MỆNH DỨT MỘNG KIM LOAN

Một phần của tài liệu Kể chuyện cấm cung: Phần 2 (Trang 110 - 156)

Viên Thế Khải thực sự trở thành Đại Tổng thống một cách ngon lành danh chính ngôn thuận, thỏa lòng mơước bấy lâu. Việc Tôn Trung sơn từ chức lần lượt gặp phải sự phản đối của các đảng phái cách mạng khắp nơi. Điện liên tiếp đánh về Nam Kinh tỏ ý bất đồng, yêu cầu Bắc phạt. Tôn Trung Sơn và Hoàng Hưng không còn cách nào khác, đành phải lần lượt giải thích cho họ biết. Tôn Trung Sơn cũng đã điện cho Đàm Nhân Phương, giải thích việc nhường ngôi cho Viên Thế Khải. Nội dung cuộc điện đàm đã đăng trên báo “Dân lập” như sau:

“Việc xây dựng đất nước hãy dành cho người có nhiều kinh nghiệm chính trị. Viên Thế Khải đã dùng biện pháp hòa bình thực hiện mục đích của mình, qua đó có thể nhìn thấy thành ý và bản lĩnh của ông ta. Hơn nữa, Tổng thống chẳng qua là người phục vụ nhân dân, thực thủ hiến pháp. Tôn Văn tôi đã thề tận trung với quốc dân, chắc rằng Viên Thế Khải cũng không thể không làm như vậy. Trong Đảng chúng ta, không ai cần phải tham quyền cố vị, mỗi người có thiên chức của mình, cũng đừng nghĩ đến chuyện tiến thoái trong Đảng là chỉ đơn giản vì danh lợi, địa vị của mình”.

Cuối cùng, Quốc hội chính thức đầu tiên của Trung Hoa Dân quốc cũng được thành lập. Viên Thế Khải đã cử Lương Sỹ Đài là đại biểu đến tham dự, đọc một bài diễn văn, kết thúc bằng những câu như sau:

“Các vị đều là những bậc tuấn kiệt thức thời, tất sẽ cùng ra tay góp sức hiến mưu dâng kế vì đất nước. Từ đây, Trung Hoa Dân Quốc sẽ được củng cố, cuộc sống hạnh phúc, ấm no của nhân dân năm tộc đã ngày một đến gần. Đồng tâm hợp lực xây dựng một nước Trung Quốc lớn mạnh, để ngọn quốc kỳ năm sắc phấp phới tung bay khắp thần châu đại lục. Đó là ý nguyện chung của tôi và các vị. Xin được tung hô: Trung Hoa Dân Quốc vạn tuế! Quốc hội quốc dân Vạn tuế!”.

Sau khi đại hội kết thúc, Viên Thế Khải vội vã lệnh cho Triệu Bỉnh Quân ký hợp đồng vay một khoản tiền lớn của nước ngoài. Ông ta bắt đầu trù bị kinh phí chiến tranh, vốn tiền vay lên tới 25 triệu bảng Anh, lãi suất 5%, lại trừ chiết khấu, cuối cùng còn 21 triệu bảng. Toàn bộ gốc và lãi tổng số lên tới 65 triệu 850 nghìn bảng. Tiền thuế muối, thuế quan của cả nước và tiền thuế của bốn tỉnh Trực Lệ, Sơn Đông, Hà Nam, Giang Tô lấy ra để thế chấp cho khoản vay.

Tin này lan ra, cả nước đâu đâu cũng ầm ầm vang lên tiếng phản đối, đòi thanh toán Viên Thế

Khải.

Tôn Trung Sơn cũng chỉ trích Viên Thế Khải “vay tiền phạm pháp làm kinh phí chiến tranh, thúc đẩy chiến tranh”.

Viên Thế Khải trên danh nghĩa là Đại Tổng thống nhưng thực tế thì lại là một ông Đại Hoàng đế, liền bắt tay từng bước, từng bước biên chế cơ cấu thành một Triều đình.

