động tín dụng

Hoạt động tín dụng luôn được coi là hoạt động trọng tâm của Chi nhánh, được quan tâm phát triển về mọi mặt. Những năm qua, với đặc thù kinh doanh, Chi nhánh đã phần nào đáp ứng được nhu cầu vốn vay lớn của các khách hàng trên địa bàn và thực hiện tốt kế hoạch được giao hàng năm. Hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại thu nhập lớn nhất cho Chi nhánh. Với đặc thù chi nhánh mới được nâng cấp, tốc độ tăng trưởng tín dụng cao so với các ngân hàng cùng địa bàn cũng như sao với các chi nhánh cùng hệ

thống. Dư nợ năm 2008 tăng trưởng 75%, đạt 1.767 tỷ đồng. Năm 2010, dư nợ đạt 2.356 tỷ đồng, đến năm 2011 đạt 2.912 tỷ đồng, tăng trưởng 24%.

Bảng 2.2: Tình hình hoạt động tín dụng của Chi nhánh Cầu Giấy

3.1 Theo kỳ hạn

- Dư nợ cho vay ngắn hạn 1,113 1,501 1,673 2,009 2.413 - Dư nợ cho vay trung và

DH 654 398 683 903 1.099

Tỷ trọng TDH 37 21 29 31 31

3.2 Theo đối tượng khách hàng

- Dư nợ của KH DN 1,727 1,856 2,260 2,697 3.211 - Dư nợ của KH cá nhân 40 43 96 215 301 Tỷ trọng dư nợ bán lẻ 2.27 2.28 4.08 5.9 8.6

3.3 Theo loại tiền

- VNĐ 1,672 1,728 2,026 2,417 2.880 - Ngoại tệ 195 171 330 495 632 Tỷ trọng VNĐ 89 91 86 83 82 4 Tỷ trọng DN nhóm 2/TổngDN 21,7 14,2 6,63 8,70 6.6 5 Tỷ lệ nợ xấu 0,23 0,13 0,64 0,74 0.05

2008 2009 2010 2011 2012

Hỗ trợ nhu cầu về nhà ở 20.3 32.2 71.1 138 190

Bảng 2.2 cho thấy dư nợ cho vay tăng của Chi nhánh tăng nhanh qua các năm, đặc biệt là năm 2008. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 32%/năm.

Cơ cấu cho vay được điều chỉnh theo hướng tích cực, thể hiện ở chỗ: - Tỷ trọng dư nợ bằng ngoại tệ tăng từ 11% năm 2008 lên 18% năm 2012 góp phần tạo ra sự phù hợp giữa cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu sử dụng vốn theo loại tiền tệ. Về chất lượng tín dụng:

- Bằng nhiều biện pháp, giải pháp tích cực, Chi nhánh đã tăng cường thu hồi nợ xấu, nợ quá hạn của một số đơn vị hoạt động kém hiệu quả, nợ nần dây dưa. Tỷ lệ nợ quá hạn của Chi nhánh giảm từ 0.23% năm 2008 xuống còn 0,13% năm 2009 và 0,05% năm 2012. Thu hồi được 1,6 tỷ đồng nợ đã hạch toán ngoại bảng. Tổng dư nợ hạch toán ngoại bảng đến 31/12/2012 là 2,2 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Chi nhánh thực hiện triệt để việc cơ cấu lại khách hàng tín dụng, hạn chế dần và đi đến chấm dứt quan hệ tín dụng với khách hàng xếp loại C, D, E, F; mở rộng quan hệ với khách hàng mới, hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất hàng hóa, kinh doanh dịch vụ và kinh doanh xuất nhập khẩu có tiềm lực tài chính mạnh, được xếp loại A trở lên. Số lượng khách hàng tăng qua các năm, trung bình tăng trưởng 20 khách hàng; tỷ trọng khách hàng được xếp loại A, BBB đạt 83%.

Đặc biệt, trong những năm qua, Tín dụng bán lẻ đã được Chi nhánh chú trọng phát triển và bước đầu đạt được những kết quả khả quan.

