Hồi thứ hai mươi lăm: TRÂN PHI HIỂN LINH TỪ HY KHIẾP SỢ THUẬT SĨ ÁC MỘNG VƯƠNG PHẦN

Một phần của tài liệu Kể chuyện cấm cung: Phần 2 (Trang 49 - 56)

KHIẾP SỢ THUẬT SĨ ÁC MỘNG VƯƠNG PHẦN

CHẶT CÂY

Ngày 6 tháng 10 năm 1901 (tức ngày 24 tháng 8 năm Quang Tự thứ 27), Từ Hy Thái hậu từ

Tây An khởi gia về kinh. Thái hậu dẫn theo cả Hoàng đế Quang Tự, chỉ riêng hành lý đã chất đầy trên 300 cỗ xe. Mỗi khi đoàn của Thái hậu đi qua châu huyện nào thì số xe chở hành lý lại tăng thêm không biết bao nhiêu mà kể. Số xe chở hành lý cuối cùng tăng đến hơn 3000 cỗ. Riêng hành lý của Lý Tổng quản cũng đến hơn 300 xe rồi. Xe nào cũng nặng trịch. Người nào túi cũng căng phồng.

Ra khỏi Đồng Quan, đến công sở của huyện Lâm Đồng, Lý Liên Anh truyền lệnh cho thái giám thị tòng đòi 1200 lạng tiền mừng. Tri huyện Hạ Sở Khanh nhăn nhó thưa rằng:

- Huyện Lâm Đồng vô cùng nghèo khó, thực sự không có khả năng lo đủ khoản tiền lớn như

vậy.

Tiểu thái giám liền báo lại với Lý Tổng quản. Lý Liên Anh nói:

- Hãy nói với hắn, nếu không có tiền thì có thể dùng vàng bạc, trang sức dâng lên. Hạ Sở Khanh đáp:

- Gia quyến của hạ quan không cùng tới đây thì sao có vàng bạc trang sức!

Lý Liên Anh biết Hạ Sở Khanh không chịu “nôn” ra, liền cho năm, sáu mươi tên cấm vệ quân, giả danh người của Triệu đại nhân đến cướp hết cỗ bàn yến tiệc Hạ Sở Khanh chuẩn bị để buổi trưa tiếp đãi Thái hậu.

Hạ Sở Khanh không kịp trở tay, quá trưa mà tiệc vẫn chưa được dọn ra. Thái hậu hỏi Lý Liên Anh đã xảy ra chuyện gì, Lý Liên Anh đáp:

- Bọn người của Triệu đại nhân làm loạn, đã cướp hết cỗ tiệc đi rồi.

Họ Lý tưởng như vậy, Thái hậu sẽ phạt nặng Tri huyện Hạ Sở Khanh và chỉ trích Triệu đại nhân vốn là người có nhiều thù hằn với hắn. Chẳng ngờ Thái hậu lại nói:

- Chúng ta vừa mới lên đường, nên làm điều gì đó tốt lành. Thôi có hay không cũng được, không xét nét làm gì!

Lý Liên Anh vẫn chưa hả được nỗi tức giận với Hạ Sở Khanh nên đến bữa tối liền lệnh cho tiểu thái giám lén thêm muối vào canh dâng lên Thái hậu. Thái hậu hớp một miếng, quả không sao nuốt được. Lý Liên Anh đứng bên cạnh liền xúc xiểm:

- Tên tri huyện Lâm Đồng này thực đáng chết. Có người nói với nô tài là chính hắn đã nói rằng năm ngoái sở dĩ phải chạy trốn là do Thái hậu gieo gió thì phải gặt bão. Hắn còn nói từ lâu đã muốn từ quan, không thèm làm quan làm lại vào luồn ra cúi gì cho khổ sở.

- Hồi trưa ta đã tha cho hắn rồi, bây giờ cơm canh lại thế này. Lại còn dám nhục mạ cả ta, nói ta bất nhân bất nghĩa. Liên Anh hãy lập tức trị hắn theo luật pháp!

Lý Liên Anh không chần chừ truyền chỉ chém đầu tên ô lại Hạ Sở Khanh.

