MÃI THÁI GIÁM CHĂM CHÓ MONG ĐƯỢC VUI
Mùa xuân năm 1902, tiệc nghênh xuân được tổ chức tại Di Hòa Viên. Đại sứ phu nhân các nước nhận lời mời của Từ Hy Thái hậu đã đến dự đông đủ.
Phu nhân công sứ Mỹ kentơn dẫn đầu đoàn quan khách nước ngoài, tiếp sau là phu nhân tham tán Mỹ niliam, phu nhân đại sứ Tây Ban Nha catsitơ, phu nhân công sứ Nhật Bản Cát Điền, phu nhân công sứ Tây Ban Nha anơmita vv... ba công sứ Mỹ kentơn còn dẫn theo một cô con gái mi thanh mục tú, tươi xinh duyên dáng, đến Từ Hy cũng phải khen là tuyệt sắc giai nhân. Thái hậu rất thích cô gái này, liền hỏi tên họ là gì. Dung Linh phiên dịch, đáp cô ta tên là hastunien, là họa sĩ.
Từ hôm đó, Từ Hy Thái hậu vô cùng yêu thích cô gái của phu nhân kentơn. Một hôm, Thái hậu lệnh truyền mời cô này vào cung nói chuyện.
Thái hậu hỏi:
- Cô vẽ tranh gì đẹp nhất?
Đáp: Tôi chuyên vẽ chân dung người và động vật. Tôi rất thích vẽ một bức chân dung Thái hậu để gửi về Mỹ tham gia triển lãm tranh.
Thái hậu nghe tới chuyện mang tranh vẽ mình ra triển lãm ở nước ngoài, có vẻ không hài lòng, nói:
- Theo luật cũ của triều đình Đại Thanh, Hoàng đế, hậu, phi... phải chờ đến lúc quy tiên rồi con cháu mới vẽ lại chân dung. Người sống sờ sờ sao có thể vẽ rồi đem đi triển lãm được!
Hastunien nói:
- Bây giờ thế giới đã mở rộng giao lưu qua lại với nhau, càng là đế vương nổi tiếng càng phải lưu truyền chân dung của mình sang các nước khác.
Ảnh nữ hoàng Victoria nước Anh hầu như nước nào cũng có. Thái hậu phúc thọ song toàn, sao không phá vỡ lệ cũ một lần chứ!
Thái hậu nghe xong, im lặng hồi lâu rồi nói: - Để ta suy nghĩ đã, vài hôm nữa sẽ trả lời cô.
Sau khi dùng bữa trưa, Thái hậu dẫn các công sứ phu nhân đi thưởng ngoạn Di Hòa Viên muôn hồng ngàn tía đang tràn sắc xuân. Hai bên Thái hậu đều có phiên dịch. Mọi người cười cười nói nói, phấn chấn vui vẻ như lạc vào tiên cảnh.
Hai hôm sau, phủ nội vụ thông báo tới sứ quán Mỹ cụ thể ngày tháng Hastunien tiếp tục vào tiếp kiến Thái hậu.
Hastunien là người Mỹ, nhưng đã học hội họa ở Pháp nhiều năm, từng là bạn thân của Dung Linh từ khi hai người ở Pháp. Lần này được Dung Linh tâng bốc, Thái hậu phấn khởi vô cùng, muốn được lộ diện trước toàn thế giới.
Dụ Canh, cha của Dung Linh nhận chức công sứ tại Pháp năm 1899. Hai chị em Đức Linh, Dung Linh đã thi đỗ vào trường vũ đạo Paris và gặp Hastunien tại đó. Qua lời kể của Dung Linh, Hastunien cảm thấy Từ Hy Thái hậu có cái gì đó rất thú vị. Chính vì thế sau khi đến Trung Quốc, cô này tìm mọi cách đòi theo mẹ vào cung nội để nhìn tận mắt Từ Hy Tây Thái hậu.
3 giờ chiều hôm đó, Hastunien đến Di Hòa Viên. Thấy Dung Linh ra đón, Hastunien liền nói: - Miss Dụ, bạn có nhớ một câu chuyện bạn đã kể cho tôi nghe hồi ở Paris không?