Di sương của Quang Tự đế là Long Dụ Thái hậu ngày đêm trằn trọc lòng không sao yên được. ba hận Viên Thế Khải trước hại chết chồng mình sau bức Tuyên Thống thoái vị, lâu dần tích tự

thành bệnh. Hai năm sau khi công bố chiếu thoái vị của Tuyên Thống, Long Dụ Thái hậu cũng từ

giã thế gian.

Viên Thế Khải nghe tin Long Dụ Thái hậu qua đời, liền vào cung chia buồn. Thực ra, trong lòng ông ta còn muốn ba bà phi tử của Đồng Trị và một ba phi tử của Quang Tự cũng mau mau trở

về nơi thiên cổ, danh nghĩa là đến thăm viếng, thực chất là dòm ngó thâm cung của các phi tử. Sau một hồi hỏi han thăm viếng, Viên Thế Khải mời bốn vị phi về sống ở Trung Nam Hải, nhưng các ba phi đều nhìn thấy lòng dạ đen tối của Viên, nên từ chối. Viên Thế Khải lại nảy thêm một kế nữa, đề

xuất với phủ nội vụ của hoàng thất, tấn phong và gia phong tôn hiệu cho bốn ba phi, mục đích là thu dọn hết tàn tích của hoàng thất, cũng để lấy lòng các bà. Trở về đến phủ Tổng thống, Viên liền lập tức viết một bản tấu phong bốn phi rồi giao lại cho đại thần phủ nội vụ nhà Thanh như ra lệnh. Các đại thần thấy vậy không ai dám phản đối, lập tức soạn công văn, định ngày làm lễ tấn phong. Căn cứ vào danh sách Đại Tổng thống Viên Thế Khải đã định trước, Dụ Phi của Đồng Trị được tấn phong Hoàng Quý phi, tôn hiệu Kính Hỉ; Cẩn phi tấn phong Hoàng Quý phi, hiệu là Trang Hòa; Tấn phi tấn phong Hoàng Quý phi, hiệu là Vinh Huệ; Cẩn phi của Quang Tự cũng tấn phong Hoàng Quý phi, hiệu là Đoan Khang.

Viên Thế Khải cử người tham dự lễ tấn phong, biết buổi lễ đã thành công, trong lòng hồ hởi vô cùng, hí hửng nghĩ thầm rằng bốn vị phi tử xinh đẹp chắc chắn rồi sẽ lọt vào vòng ma quái của hắn. Lần này, nếu mời bốn vịấy vào phủ Tổng thống Trung Nam Hải sinh sống, chắc sẽ vui lòng nhận lời thôi.

Nhưng không ngờ bốn ba phi tử vô cùng nghiêm túc và đoan chính, đã nghiêm khắc từ chối lời mời xuất cung vào Trung Nam Hải của hắn. Khi Vu thị, vợ cả Viên Thế Khải biết được chuyện này, đã đùng đùng nổi cơn tam bành mắng Viên:

- Ông đã lần lượt rước về chín ba vợ bé còn chưa đủ chơi hả? Đúng là cóc nhái còn đòi ăn thịt thiên nga!

Viên Thế Khải rất sợ vợ cả Vu thị. ba là người đã cùng kết tóc với Viên từ khi còn ở Hạng Thành Hà Nam. Viên Thế Khải sau đó lần lượt cưới thêm chín người nữa, có người là con gái nhà lành, nhưng cũng có người là kỹ nữ hoàn lương, Vu thị đều dung thứ cả. Lần này, khi đã trở thành Đại Tổng thống, quân vương một nước mà còn muốn lôi kéo thêm phi tử của Đồng Trị và Quang Tự thì ba quả thật không sao chịu được nữa.

Thế Khải bị Vu thị mắng cho một trận, càng căm tức bốn vị phi tử vừa được tấn phong kia không biết nghe lời, vong ân bội nghĩa, trong lòng còn nghĩ: Giá Trân Phi còn sống, tính cách phong lưu, tư tưởng tiến bộ vậy, chắc không cần gia phong gì, cũng có thể thành đôi rồi, tiếc là nàng đã bị Từ Hy giết chết.