Tối hôm ấy, Thái hậu bỗng nằm mơ thấy Trân Phi đầu tóc rối bù đến trước mặt, cười lạnh lùng rồi nói:

- Ngọc Hoàng Thượng đế lệnh cho ta đến tìm ngươi. Ngươi và Lý Liên Anh đã giết tất cả 1926 công thần, bách tính. Chẳng mấy nữa ngươi sẽ phải xuống âm tào địa phủ chịu thẩm vấn. Vạc dầu đã được chuẩn bị rồi. Ngọc Hoàng Thượng đế phong ta làm ngự tiền phán quan, chuyên thẩm vấn bọn phụ nữ hiểm độc, dã man xảo trá.

Từ Hy Thái hậu sau khi tỉnh dậy, biết Trân Phi đã hóa thần, sợ hãi không biết đâu mà kể. Cả đoàn thánh giá về đến phủ Khai Phong, tuần phủ Hà Nam là Tùng Thọ ra nghênh giá từ xa. Vào đến hành cung, Từ Hy vội ra lệnh lập bài vị cúng bái Trân Phi, phía trên khắc chữ “Thần bị

Trân Quý Phi”, tỏ ý đề cao Trân Phi.

Trưa hôm đó, trong lúc đang ngủ, Từ Hy lại nằm mơ thấy Bao Chửng triều Tống cùng với Trân Phi đến trước mặt mình, Trân Phi nói:

- Ta không cần ngươi gia phong cho ta. Nhà ngươi cũng không có tư cách để gia phong ta. Ta đã thành thần thánh rồi.

Từ Hy trong lòng bứt rứt, tại sao cả Bao Chửng cũng đến chứ! Đang lúc còn bối rối chưa hiểu ra thế nào thì Bao Công nói:

- Nhà ngươi hôm nay đã đến phủ Khai Phong rồi. Trân Phi phán quan đã nhiều lần kể hết tội ác của ngươi trong cung cấm. Ta đã tâu lên Ngọc Hoàng Thượng đế. Ngươi sẽ bị bắt xuống 8 tầng địa ngục.

Thái hậu sợ hãi bừng tỉnh, thấy Lý Liên Anh đang ở bên cạnh. Lý Liên Anh thấy vậy vội hỏi: - Thái hậu đang ngủ ngon, sao lại giật mình dậy thế?

Thái hậu nói:

- Tiểu lý tử, đừng hỏi nữa, mau khấu đầu lạy trước bài vị của Trân Phi đi, cầu xin hãy tha thứ

cho mẹ con chúng ta.

Hai ngày hôm sau, Lý Liên Anh cũng sợ hãi không yên, cho rằng từ khi lập bài vị, linh hồn Trân Phi đã đến đây thật. Do mê tiền hám bạc, lúc nào hắn cũng muốn làm giàu nên từ lâu đã không nhớ gì đến chuyện của Trân Phi. Tháng 9 ở phủ Khai Phong, trời bỗng dưng chuyển lạnh. Trong hành cung mỗi ngày đốt đến hơn 30 cân than củi. Lý Liên Anh nói với tiểu thái giám:

- Phủ Khai Phong phải có 3000 lạng tiền mừng. Nếu không sẽ không có tiền mà mua than củi đâu.

Tùng Thọ nghe được tin này, liền nói với Đạo đài Dục Hùng:

- Nhất định chúng ta phải qua cửa của Lý tổng quản thì mới ổn. Ông có nghe Tri huyện Lâm Đồng mới xảy ra chuyện cách đây không lâu không?

Đạo đài phủ Khai Phong là Dục Hùng “dạ” một tiếng, trở về phủ, nói lại với các viên chức chuyện này. Mọi người đều cho rằng:

- Dù cho có phải bán vợ đợ con, rồi buộc mồm buộc miệng dành dụm tiền cũng phải lo cho đủ

3000 lạng.

Một buổi sáng, Thái hậu đang lo lắng không yên thì Tuần phủ Tùng Thọ từ ngoài vội vàng vào bẩm báo Đại thần toàn quyền Lý Hồng Chương vừa ốm chết ở Bắc Kinh, trong điện báo có di ngôn là tiến cử Viên Thế Khải giữ chức Tổng đốc Trực Lệ kiêm chức Bắc Dương Đại thần. Từ Hy nghe vậy giật mình hỏi lại:

- Khi ở Đồng Quan ta vẫn nhận được tấu trần của ông ta, sao lại tạ thế mau đến vậy! Tùng Thọ trình bức điện báo lên cho Thái hậu rồi nói:

- Điện báo mới đến sáng nay, bỉ huyện vội trình lên.