Dung Linh đáp: - Tôi chẳng nhớ được. - Một câu chuyện ý mà. - Chuyện gì, bạn nhắc lại đi.
- Bạn nhớ lại xem, một câu chuyện về Thái hậu. - Ôi, tôi thực sự quên rồi.
- Bạn đã từng nói với tôi, Trung Quốc từ xưa đến giờ chỉ có 2 người đẹp... Dung Linh ngắt lời:
- Ồ, bạn nhớ kỹ quá đấy. Bạn nói cho tôi nghe nào! Hastunien nói:
Tôi nói sai chỗ nào mong bạn sửa giúp nhé: Trung Quốc xưa kia, ở Tây thôn dưới chân núi Trữ là có một mỹ nhân tên là Tây Thi. Việt Vương Câu Tiễn muốn trả thù Ngô Vương Phù Sai đã dùng ngàn vàng, mời Tây Thi về kinh, chuẩn bị hiến cho Ngô Vương. Bách tính nước Việt nghe danh mỹ nhân đều đổ xô đến xem, sợ sau khi đã cống sang Ngô thì không còn cơ hội chiêm ngưỡng người đẹp nữa. Một đại thần tên là Phạm Lãi đã ra lệ rằng: ai muốn xem mỹ nhân phải nộp 1 đồng tiền vàng trước. Vậy mà bách tính gần xa vẫn ùn ùn kéo đến. Số tiền vàng thu được gom đầy mấy cái rương to. Tây Thi đứng dựa vào lan can trên lầu cao nhìn xuống, chỉ cười mỉm một cái, bách tính từ dưới nhìn lên, ai ai cũng như mê như tỉnh. Hôm nay tôi đến ngự hoa viên, chủ yếu để ngắm một người đẹp khác, đó là Tây Thái hậu. Tôi thấy Thái hậu còn đẹp hơn cả Tây Thi ấy. Nếu tôi vẽ
lại được, nhất định sẽ vượt cả Tây Thi. Dung Linh nói:
- Bạn nói nhỏ thôi! Đây là tôi nói với bạn về những năm trước kia, lúc Thái hậu còn rất trẻ. Khi
ấy Thái hậu mắt không vẽ cũng đen, môi không tô cũng đỏ, tóc không nhuộm cũng suôn, da không phấn vẫn trắng, đẹp đẽ vô cùng. Nhưng bây giờ Thái hậu đã 67 tuổi rồi, sao đẹp như xưa kia chứ!
Hastunien vẫn cương quyết:
- Không, tôi vẫn thấy Thái hậu có những nét đẹp bạn vừa nói ra. Nếu vẽ lại được, tôi đảm bảo sẽ làm sống lại được vẻ đẹp lúc thanh xuân.
Thái hậu tiếp kiến Hastunien ở trong Nhân Thọ điện. Sau khi chuyện phiếm một hồi, Thái hậu hỏi cô ta phong tục tập quán và lễ tiết trong tòa Bạch Ốc.
Hastunien nói:
- Nước Mỹ là một nước cộng hòa. Lễ tiết trong tòa Bạch Ốc đơn giản hơn trong cung nhà Thanh nhiều.
Thái hậu thấy Hastunien mang theo rất nhiều dụng cụ vẽ liền hỏi: - Cô đem theo dụng cụ gì nhiều thế? Cô này trả lời:
- Dạ, đấy là giá vẽ và bảng pha màu. Thái hậu lại hỏi:
- Tại sao cô vẽ mà không dùng bút lông và nghiên mực? Dung linh nghe vậy bèn nói:
- Tranh sơn dầu phương Tây không giống tranh thủy mặc của Trung Quốc. Tranh sơn dầu đầu tiên phải vẽ phác cấu dạng hình ảnh lên khung rồi mới tô màu sau.
Thái hậu nghe vậy liền nói: - Vậy cứ để cô ấy vẽ cho ta xem.