Khoản năm trong “điều kiện ưu tiên hoàng thất” đã ghi rõ:

Khu lăng tẩm của Quang Tự tu sửa xong sẽ tiến hành đại lễ theo nghi thức cũ. Chính phủ quốc dân sẽ lo toàn bộ kinh phí". Sau khi Long Dụ Thái hậu mất, Viên Thế Khải có nghĩa vụ phải qua lại xem xét quá trình tu sửa. Năm 1913, khu lăng mộ hoàn toàn tu sửa xong. Ngày 16 tháng 11 năm đó, linh cữu Quang Tự và Hoàng hậu của ông ta là Long dụ được đưa vào trong khu lăng mộ. Linh cữu của Trân Phi cũng được đưa từ cánh đồng phía ngoài Tây Trực Môn - Bắc Kinh vào trong khu lăng mộ phi tử. Để truy niệm Trân Phi, Viên Thế Khải đã đề xuất với phủ nội vụ của tiểu Thanh triều, phong tôn hiệu cho Trân Phi là Khái Thuận Hoàng Quý phi. Phủ nội vụ lập tức nghe lời.

Ngày mồng 2 tháng 3 âm lịch năm Dân quốc thứ hai (1913) Viên Thế Khải đích thân ra tận ga xe lửa Chính Dương Môn tiễn đưa linh cữu.

Linh cữu của Trân Phi được đưa từ ngoài Tây Trực Môn, qua Bình Tắc Môn, Tây Tứ Bài, Tây Trường An đến thẳng ga xe lửa Trực Dương Môn, cùng với linh cữu của Quang Tự, Long Dụ, được đưa thẳng đến khu lăng mộ mới an táng. Viên Thế Khải đứng ở tiền môn ga xe lửa nhìn ba linh cữu lần lượt được đưa lên bất giác rơi nước mắt. Ông ta hình như cảm thấy xót xa cho Quang Tự đế, mà hình như đang sợ Quang Tự tố cáo tội ác của mình ở âm tào địa phủ.

Ngày 19 tháng 9 năm Dân quốc thứ tư (1915), Bắc Kinh thành lập “Hội liên hiệp tình nguyện toàn quốc” do Thẩm Nguyên Bái làm hội trưởng, Na Nhan Đồ, Trương Trấn Phương làm hội phó. Hội đã phát động các nhân sĩ có tài tuyển cử “Hoàng đế Đế quốc Trung Hoa”. Trước khi bỏ phiếu chính thức, các tỉnh khu trong toàn quốc đã tham gia “bầu cử đại biểu quốc dân toàn quốc”, gửi danh sách những người trúng cử lên Bắc Kinh. Bắc Kinh sau đó cũng để ra một số ghế trống để chờ

các tỉnh còn bổ sung thêm.

Viên Thế Khải vẫn một lòng muốn làm Hoàng đế. Nhật Bản sau đó muốn ủng hộ Khải nên đã đề

xuất với Khải “hai mốt điều” đủ để xóa bỏ các điều ước của Trung Quốc, nhưng Khải sợ dân cả nước phản đối nên không dám chấp nhận.

Tuy đã định trước là Tết Nguyên Đán năm sau (1915) sẽ làm lễ đăng cơ, nhưng Viên Thế Khải vẫn mời thầy số Vương Đoạn Phủ đến tính bát quái lục sát. Thầy bói nói:

- Tổng thống hiện nay ngũ hành tương khắc, lục sát hữu biến. Ngay sáng sớm hôm sau, Dư Thế

Xương đến báo với Thế Khải:

- Nhật Bản lấy cớ thay đổi phòng vệ đã đưa thêm quân đội vào Trung Quốc, lại đưa ba hạm đội vào Bắc Hải thị uy, yêu cầu Trung Quốc đưa ra thông điệp trả lời trong vòng 48 tiếng nữa.

Viên Thế Khải phát hoảng, nghĩ thầm thầy bói Vương Đoạn Phủ nói thật đúng, lập tức triệu tập họp “Ngự tiền hội nghị”. Trong cuộc họp, mọi người đều nhất trí rằng: nội dung điều ước tuy tổn hại đến lợi ích của Trung Quốc nhưng cũng không phải điều kiện làm mất nước.