Hoàng đế Quang Tự nghe được tin này vừa mừng vừa lo. Ông cảm thấy nhẹ nhõm khi nhận được tin Lý Hồng Chương, một kẻ thương quyền nhục quốc đã chết, nhưng lại vô cùng buồn thảm khi biết tên nối giáo cho giặc Viên Thế Khải sẽ thay chỗ Lý Hồng Chương. Thái hậu sau khi nghe Tùng Thọ bẩm báo, nói rằng:

- Lần nghị hòa này hoàn toàn là nhờở ông ta và Dịch Khuông. Bây giờ, đại cục có vẻ yên ổn nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm. Sao ông trời không cho ông ta thêm vài ba năm nữa để giải quyết cho xong đi.

Nói xong ra lệnh cho đại thần hộ giá soạn chỉ dụ, gia phong Lý Hồng Chương làm Đại phu, tấn phong Nhất đẳng hầu tước, Thụy hiệu là Văn Trung. Tất cả các tỉnh Lý Hồng Chương đã có công và thành Bắc Kinh, đều lập bài vị thờ cúng. Và, cũng vì trước khi chết ông ta đã tiến cử Viên Thế Khải nên hạ chỉ dụ phong cho Viên giữ chức Tổng đốc Trực lễ kiêm chức Bắc Dương đại thần.

Hoàng hậu của vua Quang Tự thưa với Thái hậu rằng:

- Cũng chẳng bao lâu nữa là đến dịp tổ chức lễ mừng thọ của Thánh mẫu. Thái hậu nói:

- Ta cũng đang suy nghĩ. Nếu khởi giá thì cũng phải hơn hai tháng mới về tới Bắc Kinh, e rằng không kịp ngày 10 tháng 10. Có lẽ cứở đây tổ chức đơn giản thôi cũng được.

Suốt mấy ngày liền tuần phủ Tùng Thọ cùng với cấp dưới chuẩn bị ngày lễ thọ cho Thái hậu, thật bận bịu chẳng khác nào ăn tết. Phủ Khai Phong chỗ nào cũng chăng đèn kết hoa. Khắp cả phủ

trở nên phồn thịnh lạ lùng.

Các tỉnh, đạo, phủ, huyện lân cận biết tin, cũng lần lượt đến mừng thọ Thái hậu. Ngày 5/10, Thái hậu lệnh cho Ngự tiền đại thần đúc một loạt tiền bạc, hạn phải làm xong trước ngày mồng 10. Trên mặt đồng tiền khắc 4 chữ “Ngự thưởng thị sân”. Các đại thần đều không biết đồng bạc này sẽ

dùng vào việc gì. Đến tận mồng 10 mới biết, Từ Hy đã thưởng cho mỗi người già trong phủ một đồng tiền đó để mua lòng dân, làm ra vẻ kính trọng bô lão lắm.

Sau lễ mừng thọ, trên đường từ phủ Khai Phong trở lại Kinh thành, Thái hậu đã cùng Hoàng thượng đốt hương tế lễ thần sông trên sông Hoàng Hà. Quan địa phương đã chuẩn bị sẵn thuyền rồng từ trước. Thái hậu, Hoàng thượng, Hoàng hậu, tần phi, cách cách cho đến đại thần v.v. lần lượt

ngồi trên 20 chiếc thuyền rồng. Lại có đến 10 chiếc thuyền lớn chở kiệu và hòm xiểng.

Khi đến phủ Thuận Đức, tức là đã vào địa phận Trực Lệ, sở đốc Viên Thế Khải đích thân ra ngoài nghênh giá. Hôm sau lại tiếp tục lên đường. Rất nhiều đại thần trong cung đến tận điện Bảo Định nghênh giá hai cung. Họ còn chuẩn bị một chuyến xe lửa đặc biệt đê cung phụng hai cung về

kinh.