Cùng với những chỉ đạo của Hội sở chính, Chi nhánh đã từng bước phát triển các sản phẩm tín dụng bán lẻ, đảm bảo kiểm soát tốt chất lượng tín dụng theo các văn bản hướng dẫn của BIDV. Sau khi thành lập tổ chuyên trách về phát triển tín dụng bán lẻ trực thuộc phòng Quan hệ khách hàng 1 và thành lập phòng Quan hệ khách hàng cá nhân vào 01/06/2010, hoạt động cho vay khách hàng tư nhân cá thể có chuyển biến trên nhiều mặt, cụ thể như sau:

Bảng 2.3: Kết quả cho vay bán lẻ theo loại hình sản phẩm

Cho vay SXKD, kinh tế hộ gia đình 0 0.1 2.1 2.8 3.6 Cầm cố giấy tờ có giá 15.5 6.5 16.5 26.5 32.5 Sản phẩm khác 03 0.7 13 19.5 24.5 Dư nợ bán lẻ 40.1 43.3 96.2 214.9 290.4 Tông dư nợ 1,767 1,89 9 2,356 2,912 3.815 Dư nợ bán lẻ/tông dư nợ

(%)

2.27 2.28 4.08 5.59 8 Tỷ lệ nợ xấu (%) - 6.7 0 0.2 0.15

xấu là 6,7%. Trong 06 tháng đầu năm 2010, số lượng khách hàng tăng 35% so với cuối năm 2009, chất lượng tín dụng được kiểm soát chặt chẽ, tỷ lệ nợ xấu tín dụng bán lẻ là 0%, tỷ lệ dư nợ có tài sản đảm bảo đạt 95%. Tính đến 31/12/2010, dư nợ tín dụng bán lẻ đạt 96,2 tỷ đồng (đạt 114% so với kế hoạch BIDV hội sở giao). Tính đến 31/12/2011, dư nợ tín dụng bán lẻ nhảy vọt đạt 214,9 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu 0,2% và năm 2012, dư nợ tín dụng bán lẻ đã đạt

290.4, tỷ lệ nợ xấu là 0.15%. Hiện tại, dư nợ tín dụng bán lẻ của Chi nhánh tập trung chủ yếu vào các sản phẩm như: cho vay nhu cầu về nhà ở đối với khách hàng là cá nhân, hộ gia đình; cho vay cán bộ công nhân viên (vay lương, thấu chi tài khoản tiền gửi); cho vay cầm cố giấy tờ có giá. So với các

ngân hàng khác thì sản phẩm của BIDV chưa có những sản phẩm cụ thể, ví dụ: Cho vay nhu cầu nhà ở chưa chia ra thành cho vay mua nhà mới, sửa chữa nhà, mua sắm vật dụng gia đình...

Chi nhánh đang trong quá trình hoàn thiện quy trình cung cấp một số sản phẩm bán lẻ khác theo chiều sâu, sản phẩm mới sẽ có chiều hướng tập trung thu phí từ dịch vụ, an toàn hơn, hiệu quả hơn, đáp ứng sát được nhu cầu thực tế của khách hàng.

Quy mô: Thời điểm đầu năm 2007 dư nợ tín dụng bán lẻ còn ở mức

thấp, điều này là do chi nhánh mới được nâng cấp lên chi nhánh cấp 1, chỉ chú trọng hoàn thiện kiện toàn hệ thống phát triển tín dụng trên những sản phẩm bán buôn. Sang năm 2008 dư nợ tín dụng bán lẻ tăng rõ rệt điều này là do yếu tố tác động của nền kinh tế có chiều hướng phát triển tốt. Thời điểm cuối năm 2009 dư nợ tín dụng bán lẻ có tăng tuy nhiên chỉ đạt ở mức 43 tỷ vẫn còn là mức thấp so với các chi nhánh trên cùng địa bàn điều này một phần là do ảnh hưởng chung của bối cảnh kinh tế. Đồng thời BIDV cũng chuẩn hóa lại tiêu chí khách hàng cá nhân, chỉ bao gồm cá nhân và hộ gia đình nên tín dụng bán lẻ được phân ra giữa cá nhân hộ gia đình và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Năm 2011 và 2012 dư nợ tín dụng bán lẻ tăng cao do chi nhánh đã sát sao trong công tác chỉ đạo điều hành tín dụng, dựa trên định hướng phát triển hoạt động dịch vụ bán lẻ của Trung ương, chi nhánh đã có những bước đi cho riêng mình, cho vay trong giới hạn tín dụng và bảo đảm an toàn.