Các nội dung chủ yếu để Nhật Bản ủng hộ việc “xưng đế” là: Công nhận Nhật Bản được tiếp tục thừa hưởng tất cả quyền lợi của Đức trước đây, và thêm các điều khoản sau: Thừa nhận đặc quyền của Nhật Bản ở phía Đông Nội Mông - phần lãnh thổ phía Nam của vùng Đông Bắc Trung Quốc; Gia hạn các khu tô giới của người Nhật ở Đại Liên Lữ Thuận và kỳ hạn liên quan đến các đường xe lửa; tiến hành liên doanh thành lập công ty Hán Tri Bình; các cửa biển và các đảo trong vùng duyên hải Trung Quốc không được cắt nhượng cho nước khác; chính phủ Trung Quốc bắt buộc phải mời cố

vấn Nhật Bản trong các lĩnh vực quân sự, tài chính, các xưởng công binh, cảnh chính của Trung Quốc đều phải liên doanh với Nhật Bản v.v...

Viên Thế Khải vội vàng cử tâm phúc là Tổng trưởng ngoại giao Lục Vi Tường, Thứ trưởng Tào Nhũ Lâm bí mật đến đàm phán với Công sứ Nhật Bản. Cuộc đàm phán không đem lại kết quả, hai ông Lục, Tào ủ rũ quay về. Nhật Bản nhắc lại yêu cầu thông điệp cuối cùng, hạn trả lời trong vòng 48 tiếng. Phía Nhật còn nói: “Đối với 21 điều khoản đã đề ra, chỉ có hai từ: đồng ý hay không. Nếu không sẽ phải dùng đến vũ lực, không có cách chọn lựa nào khác”.

Viên Thế Khải mong muốn được mặc long bào càng sớm càng tốt, nên vội vàng triệu tập văn võ bá quan bên mình, mở cuộc họp thảo luận cấp tốc. Mọi người tham gia cuộc họp, từ Viên Thế

Khải trở xuống đều tỏ ý đồng ý ký kết thỏa ước nhục nhã ấy. Cuối cùng, cuộc họp đưa ra quyết định đồng ý tất cả các điều khoản khác trừ việc phải mời cố vấn Nhật Bản và liên doanh các xưởng công binh, cảnh chính.

Sau khi Viên Thế Khải ký kết thỏa ước 21 điều, khắp Trung Quốc dấy lên làn sóng phản đối, bài trừ hàng Nhật. Nhân dân cả nước đều hiểu rõ Viên Thế Khải lừa gạt Tôn Trung Sơn, sau khi đoạt được chức Tổng thống liền lộ rõ bộ mặt gian thần, chạy vào luồn nép dưới chân đế quốc Nhật Bản. Còn phía Nhật chẳng lẽ lại thật lòng muốn giúp hắn làm Hoàng đế, chỉ đơn giản dừng lại với 21 điều khoản thôi sao? Làm gì có chuyện cáo lạy gà như vậy!

Thủ tướng Nhật Bản khi sắp rời khỏi vũ đài còn nói trắng ra rằng:

hờn, còn Nhật Bản thì khó có được lợi ích thực tế. Khi tôi còn đương chức, đã cho Trung Quốc vay số tiền lớn gấp ba lần trước. Điều đó làm tăng thêm rất nhiều quyền lực của Nhật Bản ở Trung Quốc. Nếu chúng ta được lợi ích gấp mười lần của 21 điều trên cũng vẫn chưa đủ”.

Từ câu nói trên có thể thấy rằng: câu cá cũng không hay bằng thả lưới đánh cá. Lòng họ như

rắn muốn nuốt voi, Nhật Bản nuốt chửng toàn bộ Trung Quốc càng nhanh càng tốt.

Phía Nhật thấy Viên Thế Khải cứ nấn ná ngập ngừng “21 điều” hệt như gái làng chơi lần đầu tiếp khách, liền cho ba hạm đội ở Bắc Hải diễn tập thị uy, bức Thế Khải phải trả lời trong vòng 48 tiếng.