Từ Hy Thái hậu và Lý Liên Anh tuy đã lên xe lửa rồi, nhưng trong lòng vẫn tâm tâm niệm niệm số hành lý của mình còn ở bên dưới. Thái hậu nhìn qua cửa sổ, mãi đến khi thấy hành lý của mình đã đưa cả lên xe lửa mới thôi.

Tháng Giêng năm 1902, đúng vào cuối năm âm lịch, đoàn người của Thái hậu sau hơn ba tháng rong ruổi đã về tới ga xe lửa Ma Gia Bảo ở gần Bắc Kinh.

Trước đây từ Mã Gia Bảo về Bắc Kinh cũng có đường xe lửa. Nhưng khi Nghĩa Hòa Đoàn tràn vào Bắc Kinh đã dỡ bỏ đoạn đường ray này.

Một lũ quan lại lớn nhỏẩn nấp như chuột khi liên quân 8 nước kéo vào thành cùng bọn bán nước thương quyền nhục quốc giờ kéo cả ra Ma Gia Bảo nghênh giá.

Từ Hy Thái hậu cùng Hoàng thượng, Hoàng hậu, lần lượt xuống tàu, mỗi người ngồi lên một cỗ

kiệu đã được chuẩn bị từ trước. Khánh vương đi trước xe thỉnh thánh an, tiếp đến là Viên Thế Khải. Thái hậu hỏi thăm qua loa tình hình của mọi người. Khánh vương lập tức thỉnh Thái hậu khởi giá.

Thái hậu miệng nói: “Cứ từ từ đã”, nhưng mắt lại ngó nghiêng xung quanh như tìm kiếm cái gì. Lý Liên Anh từ ngoài chạy vào, trình lên danh sách hòm xiểng. Thái hậu nhận lấy danh sách, xem kỹ một lượt rồi đưa lại cho Lý Liên Anh.

Viên Thế Khải dẫn theo Tổng biên cục hỏa xa người Tây đến ra mắt Thái hậu. Thái hậu tươi cười, thái độ vô cùng thân mật nói chuyện với người này một lúc, sau đó mới khởi giá về kinh.

Khi Thái hậu trở về cung, Du phi, Tấn phi vànhững người còn lưu lại từ thời Đồng Trị cùng các cung nữ, thái giám đều nhất loạt quỳ xuống nghênh giá.

Thái hậu nói:

- Thương cho các ngươi phải ở lại sợ hãi khổ sở. Du phi đáp:

- Nhờ hồng phúc Thái hậu, trong cung cũng không có gì đáng khổ sở sợ hãi cả. Nghe nói có một vị tên là Trại Kim Hoa đã dặn dò quân lính Tây không được tự ý vào cung. Ngày ngày đều có cơm ăn đầy đủ, bình an vô sự.

Thái hậu nói:

- Tất cả nhờ vào anh linh của tổ tiên mới được như vậy.

Rồi Thái hậu dẫn Hoàng thượng, Hoàng hậu đến cung Ninh Thọ, thấy mấy nơi chôn giấu vàng bạc châu báu lúc chuẩn bị chạy nạn vẫn còn nguyên dạng, trong lòng vui như hoa nở. Sau đó lại đến Nghi Loan điện, thấy cảnh xơ xác hoang tàn, tường lở ngói vỡ, không kìm được nước mắt tuôn rơi.

xuống trước khi bỏ chạy. Cảnh xưa như hiển hiện trước mắt. Từ Hy bất chợt nghĩ rằng những người ghi sử sách sau này nhất định sẽ cho ta là tàn bạo, rồi không biết bọn tao nhân mặc khách sẽ bôi xấu ta đến mức độ nào. Nghĩ vậy nên khi về tới cung Trường Xuân, Thái hậu lập tức hạ chỉ truy phong Trân phi là Quý phi, truy hiệu là Các hoàng Quý phi, phòng thờ cúng hình tháp nóc cao bằng vải hoa, xung quanh quây vải đen. Chính giữa nóc đặt bài vị có ghi “Linh hồn Trân quý phi”, lệnh cho Hoàng hậu dẫn đầu các phi tần, cung nữ khấu lạy trước bài vị. Mặt khác, Thái hậu lệnh cho phủ nội vụ tổ chức vớt thi thể Trân phi lên, chôn ở cánh đồng bên ngoài Tây Trực Môn ở Bắc Kinh.