Cơ cấu: Tín dụng bán lẻ tại chi nhánh chủ yếu là cho vay tiêu dùng

trong đó hỗ trợ nhu cầu về nhà ở là chủ yếu đây cũng là cơ cấu chung của các ngân hàng trên cùng địa bàn. Cụ thể: Thời điểm năm 2008 đến thời điểm cuối năm 2009 dư nợ tín dụng bán lẻ tại chi nhánh chỉ bao gồm vay lương cán bộ công nhân viên, vay thế chấp sổ tiết kiệm và vay tiêu dùng thế chấp sổ đỏ. Tỷ lệ cho vay ngắn hạn chiếm trung bình 27% tổng dư nợ bán lẻ. Hiện nay, dư nợ

0 1 Phí dịch vụ 5.77 3 7.68 9 8.61 2 9.56 0 10.80 3

cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong dư nợ cho vay bán lẻ, bởi chi nhánh nằm trong địa bàn quận Cầu Giấy, một quận đang có tốc độ phát triển nhanh đặc biệt là các địa bàn giáp ranh như quận Thanh Xuân, huyện Từ Liêm đang có tốc độ đô thị hóa nhanh chóng với hàng loạt các khu chung cư và đường cao tốc được xây dựng. Vì vậy, nhu cầu về mua nhà chung cư của khách hàng cá nhân rất lớn. Bên cạnh đó, cho vay cầm cố giấy tờ có giá đang được khuyến khích, một mặt chi nhánh vẫn giữ được khách hàng tiền gửi, một mặt thu được lãi và phí, hơn nữa đây là phương thức cho vay an toàn cao. Dự nợ bán lẻ tăng trong năm 2011, một phần bởi Chi nhánh đẩy mạnh phát triển thẻ tín dụng quốc tế mang thương hiệu Visa- BIDV, làm dư nợ trên dòng sản phẩm này tăng, đạt 14 tỷ đồng. Trong tình hình lãi suất biến động liên tục như hiện nay, nguồn vốn đầu năm chưa ổn định thì sản phẩm cho vay tín chấp (vay lương và thấu chi) đang hạn chế trong phạm vi cán bộ nhân viên trong hệ thống.

Chất lượng: Tín dụng bán lẻ tăng qua các năm đồng thời nợ quá hạn

cũng tăng lên theo xuất hiện vào năm 2008 là do tác động của bối cảnh kinh tế có chiều hướng xấu tác động mạnh đến thị trường bất động sản bị đóng băng từ đầu năm 2007 cho đến cuối năm 2008 ảnh hưởng đến khoản vay có nguồn trả nợ là bất động sản. Tuy nhiên đến thời điểm tháng 06/2009 chi nhánh đã không còn nợ xấu, nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng bán lẻ, tỷ lệ nợ có tài sản đảm bảo chiếm trung bình 95% tổng dư nợ, dư nợ cho vay tín chấp lành mạnh với 100% khách hàng có chuyển nguồn thu về tài khoản tại Chi nhánh.

Cạnh tranh trên địa bàn: Chi nhánh Cầu Giấy nằm trên địa bàn mới

phát triển, có mức độ cạnh tranh lớn. Tuy nhiên, Chi nhánh vẫn giữ được lợi thế cạnh tranh ở mức lãi suất, phí ở các sản phẩm cho vay truyền thống, khá chuyên nghiệp và bài bản trong việc triển khai các sản phẩm mới.

* Các hoạt động dịch vụ khác

Các hoạt động dịch vụ khác chỉ được chú trọng phát triển trong năm năm gần đây, tuy vậy cũng đã có những thay đổi cơ bản cả về lượng và chất. Ngoài việc thực hiện khai thác triệt để nguồn thu từ các sản phẩm dịch vụ truyền thống, gắn liền với hoạt động tín dụng như dịch vụ bảo lãnh, tài trợ thương mại, dịch vụ thanh toán..., Chi nhánh đã thực hiện những giải pháp

Một phần của tài liệu 0476 giải pháp nhằm vận dụng hiệu quả mô hình 7p của chiến lược marketing hỗn hợp tại chi nhánh NHTM CP đầu tư và phát triển cầu giấy luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 52 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(127 trang)
w