Thực ra Viên Thế Khải chính do tay Lý Hồng Chương nặn lên, chúng đều giống nhau ở chỗ

cam tâm tình nguyện quỳ gối ôm chân nước ngoài mà sống.

Trong trận chiến năm Giáp Ngọ - năm Quang Tự thứ 20, sau khi hải quân đại bại trước quân Nhật, Quang Tự đã bỏ qua sự cản trở của Từ Hy, cố gắng phục thù nên mới dẫn đến biến pháp Mậu Tuất năm Quang Tự thứ 24, hạ chiếu thư “Minh định quốc thị”, chiếu thị cho dân chúng. Cũng trong năm đó, Quang Tự quyết định chấn hưng thủy quân học đường, phái Tát Trấn Băng và nhiều người khác sang Anh học kỹ thuật thuyền hải quân, đồng thời đặt mua của Anh và Đức rất nhiều thuyền trọng tải 3000 tấn trở lên, bắt đầu thời kỳ củng cố, phát triển của hải quân Trung Quốc. Từ

thời Đạo Quang đến Hàm Phong, các nước mạnh liên tiếp uy hiếp, xâm lược xâu xé Trung Quốc. Năm Đồng Trị thứ tư, Tống đốc vùng Lưỡng Giang là Tăng Quốc Phiên đã tấu xin thành lập xưởng chế tạo pháo thuyền ở Hồng Khẩu, Thượng Hải, rồi đến Tổng đốc Hà Nam, Triết Giang Tả Tống Đường cũng xin thành lập xưởng đóng thuyền ở Phúc Châu. Người dân Trung Quốc lúc đó cũng đều cảnh giác trước, tiếc cho triều Thanh sắp tàn, vì một lũ quan lại tham ô hủ bại, lòng quân không hứng, nhân dân nhìn người Tây như nhìn mãnh hổ. Khi Viên Thế Khải bức Tuyên Thống thoái vị, Long Dụ Thái hậu trong chiếu thư đọc thay Tuyên Thống có đoạn viết:

Đức Tông ta muốn chấn hưng đất nước, khảng khái tiến hành biến pháp duy tân, đưa đất nước Trung Hoa vào cục diện mới suốt hai nghìn năm lại đây chưa từng có, hạ chỉ lập hiến, chỉ muốn bảo toàn đất nước, yên ổn nhân dân, không hề ích kỷ vị lợi. Hoàng đế kế thừa đại thống dốc tâm dốc sức làm việc, nhưng không ít vương công đại thần làm việc gian dối, bề ngoài lấy danh nghĩa lập hiến, bên trong thì lén lút tiến hành chuyên trị. Điều này hoàng thất thực không thể lường trước. Triều đình dùng người không đúng, còn biện bạch gì được nữa?...

Thực ra trong chiếu thư, Long Dụ Thái hậu ngầm chỉ Viên Thế Khải dựa vào danh nghĩa lập pháp âm mưu tiến hành chuyên trị”.

Viên Thế Khải lòng dạ hiểm độc, lật lọng như trở bàn tay thật khó lường: trước giúp Từ Hy tiêu diệt đảng Duy tân của Quang Tự, mượn tay của Từ Hy giết chết sáu vị quân tử anh hùng, sau đó khi Từ Hy không còn nữa thì bức Tiểu Hoàng đế thoái vị, tự mình muốn trở thành ông vua.

Con trai lớn của Viên Thế Khải là Viên Khắc Định lại thường xuyên tác động đến cha, làm Thế

Khải càng thêm lúng túng.

Một hôm, Khắc Định đã cắt đầu đề một bài báo của thời báo “Thuận thiên” thay vào đó một đầu giả với dòng chữ “Khắp trong ngoài nước, ai ai cũng ủng hộ Viên Đại Tổng thống tiến hành đế

chế”, đưa cho Thế Khải xem. Thế Khải nói:

- Các báo cả nước đều phản đối đế chế, chỉ mỗi thời báo “Thuận thiên” của Nhật là công bằng.

Một phần của tài liệu Kể chuyện cấm cung: Phần 2 (Trang 110 - 156)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)