Tiếp đó, Thái hậu cho gọi Nhị tổng quản Thôi Ngọc Quý đến trước ngự tọa, nói rằng:

- Trước khi rời khỏi kinh thành, Trân phi có nói hỗn với ta vài câu. Ta tức tối nói ra một câu, sao nhà ngươi lại để Vương Tiệp Thần ném Trân phi xuống giếng? Ta nể mặt Quế công gia, không trừng phạt gì ngươi. Nhưng từ hôm nay, ngươi phải ra khỏi hoàng cung, trở về làm thứ dân. Nếu không hễ nhìn thấy ngươi ta lại nhớ đến Trân phi.

Thôi Ngọc Quý quỳ trước Thái hậu, khóc không ra tiếng. Em trai Thái hậu là Quế Tường nghe được tin này, lập tức chạy vào cung gặp chị, nói đỡ cho Ngọc Quý. Hai chị em nói chuyện với nhau rất lâu trong thâm cung. Quế công gia từ trong bước ra, thở dài một hơi, rồi an ủi Ngọc Quý:

- Ra khỏi cung cũng tốt. Lưu lại trong cung có hay ho gì đâu!

Thực ra, trong số hai quyền giám của Từ Hy Thái hậu, Quế Tường không thích dáng vẻ vô liêm sỉ, xấu tàn xấu tệ của Lý Liên Anh, nhưng Thái hậu lại vô cùng sủng ái hắn, việc gì cũng nghe theo hắn. Thực ra, Lý Liên Anh chẳng coi Quế Tường ra gì cả. Hai người thường có ý kiến đối nghịch nhau, nhưng Thái hậu bao giờ cũng nghe lời họ Lý.

Việc lớn nhỏ trong triều đình, chỉ có Lý Liên Anh và Thôi Ngọc Quý được biết tường tận nhất, cho nên Quế Tường đã kéo Ngọc Quý về phía mình, nhận làm con nuôi và tìm mọi cách để bảo vệ

Quý.

Thôi Ngọc Quý tên thật là Thôi Đoạn Đường, người Hà Gian, Trực Lệ. Năm 1868 (năm Đồng Trị thứ 7), lúc ông ta mới lên bảy, cả vùng đói kém, mẹ chết đói, cha lang thang khắp nơi, gánh con trai lên tận kinh thành. Lúc đó gặp được vị thái giám tốt bụng đã dẫn Ngọc Quý vào cung, tịch thân thành thái giám. Vị thái giám này đưa cho cha Ngọc Quý một số tiền làm vốn buôn bán tìm cơ sinh sống.

Trong cung Thôi Ngọc Quý chịu nhục chịu khổ suốt 10 năm, sau đó theo sư phụ Doãn Phúc học võ thuật, tiến bộ rất nhanh. Từ Hy Thái hậu thấy Ngọc Quý dáng vẻ cao to, làm việc cẩn thận, chịu khó, lại thấy Ngọc Quý có thể nhảy qua bức tường cao gần tới cổ nên đã đề bạt Thôi Ngọc Quý làm nhị tổng quản khi ông ta tròn 20 tuổi. Lúc đó, cũng có người mai mối cho ông ta, nhưng Thôi Ngọc Quý tìm đủ cách từ chối. Ông nói:

- Đã tự làm khổ mình rồi, không nên làm khổ thêm cho con gái người ta.

Thường thì các thái giám khi đã có tiền rồi, liền ra ngoài thành nạp năm Thế bảy thiếp. Nhưng Ngọc Quý đã không làm như vậy. Năm 1884 (tức năm Quang Tự thứ 10), anh trai của Thôi Ngọc Quý là Thôi Trí Phương đưa cả vợ con lên kinh thành. Ngọc Quý đã mua căn nhà số 3 khu Vạn Khánh ở Đông Trực Môn cho anh chịở. Trí Phương đã giấu Ngọc Quý cưới thêm ba ba thiếp nữa,

Một phần của tài liệu Kể chuyện cấm cung: Phần 2 (Trang 49 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)