Từ Hy lúc đó mặc một chiếc áo bào thêu hoa rất đẹp, xung quanh đầu gài rất nhiều trâm phỉ
thúy, lóng lánh muôn màu. Thái hậu ngồi ngay ngắn trên bảo tọa. Hai bàn tay có đeo bộ móng giả
bằng vàng đặt lên đùi, dáng vẻ dương dương tự đắc. Hastunien vẽ được một lúc, Thái hậu liền nói: - Mang lại đây cho ta xem chút đã.
Thấy cấu họa những nét nguệch ngoạc, Từ Hy không khỏi giật mình, thốt lên: - Ôi da, sao lại vẽ ta thế này!
Dung Linh vội nói:
- Đây là cấu hình, tô màu vào sẽ đẹp ngay thôi mà. Tranh sơn dầu phương Tây không giống quốc họa của ta, phải xem từ xa mới đẹp.
Hastunien nói:
- Thái hậu mỗi ngày phải ngồi 3 giờ, liền 5 ngày mới vẽ xong được. Từ Hy không đợi Dung Linh phiên dịch hỏi liền:
- Cô ta nói gì mà cứ liến thoắng lên vậy, titi tata một tràng dài, không mệt chết đi à! Dung Linh nói:
- Nếu người Trung Quốc nói nhanh, người ngoại quốc nghe như súng nổ, chẳng hiểu gì cả. Vừa nãy, Hastunien nói là muốn vẽ được một bức họa, Lão Tổ phải ngồi liền 3 ngày, mỗi ngày 2 tiếng mới được.
Thái hậu nghe vậy mày nhíu lại, cảm thấy hơi ngao ngán, nói:
- Chỉ cần vẽ xong mặt là được, còn phía thân dưới, cho phép khanh mặc quần áo của ta ngồi làm mẫu cũng được.
Dung Linh tuân mệnh, ngày hôm sau liền mặc quần áo của Thái hậu ngồi yên cho Hastunien vẽ.
Nhưng khi vẽ đến đôi tay Thái hậu, Hastunien lại nói:
- Miss Dụ này, bạn phải mượn bộ móng tay giả của Thái hậu đeo vào mới được. Dung Linh nghe vậy vừa cười vừa đi vào trong mượn bộ móng tay củaThái hậu.
Hastunien ở trong cung gần 1 năm, vẽ được 2 bức tranh chính Thái hậu cho là rất thành công. Hai bức tranh này đã biến một Từ Hy chuyên quyền, tàn bạo, đanh đá thành một Tây Thi hiền hậu, lương thiện, nhân từ, còn mang cả nét từ bi của Quan Âm Bồ tát.
Khi Hastunien chuẩn bị về nước, Thái hậu liền lệnh cho Bộ ngoại vụ lo sắm một món quà hậu tạ
công vẽ tranh. Theo ý Thái hậu, đưa tiền cho Hastunien sẽ không hay bằng tặng cho cô ta một món quà quý. Nhưng đại sứ Trung Quốc tại Mỹ lại nói với Khánh vương Dịch Khuông rằng: “Họa sĩ ở
nước ngoài sống bằng nghề vẽ tranh, tốt nhất cứ trả tiền cho cô ta”. Cuối cùng, Thái hậu quyết định trả cho cô 2 vạn lạng bạc và một tấm huân chương. Toàn bộ số bạc và tấm huân chương, bộ ngoại vụ
chuyển đến sứ quán Mỹ, sứ quán Mỹ sẽ có trách nhiệm chuyển tiếp tới tận tay Hastunien. Hai bức tranh Hastunien vẽ cho Thái hậu, một bức giữ lại trong cung, còn một bức được đại diện Hoàng tộc là Phổ Luân cùng công sứ Trung Quốc tại Mỹ Ngũ Đình Phương đem sang Mỹ để
trưng bày triển lãm.
Từ Hy Thái hậu đích thân thiết kế khung tranh rồi nói với Ngũ Đình Phương: - Sau triển lãm sẽ tặng bức tranh này cho Tổng thống Mỹ. Rồi còn dặn thêm:
- Khi mang tranh đi, nhất định phải để tranh đúng theo chiều dọc, không được để ngang hay đặt nằm vì như thế không may mắn. Hai khanh phải thật cẩn thận mới được.
