QUỐC LỄ THUẦN VƯƠNG GIẢ SANG ĐỨC TẠ TỘI
TO
Sau khi chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, chính phủ Trung Quốc mới dám dỡ bỏ tấm bia tưởng niệm Kalintơn đáng nhục nhã xấu hổ này đi, chuyển một phần sang công viên Trung Sơn ở
Bắc Kinh, đổi tên là: Bia công lý chiến thắng.
Năm 1952, hội nghị hòa bình hữu nghị khu vực châu Á Thái Bình Dương tổ chức ở Bắc Kinh, quyết định đổi tên tấm bia thành bia “Bảo vệ hòa bình”, do chính tay Quách Mạt Nhược đề từ.
Thực ra, sau khi Điều ước Tân Sửu được ký kết năm 1901, cả Bắc Kinh rơi vào tình trạng rắn mất đầu. Các đại thần nhà Thanh còn lại trong kinh thành đề nghị đợi đến lúc liên quân các nước hoàn toàn rút hết, triều đình ổn định lại trật tự rồi mới điện thỉnh Thái hậu và Hoàng thượng về
cung. Nhân dịp này, Từ Hy dựa cớ sổ sách các nha môn trong kinh thành bị mất rất nhiều, ra lệnh cho cấp dưới đốt bỏ những sách sử không có lợi, mặt khác, lệnh cho các tỉnh thiết lập chính sách kinh tế, mưu tìm các nhân tài chính trị, các viện sĩ học viện hàn lâm ra sức chỉnh đốn, phá bỏ nếp cũ lạc hậu để bồi dưỡng nhân tài. Các đại thần khi ở nước ngoài đều hết sức chú ý đến việc tuyển chọn lưu học sinh đưa về trong nước, thông qua kiểm tra, trọng dụng tùy theo trình độ. Đây tất cả
đều là ý kiến của Quang Tự trình lên Thái hậu.
Đêm trước khi về nước, Oatơxi vẫn cùng ngủ với Trại Kim Hoa. Hai người đang ngủ say bỗng giật mình tỉnh dậy vì những tiếng là hét bên ngoài, rồi tiếp tục nghe tiếng cháy lửa, vội mở mắt nhìn, thấy lửa cháy ngùn ngụt ở phòng ngoài. Oatơxi vội vàng bế thốc Trại Kim Hoa nhảy ra ngoài theo đường cửa sổ.
Mùa đông năm 1934, tác giả đang giữ chức Trưởng ban tin tức Đông Á, đã đến thăm Trại Kim Hoa, lúc đó đang sống như người ởẩn tại khu Bắc Bình Thiên Kiều, hỏi ba ta về chuyện đêm trước khi Oatơxin về nước, hai người còn sống ở Trung Nam Hải, có thật là cả khu đó bị cháy không, cũng hỏi cả chuyện công sứ Kalintơn bị Nghĩa Hòa Đoàn và binh lính nhà Thanh giết chết, việc liên quân gây sức ép bắt triều đình Mãn Thanh phải dựng bia tưởng niệm v.v... là thực hay giả, Trại Kim Hoa đều đáp là có thật. ba ta còn nói:
- Khi ở Đức, tôi đã gặp Kalintơn phu nhân. Từ sau khi công sứ Kalintơn bị giết chết, nhiều lần Khánh Thân vương thông qua cung nữ, nhờ tôi nói đỡ ông ta về việc dựng bia kỷ niệm, nhưng Oatơxi không đồng ý. Triều đình vô cùng lo lắng chuyện này. Hồi đó, nghe nói triều đình muốn tổ
chức đàn tế cho Kalintơn, sau đó cử đại thần truy điệu, đưa linh cữu ông ta về Đức, nhưng Oatơxi nhất định không chịu. Tôi có nói với Oatơxi là hãy dựng cho ông ta một tấm bia giống bia lầu Đông Sơn, nhưng không biết tại sao về sau lại đổi thành việc xây bia đá. Thực chuyện này tôi cũng không rõ lắm.
Sau khi điều ước Tân Sửu được ký kết năm 1901, Oatơxi đã yêu cầu Hoàng đế Đại Thanh phải cử đại thần là anh hoặc em mình sang Đức, tạ tội với quốc vương Đức về chuyện Kalintơn bị giết. Chính phủ nhà Thanh đã quyết định cử Thuần Thân vương Tải Phong sang Đức tạ tội.Một số triều thần cho rằng làm như vậy là nhục quốc thể, chính Tải Phong cũng cảm nhận thấy không còn chỗ
nào để giấu mặt đi, nhưng không có cách nào từ chối. Có người hiến lên một kế:
- Có thể tìm một vương gia giả, nếu tìm được một người có hình dạng, tuổi tác tương đối giống Tải Vương gia thì càng tốt. Được vậy sẽ đẹp cả đôi bên.
Nhưng tìm đâu ra được một người như thế, hơn nữa cũng không thể loan tin tìm một vương gia gia được.
Để gỡ rối cho Tải Phong, triều đình đã bí mật sai hai tên mật thám đi khắp thành Bắc Kinh, tìm những người có hình dáng giống Tải Phong. Hai ngày sau đã tìm được 21 người, tập trung tất cảở
Thuần Vương phủ, đối đãi cẩn thận, mỗi ngày 3 bữa cơm thừa thãi. Những người này cũng chỉ biết được mời đến đây vì có một “nhiệm vụ” mà thôi, còn nhiệm vụ gì cũng chẳng ai biết cả. Có người nói:
- Cho gọi chúng ta đến đây để ăn no uống say, thật cơ hội như vậy trên thế gian chẳng dễ chút nào!
Người khác lại nói:
- Có lẽ triều đình cho chúng ta ăn uống no nê rồi bắt đầu quân đi diệt quỷ cũng nên. Lập tức có người phản đối:
- Không đúng. Vậy tại sao lại phải đối đãi chúng ta như khách quý thế này. Nếu chỉ muốn chúng ta đầu quân thì chỉ việc cho vài tên lĩnh dõng bắt trói lại là xong rồi.
Có người lại nói:
- Các anh xem, ông vương gia đội mũ chóp tua đỏ kia tại sao cứ phải ngắm kỹ từng người chúng ta thế nhỉ!
Người khác lại nói:
- Các anh đều đoán bậy bạ cả. Các anh xem vương gia kia chẳng qua cũng chỉ hơn 20 tuổi một tí. Chúng ta được gọi đến đây nhất định để tuyển phò mã rồi.
Một người đáp:
- Xì, ỉa vào mồm anh. Anh cứ tưởng như là triều Tống chọn được Trần Sĩ Mỹ à, triều Đại Thanh không hứng gì chuyện tuyển phò mã đâu.
Liền có người phản đối anh ta:
- Chẳng lẽ chế độ cũng cứ thay đổi xoành xoạch thế à? Bây giờ không biết ai là người có số đào hoa!
Hơn hai chục người, người này một câu, người kia một câu, ầm ĩ cả lên. Đúng lúc mọi người đang hứng chí nhất thì có một người mặc áo dài, đầu đội mũ có tua đỏ bước vào. Ông ta chăm chú nhìn chàng trai đến từ phố Cẩm Thậm Phòng trong Bình Tắc Môn, chẳng thèm để ý đến những người khác. Mọi người đều nghĩ thầm: thằng ranh này chắc gặp vận đỏ rồi.
Vương gia hỏi: - Ngươi tên là gì?
Đáp: Dạ, tên là Uông Hưng. Hỏi: Năm nay bao nhiêu tuổi?
Đáp: Hai mươi tuổi.
Hỏi: Là người Hán hay người Mãn Thanh? Đáp: Người Hán.
Hỏi: Nhà ở đâu?
Đáp: Không có nhà ở Bắc Kinh, quê ở Định Hưng. Hỏi: Ở Bắc Kinh nhà ngươi làm nghề gì?
Đáp: Làm nghề cắt tóc trong Bình Tắc Môn. Hỏi: Đã lập gia đình chưa?
Đáp: Dạ... dạ... chưa ạ.
Vương gia thấy anh ta lắp ba lắp bắp trả lời, bỗng bật cười, rồi sau đó nói với những người còn lại:
- Phiền mọi người quá rồi. Hai hôm nay có gì chưa chu đáo, mong lượng thứ cho. Hôm nay, tạm thời họ Uông này ở lại đây, các anh mỗi người được tặng 10 lạng bạc đem về.
Thái giám từ trước đã chuẩn bị xong 200 lạng bạc, lần lượt chia cho 20 người. Những người này vội vàng quỳ xuống vái ta vương gia ba lần.
Ra khỏi cửa phủ, ai nấy bảo nhau:
- Sau này Uông Hưng trở thành phò mã, nếu chúng ta đến thăm, chẳng lẽ lại từ chối! Người khác lại nói:
- Trần Sĩ Mỹ năm xưa đến Tần Liên Hương còn không dám gặp mặt. Anh ta đâu có gan để mà gặp chúng ta.
Uông Hưng được giữ lại trong phủ, tim cứ đập liên hồi, nghĩ mình nhất định đã được chọn làm phò mã. Nhưng làm phò mã rồi, sống trong thâm cung, biết khi nào mới được về nhà?
Uông Hưng còn đang nghĩ miên man thì vương gia bước vào nói:
- Uông Hưng, triều đình muốn anh làm Khâm sai đại thần, chuẩn bị ra nước ngoài. Bây giờ anh phải ở lại đây để còn học hành lễ tiết.
Uông Hưng lúc ấy mới biết là không phải giữ lại để làm phò mã, mà là để làm sứ thần đi ra nước ngoài. Thật đúng như nằm mộng! Tuy vậy, anh ta cũng biết rằng mình đang tỉnh.
Đêm trong vương phủ, đèn đuốc sáng trưng, nơi nơi đều sáng như ban ngày. Một vị vương gia cũng ngồi ăn tối với Uông Hưng.Vương gia nói:
- Ăn cơm xong có cần phải về chào chủ nhà một tiếng không? Uông Hưng đáp:
- Ngài nói phải quá! Liệu tôi có thể ngủ lại cửa hàng một đêm không? Sáng sớm mai tôi sẽ quay lại.
Vương gia nói:
- Cứ ăn xong đi đã, rồi ta cho người đưa về, ngày mai lại sai người đi đón.
Ăn cơm xong, vương gia sai người đưa Uông Hưng về. Mọi người thấy một cỗ xe ngựa trắng có tua đỏ đưa Uông Hưng trở lại, vừa mừng vừa ngạc nhiên, không hiểu chuyện gì đã xảy ra.
Mọi người trong cửa hàng mỗi người một câu hỏi Uông Hưng không khác gì thẩm vấn. “Hưng Vương” nói:
- Triều đình phái tôi đi ra nước ngoài, nhưng chưa biết sẽ ra nước nào. Có lẽ lúc quay về sẽ cho tôi kết hôn cùng công chúa.
Mọi người càng nghe càng hứng, cứ hỏi mãi đến tận đêm khuya. Chủ nhà thấy vậy vội nói: - Thôi, mọi người hãy để Uông sư phụ nghỉ ngơi một chút. Sáng sớm mai triều đình cử người đến đón sớm đấy!
Mọi người nghe vậy mới chịu giãn ra đi ngủ.
Uông Hưng cả đêm không sao ngủ được, cứ nghĩ mãi về chuyện kết hôn cùng công chúa. Trời vừa sáng đã nghe tiếng gọi, tiếng gõ cửa. Mọi người trong cửa hàng đều bừng tỉnh dậy. Chủ nhà ra mở cửa, thấy ngay một vị công công. Công công hỏi:
- Uông Hưng đã dậy chưa?
Uông Hưng cũng vừa dậy, vội nói:
- Công công xin đợi một lát, tôi ra ngay bây giờ.
Hai cỗ xe ngựa trắng tua đỏ ung dung giữa phố. Trên cả đoạn đường, Uông Hưng cứ cảm thấy bồn chồn: sao lại chỉ chọn có một mình mình làm phò mã nhỉ? Thôi thì đấy cũng là cái số, sau này kết hôn xong, mình nhất định sẽ đón cả thày, u và các em vào phò mã phủ sống với mình. Trần Sĩ Mỹ thời Tống sở dĩ phải táng tận lương tâm như vậy vì ông ta đã có vợở quê nhà, còn mình là trai tân một trăm phần trăm, chắc công chúa cũng không phản đối việc đem thày u lên sống chung. Hoàng thượng cho mình ra nước ngoài, chắc chắn là để mở mang kiến thức.
Về đến Thuần vương phủ, công công đưa Uông Hưng vào tấn kiến Tải Phong vương gia. Tải Phong dặn dò Uông Hưng:
- Ta không được khỏe lắm, nên ngươi sẽ thay ta đi sang nước Đức. Rồi lại nói:
- Ngươi hãy nhìn ta một lúc, xem ta có giống ngươi không? Uông Hưng đáp:
- Giống nhau thì tốt. Triều đình cho ngươi sang Đức để mở rộng tầm mắt, nhân thể giải quyết một việc.
Uông Hưng thầm nghĩ: “Mình đoán đúng quá! Ra nước ngoài mở rộng tầm mắt để khi về cưới công chúa”. Mặc dầu vậy vẫn tỏ vẻ khiêm tốn:
- Nếu yêu cầu tôi nhân lúc ở nước ngoài còn giải quyết công việc thì e rằng không được vì tôi không biết tiếng nước ngoài.
Vương gia nói:
- Không sao, còn có rất nhiều người cùng đi với ngươi. Ngươi không biết ngoại ngữ thì cũng đã có phiên dịch rồi.
Uông Hưng liền nói:
- Tôi lớn bằng này rồi, không cần nhũ mẫu Phiên quốc đi theo chăm sóc đâu! Tải Phong đáp:
- Phiên dịch chứ không phải nhũ mẫu Phiên quốc, tức là cho một người biết tiếngnước ngoài đi cùng ngươi.
- Nếu cho tôi đi để giải quyết công việc thì chắc chắn tôi không làm được. Tải Phong đáp:
- Đây là ý chỉ của Hoàng thượng, nhà ngươi không đi tức là kháng chỉ. Kháng chỉ thì sẽ bị chém đầu. Vậy ngươi có đi không?
Uông Hưng nghe vậy, sợ hãi lắp bắp nói: - Tôi đi, đi, đi.
Tải Phong cho Uông Hưng mặc quần áo của vương gia vào, dạy anh ra phải đi thế nào, phải lễ
thế nào. Tải Phong nói:
- Ta chính là Vương gia của Thuần Thân vương phủ, cũng chính là em của Hoàng đế Quang Tự. Ngươi đi thay ta nên nhất cử nhất động đều phải giống ta. Ra đến nước ngoài không được để lộ
mình là Uông Hưng, phải xưng là Tải Phong vương gia. Nếu ngươi để lộ mình là Uông Hưng sẽ bị
giết chết ngay lập tức, nghe rõ chưa?
Uông Hưng sợ toát mồ hôi hột, nghĩ thầm: “Không qua được cửa này chắc không làm phò mã được mất”.
Uông Hưng mặc quần áo vương gia, học cách đi đứng, hành lễ của vương gia, học cả cách nói, giọng nói của vương gia. Anh ta vốn thông minh lanh lẹ nên sau khi đã mặc triều phục vào thì chẳng có ai nghi ngờ gì cả. Chỉ sau ba ngày, Uông Hưng đã học xong các nghi thức, lễ nghĩa và cả cách tấn kiến Hoàng đế Đức Uyliam đê nhị, kể cả cách trình bản tấu tạ tội, cách tiến lên, lùi xuống, cách đi đi lại lại... Sau khi đã học tập thuần thục, Uông Hưng liền cùng tùy tùng lên đường sang tiếng nước với vai trò sứ giả của triều đình.
nhị:
- Người Trung Quốc khi gặp mặt cấp trên đều phải quỳ lạy. Lần này em trai của Hoàng đế Đại Thanh đến, cũng phải bắt ông ta quỳ lạy bệ hạ mới được.
Hoàng đế Đức đáp:
- Được! Hãy thông báo với bọn họ khi vào tiếp kiến phải quỳ lạy. Vậy là phía Đức đưa ra yêu cầu đối với Tải Phong:
- Khi đệ trình quốc thư lên Hoàng đế Đức, tất cả những người tham gia trong đoàn sứ giả đều phải quỳ lạy.
Điều này đối với Uông Hưng thì chẳng có gì đáng bàn, nhưng những người khác thì cho rằng như vậy là làm nhục quốc thể, liền điện báo về Tây An, nơi Từ Hy và Quang Tự đang lánh nạn xin chỉ. Từ Hy điện báo trả lời rằng:
- Theo hiệp định giữa Đại Thanh với nước ngoài ký năm Đồng Trị thứ 12 (tức năm 1873), người Trung Quốc và người nước ngoài khi có quan hệ qua lại với nhau không cần thi lễ. Việc này được tâu lại với Hoàng đế Đức. Cuối cùng phía Đức cũng đồng ý sứ thần không cần quỳ lạy nữa.
Ngày 22/7, “Thuần Thân vương” đã đến Berlin, thủ đô nước Đức, được Hoàng đế Uyliam đệ
nhị đồng ý tiếp kiến. Thư tạ tội được tùy viên Âm Xương dịch sang tiếng Đức. Vị “Sứ thần Trung Quốc” khi đến tấn kiến Hoàng đế Đức, phong độ ung dung, hoàn thành xuất sắc lễ tiết của một cuộc tấn kiến cung kính; sau đó khi gặp mặt các đại thần nước Đức cũng thể hiện một lối lễ nghi thích hợp, vừa phải. Quan hệ bang giáo Trung, Đức vì thế được tăng lên rất nhiều.
Nhưng đúng như người xưa đã dạy, “tường nào gió chẳng lọt qua”, khi cả đoàn sứ thần tạ tội đã ra khỏi biên giới Berlin, mật thám quốc gia Đức đã nghe được chuyện giả dối, liền bí mật đến Trung Quốc điều tra, biết đích xác một tên thợ cắt tóc đã đóng giả sứ thần, liền điện báo về cho Hoàng đế
Đức:
- Sứ thần mà triều đình Mãn Thanh cử sang tạ tội chính là một tên thợ cắt tóc. Họ đã mạo danh thay người để lừa gạt nước Đức.
Uyliam đệ nhị biết đích xác tin này tức tối vô cùng, lập tức nói với tể tướng:
- Người Thanh thật không có tí tín nghĩa nào, lấy một tên thợ cắt tóc giả làm quý tộc sang tạ tội với nước ta. Thật là làm nhục nước ta quá thể. Hãy mau tìm cách trừng trị.
Paola sau khi nghe vậy liền bí mật họp với các đại thần bàn đối sách. Các đại thần đều nói: - Bây giờ họ đã ra khỏi biên giới nên cũng chẳng cần nói ra làm gì. Tuy đấy là sứ thần gia nhưng chúng ta cũng không có căn cứ gì. Nếu chuyện này để lộ ra ngoài, e rằng sẽ bị các nước khác xem làm trò cười, còn nhục hơn nữa. Chẳng gì đây cũng là đoàn sứ giả nhà Thanh đến tạ tội, dù là giả