Ngũ Đình Phương và Phổ Luân đều “dạ, dạ” tuân mệnh. Nhưng khi vừa ra khỏi cung môn, Ngũ Đình Phương đã nói với Phổ Luân:
- Chỉ cần tuân chỉ đoạn đường từ Bắc Kinh đến Thượng Hải thôi. Ra khỏi Trung Quốc lên thuyền Tây rồi, khỏi cần phải để ý dọc hay ngang nữa.
- Chuyển sang chuyện một bộ phận người Nga sống ở Lão Sào, Mãn Châu. Nga hoàng của Thái đệ nhị muốn chiếm Mãn Châu nên không hề thực hiện những quy định đã đề ra trong “Điều ước 3 tỉnh biên giới Nga - Trung”. Chính vì thế, nước Nga trở nên mâu thuẫn nghiêm trọng với kế hoạch xâm lược vùng Đông Bắc Trung Quốc của Nhật Bản.
Ngày 8/2/1904, Hải, lục quân của hai nước Nga, Nhật bắt đầu đánh lẫn nhau trên lãnh địa Trung Quốc. Lục quân Nhật Bản từ Tân Nghĩa châu tiến sát Thẩm Dương theo đường Lúc Giang, kẹp chặt lực lượng chủ lực của Nga ở hai vùng Liêu Thẩm, 1 cánh quân khác đổ bộ vào đất liền, đánh vào quân chủ lực Nga ở Doanh Khẩu, Thiết Tân và liên quân đóng trên cảng Lữ Thuận. Hai bên đánh nhau ác liệt trên lãnh địa Trung Quốc. Điện báo của các phủ vùng đông bắc tới tấp đánh về triều đình báo cáo việc các nước Nga, Nhật tàn sát nhau trên lãnh thổ của mình, xin chỉ thị đối
phó. Nhưng Từ Hy lại cho rằng:
- Họ đều là lân bang của ta. Chúng ta chỉ nên đứng trên lập trường trung lập. Thái hậu cố tỏ ra bình tĩnh nhưng thực ra trong lòng ngổn ngang lo lắng. Hàng ngày, ba đến Nghi Loan điện ở Trung Nam Hải rất sớm nghe việc quân sự.
Hàng loạt vương công đại thần lần lượt quỳ dưới bệ rồng, trước xưng tên họ của mình, sau cung kính bẩm báo với Thái hậu tình hình chiến sự Nga, Nhật đang diễn ra trên đất nước mình.
Suốt mấy ngày liền sau khi từ điện Nghi Loan trở về, thái hậu buồn bã mặt mày cau có, chẳng nói chẳng rằng, cơm không muốn ăn, trưa cũng không màng nghỉ ngơi: ba một mình buồn bã quỳ trước tượng Phật, thành kính khẩn cầu:
- Nam mô cứu khổ cứu nạn Quan Thế âm Bồ tát, nhân li nạn, nạn li thân, nhất thiết tai ương hóa vi trần...
Một buổi sáng, khi Thái hậu mới từ Nghi Loan điện trở về, thấy Lý Liên Anh tâu rằng: - Công sứ phu nhân nước Nga mới gửi đến một lá thiếp, mời các nữ quan và các vị cách cách đến sứ quán dùng cơm trưa.
Thái hậu nói:
- Không biết lại thêm trò gì nữa đây. Hay là họ muốn thăm dò thái độ của ta với Nhật? Lý Liên Anh liền đáp:
- Trước khi đi, dặn trước các vị cách cách và nữ quan khi nói chuyện phải chú ý cẩn thận là được.
Gần trưa, đại công chúa con gái Cung Thân vương, tam cách cách, tứ cách cách - con gái của Khánh vương, tiểu nhị cách cách cháu ngoại Cung Thân vương, tiểu tam cách cách con gái Thuần thân vương, hai cô con gái Đức Linh, Dung Linh của công sứ tại Pháp Dụ Canh và nữ quan phiên dịch Tuấn Thọ chuẩn bị đi dự tiệc. Trước khi đi, Thái hậu dặn:
- Nếu họ nói đến việc Nga, Nhật đánh nhau thì nhớ phải lảng sang chuyện khác đấy.
Hôm sau, phu nhân công sứ Nhật Bản là Cát Điền biết việc phu nhân công sứ Nga mở tiệc mời cách cách và các nữ quan triều đình Đại Thanh, liền cho người đưa thư xin được vào bái kiến Thái hậu. Việc này quả khiến Từ Hy phân vân, liền nói với Liên Anh:
- Ngươi hãy nói với Khánh Vương là ta sẽ suy nghĩ rồi định ngày sau. Cứ nói mấy hôm nay ta hơi mệt.
Lý Liên Anh lập tức truyền lệnh cho Thái giám trực ban thưa lại với Khánh Vương. Thái hậu lại nói với Lý:
- Ngươi xem, hôm qua phu nhân công sứ Nga vừa mời cách cách ăn cơm, hôm nay phu nhân công sứ Nhật lại xin vào cầu kiến, rõ ràng hai việc này có quan hệ với nhau. Hai nước đó đánh nhau để chúng ta ở giữa mắc kẹt. Bây giờ cho ba ta vào tiếp kiến thì không hay mà không cho cũng chẳng hay gì.
Sau đó lại quay sang nói với Dụ Canh phu nhân: - Khanh thấy chuyện này thế nào?
Dụ Canh phu nhân là người Pháp, vốn không hay màng chuyện chính trị nên đáp:
- Không gặp ba ta cũng không được. Thần thấy Cát Điền phu nhân là người thông minh, biết nói tiếng Anh lưu loát, chắc sẽ không nói thẳng vấn đề ra đâu. Chắc ba ta sẽ thăm dò chúng ta từ
nhiều góc cạnh khác.
Từ Hy nghe vậy liền lệnh cho Lý Liên Anh:
- Hãy nói lại với Khánh Thân vương cứ để Cát Điền phu nhân tự sắp xếp ngày vào bái kiến vậy. Rồi quay sang nói với Dụ Canh phu nhân:
- Hôm nào Cát Điền phu nhân đến bái kiến, khanh và Dung Linh sẽ phiên dịch cho ta. Khi phiên dịch chú ý một tí là được.
Dụ Canh phu nhân đáp:
- Thế này ạ, khi Cát Điền phu nhân đến, nô tài sẽ đứng bên cạnh Thái hậu, để Dung Linh phiên dịch. Dung Linh còn trẻ, phản ứng nhanh, nếu Cát Điền phu nhân có nói ra điều gì không tiện chắc sẽ tìm cách lảng ra được. Vả lại Dung Linh chỉ là một đứa trẻ, có nói gì sai sót cũng không ai trách cả.
Từ Hy Thái hậu rất đồng tình.
Đến ngày đã chỉ định, sau khi nghe chính sựở Nghi Loan điện, hơn 10 giờ sáng, Thái hậu trở về
Phúc Xương điện tiếp kiến Cát Điền phu nhân. Cát Điền phu nhân mặc trên người một bộ quần áo thêu hoa, có cả một người nữa đi cùng. Từ Hy Thái hậu cùng Cát Điền phu nhân hàn huyên hồi lâu, cũng toàn những việc gia đình, việc nội trợ dông dài. Nhưng đến khi Từ Hy Thái hậu hỏi thăm tình hình sức khỏe, Cát Điền phu nhân lại đáp:
- Hiện nay mọi người trong sứ quán đều rất bận, công sứ lúc nào cũng có tâm sự, lúc nào cũng lo lắng vì chuyện chiến tranh giữa hai nước Nga, Nhật...
Dung Linh nghe vậy nhanh trí cắt ngang, nói:
- Thái hậu rất thích bộ quần áo ba đang mặc, Thái hậu khen quần áo may rất đẹp.
Câu nói sau hoàn toàn chẳng khớp gì với câu trước, Cát Điền phu nhân nghe vậy thấy hẫng một cái, đành lên tiếng:
- Tôi cũng rất thích áo kỳ bào của Thái hậu. Tôi đang định may một bộ. Thái hậu liền nói: