TRÊU PHÚC TẤN

Một phần của tài liệu Kể chuyện cấm cung: Phần 2 (Trang 70 - 77)

Một hôm, Viên Thế Khải tới yết kiến Thái hậu, theo lễ cũ trước hết hãy cứ đến phòng Lý tổng quản chuyện phiếm một hồi đã. Lý Liên Anh nói:

- Khi gặp Thánh mẫu, ông nói năng phải để tâm cẩn thận; gần đây Nga Nhật khai chiến, Thái hậu tâm thần bất định, ăn không ngon, ngủ cũng không yên. Tôi lo sẽảnh hưởng đến sức khỏe của ngài thì giang sơn nhà Đại Thanh lấy ai chèo chống cho? Khi yết kiến, những chuyện không vui nên nói in ít thôi, ông phải nghĩ cách mà giảng giải khuyên bảo.

Viên Thế Khải nói:

- Gần đây có một đoàn xiếc thú từẤn Độ sang, có thể mời Thái hậu xem để giải sầu.

Viên Thế Khải vào gặp Thái hậu, tuôn ra một tràng đầy những lời lẽ lừa bịp ngút trời về chuyện quốc gia đại sự, chỉ báo tin vui chứ không báo tin buồn.

Bấy giờ Lý Liên Anh mới thẽ thọt với Thái hậu:

- Viên đại thần nói, có đoàn xiếc thú từẤn Độ tới, mang theo rất nhiều dã thú, có cả sư tử, hổ, voi, lại còn có rất nhiều tài tử nữa.

Viên Thế Khải tiếp lời, bổ sung thêm:

- Có khá nhiều tiết mục mạo hiểm hết sức đặc sắc, muốn dâng lên Thái hậu ngự lãm. Từ Hy là người thích chơi bời hưởng thụ, nghe thế liền nói:

- Hãy tìm một chỗ trống trong Di Hòa Viên, gọi đoàn xiếc ấy vào biểu diễn.

Hai hôm sau, khán đài được dựng lên trên một khoảng đất trống trong Di Hòa Viên, chọn định ngày lành tháng tốt, đoàn xiếc thú kia liền kéo vào biểu diễn.

Hôm đó, Từ Hy Thái hậu dẫn Hoàng đế Quang Tự, Hoàng hậu, công chúa và các cách cách đến thưởng thức. Diễn viên của đoàn xiếc này đều biết nói tiếng Anh, Dụ Dung Linh phiên dịch. Đầu tiên, có một chiếc lồng sắt lớn được chuyển ra, bên trong nhốt một con sư tử, trong lồng còn có một người dạy thú tay cầm chiếc roi da, mở chiếc lồng sắt ra, một thiếu nữ xinh đẹp bước vào, cô nhảy múa, lượn vòng xung quanh con sư tử trong lồng. Chân tay cô đã mấy lần chạm vào mồm sư tử, con sư tử kia liền nổi giận gầm lên nhưng thần thái thiếu nữ vẫn như không, cười duyên dáng lui ra khỏi lồng, nắm mép váy cúi xuống kính chào khán giả.

Thái hậu lập tức sai người gọi nữ diễn viên đến khen thưởng mấy câu và hỏi cô ta: - Người nhảy múa bên cạnh sư tử có sợ không?

Cô gái đáp:

nhưng mỗi lần đều phải đợi nhảy xong bước ra khỏi lồng mới có thể yên tâm. Còn nhớ lần đầu tiên khi bước vào lồng sắt sợ hãi đến chết khiếp.

Tiếp đó lại có tiết mục nữ diễn viên đi trên dây thép dạy hổ, đều là những tiết mục đặc sắc. Diễn xong, Từ Hy bảo Lý Liên Anh đến mời người chủ đoàn xiếc lại khen thưởng, chủ đoàn biếu Từ Hy một cái nhẫn kim cương hào quang rực rỡ. Từ Hy lập tức đeo nó vào tay ngay. Khi đoàn xiếc sắp dời đi, Từ Hy sai Lý Liên Anh bảo Khánh vương thưởng cho chủ đoàn một vạn lạng bạc, mỗi diễn viên một tấm vải.

Hôm sau, Lý Liên Anh gặp Viên Thế Khải, nói:

- “Phương thuốc” của ông linh nghiệm thật đấy. Đoàn xiếc đã nở cả ruột gan mà trên mặt Thái hậu cũng đã có nét vui lên rồi.

Viên Thế Khải nói:

- Hai hôm nay tôi đang chuẩn bị một việc rất thú vị nữa đấy. - Chuyện gì thế?

- Tôi mua được một đôi vẹt từẤn Độ về, lông của nó màu đỏ và xanh lục. Hai hôm nay, tôi đang sai người chuyên môn huấn luyện cho nó nói.

- Huấn luyện để làm gì kia?

- Lẽ nào Tổng quản không biết, tôi sai người chỉ huấn luyện cho vẹt nói hai câu, đợi đến khi nào nó nói được, sẽ đem dâng tặng lên Thái hậu.

- Hai câu gì vậy?

- Câu thứ nhất là: “Cát tường như ý”. Câu thứ hai là: “Hoàng Thái hậu thánh thể bình an”. Lý Liên Anh nghe thế khoái chí vô cùng.

Hai hôm sau quả nhiên đã huấn luyện được vẹt, Viên Thế Khải giao cho Lý Liên Anh. Hai con vẹt lúc nào cũng nheo nhéo luôn miệng: “Cát tường như ý!”, “Hoàng Thái hậu thánh thể bình an!”.

Hai con vẹt này được treo trên hai giá đồng mạ vàng hình trăng non. Chân của mỗi con vẹt được xích bằng một sợ xích vàng. Đưa thẳng đến điện đường của Thái hậu.

Vẹt còn chưa đến tẩm cung của Thái hậu, mấy tiếng “Cát tường như ý”, “Hoàng Thái hậu thánh thể bình an” đã nheo nhéo vẳng đến tận tai Thái hậu.

- Chà! Của ai tiến cống đấy? - Từ Hy Thái hậu vội hỏi. Lý Liên Anh bẩm:

- Của Viên Thế Khải dâng Thái hậu đấy ạ!

“Cát tường như ý”, “Hoàng Thái hậu thánh thể bình an”. Từ Hy nghe xong, những thứ hàng ngày triều thần tâu lên về chiến tranh Nga, Nhật lôi thôi rắc rối đều quên phắt hết. bà ta nói:

- Liên Anh, ngươi phải sai người tinh thông nuôi dưỡng cẩn thận rồi treo chúng ở trước đình cho ta!

Hai câu “Cát tường như ý”, “Hoàng Thái hậu thánh thể bình an!” cứ nheo nhéo mãi bên tai. Vừa lúc Dụ Canh phu nhân từ bên ngoài đi vào, dập đầu chào Thái hậu rồi nói:

- Thánh mẫu hồng phúc đầy trời, cảm động đến mức cầm thú cũng phải tới chúc phúc. Lý Liên Anh nói với Dụ Canh phu nhân:

- Ngũ cô nương chẳng phải đã từng học múa ba lễ và múa Hy Lạp ở học viện vũ đạo Paris nước Pháp đấy sao? Có thể gọi cô ấy đến múa một chút làm vui lòng Lão Tổ Tông chăng?

Chưa dứt lời, Ngũ cô nương Dung Linh đã bước vào, sau khi cô ta cúi chào Thái hậu, Dụ Canh phu nhân nói:

- Đại thúc con vừa rồi bảo con hãy múa cho Lão Tổ Tông xem. Dung Linh nói:

- Con đang học múa cổ điển Trung Quốc, điệu “Hà hoa tiên tử”, điệu “Phiến tử” và điệu “Như

ý”, nếu bảo con múa điệu nước ngoài, phục trang thì có, nhưng không có âm nhạc nước ngoài thì không thể múa được.

Thái hậu đang tập trung tinh thần nghe vẹt nói thì bỗng nhiên Dụ Canh phu nhân xen vào: - Viên Thế Khải có ban nhạc Tây Dương, có được không?

Dung Linh đáp: - Được ạ.

Lý Liên Anh nói:

- Để tôi bảo Viên Thế Khải điều ban nhạc của ông ta từ Thiên Tân về. Trước ngày tết Đoan Ngọ, trong sân của Lạc Thọ đường trải một tấm thảm lớn màu đỏ, bên trái là ban nhạc Tây Dương của Viên Thế Khải, bên phải là đội nhạc Trung Quốc của các thái giám, đầu tiên là múa Tây Ban Nha và múa Hy Lạp, sau đó là múa điệu “Như ý” và múa điệu “Hoa sen”. Ngai báu của Từ Hy đặt chính giữa hành lang, Quang Tự ngồi bên cạnh Từ Hy, đứng hai bên là Hoàng hậu Long Dụ, Cẩn phi và phúc tấn các phủ.

Hai bên sân cũng chen chật các thái giám và cung nữ, cảnh tượng hết sức náo nhiệt, khi múa xong, Từ Hy nói:

- Ngũ cô nương múa rất đẹp, sau này còn phải múa trong Đại Nội nữa.

Nỗi sầu muộn của Từ Hy Thái hậu chưa phải là tiêu tan hẳn. ba ta vốn muốn dựa vào lực lượng của Sa hoàng Nga, liên kết với Nga để chống Nhật, gửi gắm hy vọng vào Sa hoàng, đây là chủ

trương nhất quán của Từ Hy. Mấy năm trước khi Nga hoàng lên ngôi, Trung Quốc đã ủy phái Lý Hồng Chương làm đại thần toàn quyền, ký kết “Mật ước Trung - Nga” Từ Hy cho rằng: Chỉ cần có sự giúp đỡ của Nga, cường quốc phương Bắc, cùng đối phó với Nhật Bản thì mình có thể bình chân như vại được. Nào ngờ nước Nga tuy đất đai nằm cảở Châu Âu lẫn châu Á, lãnh thổ rộng lớn, bề

muốn nuốt chửng Trung Quốc thì lại rất giống Nhật. Từ sau khi hồi loan, quốc khố rỗng tuếch, lòng người sinh biến, Từ Hy Thái hậu vô cùng rầu rĩ, nhất là mấy hôm nay, phu nhân công sứ nước Nga và phu nhân công sứ Nhật Bản giở “đấu pháp” ra với nhau và với Từ Hy khiến ba ta càng ủ rũ mất vui.

Lý Liên Anh luôn luôn để tâm đến nỗi buồn lo của Thái hậu. Đột nhiên hắn nhớ ra một chuyện liền nói với Thái hậu:

- Nghe nói bốn con chó con do Hắc Bảo Ngọc sinh hạ đã biết chạy, rất đáng yêu. Thái hậu nói:

- Nếu khanh không nói thì quả thật ta quên mất bốn con chó con ấy đấy, bây giờ chúng ta cùng đi xem xem ra sao.

Lý Liên Anh tìm trăm phương ngàn kế làm cho Thái hậu vui lòng nhưng nỗi sầu muộn trong lòng bà ta vẫn không xóa bỏ được. Gần đây Thái hậu buồn vui thất thường. Đến phòng của chó nhất là khi nhìn thấy bốn cho chó do con Hắc Bảo Ngọc mới đẻ, mặt mũi ba ta tươi tỉnh lên được một lúc. Còn khi nhìn thấy người, đặc biệt là Hoàng đế Quang Tự hoặc đại thần thân cận của Quang Tự thì ba ta chỉ nghiến rằng nghiến lợi.

Mấy hôm nay, tâm tình Thái hậu càng bất ổn, bao nhiêu lửa giận trong lòng ba ta để hết lên đầu tả hữu, không đánh thái giám thì đánh cung nữ, người nào người nấy sợ run cầm cập, nhiều người thầm rơi nước mắt. Có người đến tìm Lý Liên Anh cầu cứu, coi Lý Liên Anh như cha đẻ.

Một hôm đại công chúa đến. Lý Liên Anh nói:

- Lão Tổ Tông cứ sầu muộn bực bội như thế, sợ rằng lâu ngày sẽảnh hưởng đến sức khỏe. Đại công chúa nói:

- Nếu vào mùa xuân mùa hạ còn có thể leo núi ngắm cảnh, nhưng hiện nay, thời tiết dần dần giá lạnh, chẳng có chỗ nào có thể du ngoạn được cả.

Lý Liên Anh nói:

- Tôi có một cách, có thể làm cho Thái hậu giải sầu vào lúc trời đông hàn giá lạnh này. - Mùa đông thì có chuyện gì mà giải sầu?

- Tôi nghe người ta nói, thời xưa trong quân đội có một số người biết trượt băng, sắp xếp thành đội ngũ, thao luyện như tập trận, nào là chạy thi cướp cờ, nào là thao luyện các trò vui. Thịnh hành nhất là vào thời Gia Khánh, Đạo Quang, đặc biệt là thời Đạo Quang, đến thời Hàm Phong mới xóa bỏ trò trượt băng này. Tôi muốn bẩm tấu với Thái hậu về việc phục hồi trò đó, may ra có thể làm cho Lão Tổ tông sẽ vui lòng chăng.

Đại công chúa nói:

- Để khi hầu hạ bữa tối, nhân cơ hội sẽ nhắc đến xem. Khi Thái hậu dùng bữa, đại công chúa quả nhiên nói:

- Nô tài nghĩ một năm bốn mùa thì xuân, thu là đẹp nhất, mùa hạ nóng quá, mùa đông lạnh quá.

Thái hậu nói:

- Xét cho cùng, cảnh mùa hạ vẫn hơn cảnh mùa đông nhiều. Mùa hạ cho dù nóng như thế nào đi nữa, cũng vẫn vui vẻ, mùa đông trời băng đất tuyết biết đi đâu, đến ra khỏi cửa cũng không ra được.

Đại công chúa nói:

- Đúng là các cụ xưa biết tầm lạc thật, đầu tiên là đức Gia Khánh, cứ đến mùa đông là sai quân lính trong trại tập trượt băng, cũng thao luyện như trận địa trên cạn vậy.

Lý Liên Anh xen vào:

- Nô tài nghe nói, thời trước trong trại quân có đủ mọi hình thức trượt băng đấy ạ. Thái hậu nói:

- Đội trượt băng đó là do thị vệ nội đại thần quản lý. Đại công chúa nói:

- Mùa đông Lão Tổ Tông cũng buồn rầu nẫu ruột thế chi bằng lệnh cho thị vệ học theo kiểu xưa luyện tập một trận để lệnh ba giải buồn.

Thái hậu nói:

- Gần đây ta xem cái gì cũng thấy buồn, trò trượt băng này có lẽ mới là đấy. Lý Liên Anh vội nói:

- Nếu lão Tổ Tông vui lòng muốn xem, nô tài sẽ truyền cho Khánh Vương bảo ông ta cứ theo lệ

mà làm. Đợi hôm nào lạnh hơn một chút, nước đóng băng lại thì chọn ra những binh sĩ con em trong bát kỳ lập thành một đội trượt băng, diễn tập có được không.

Thái hậu nói: - Khanh đi làm đi.

Lý Liên Anh liền truyền thánh dụ muốn lập đội trượt băng của Thái hậu đến Khánh Vương Dịch Khuông. Đội trượt băng đã được thành lập. Dựng ngay lều thao luyện. Màu sắc trang phục theo y như quân đội, chia làm hai đội áo xanh áo đỏ, mỗi ngày luyện tập một cao hơn và được Khánh Vương phái Tích Liên Đồ, người tinh thông về kỹ thuật trượt băng chỉ đạo.

Diễn tập bắt đầu. Trước hết là biểu diễn thế Tràng xà trần hàng ngang, nhị long xuất thủy, lưỡng dực hỗ tập, lưỡng nghi hóa tứ tượng, tứ tượng hóa bát quái, sau đó lại diễn tập trò trượt băng bắn tên, nhị long đoạt ngọc, chạy thi cướp cờ, cuối cùng là biểu diễn cá nhân: Đồng Từ bái Quan Âm, Triều thiên đắng, Thuận phong Kỳ và các trò trượt ngang, trượt ngồi xổm, phượng hoàng vẫy một cánh... Thái hậu rất vui vẻ, nói:

- Những quân lính này vốn đã biết trượt băng rồi, nếu không thì sao thuần thục được đến như

thế?

Lý Liên Anh nói:

ham vui chơi và lại rất hiếu kỳ, ba ta nói với Lý Liên Anh:

- Chúng ta không biết trượt băng nhưng chẳng lẽ cũng không biết chơi trên băng sao? Khi về

khanh truyền cho Khánh Vương, vào ngày 16 gọi các phúc tấn, cách cách, mệnh phụ các phủ đến, chúng ta cùng mở một đại hội trượt băng trên Hải Nội.

Vào ngày 16, ngoài cửa Phúc Hoa Môn, ngựa xe như nước, Phúc Tấn cách cách các phủ, ai nấy dẫn theo thái giám, u già, nữ tì... tiến vào Trung Hải, đến điện Nghi Loan quỳ thỉnh thánh an Thái hậu. Chỉ thấy Thái hậu mặc chiếc áo khoác da lông chồn màu xanh da trời, chung quanh thêu hạc trắng, viền mép bằng hai sợi đăng ten thêu hạc bay; dưới mép váy thắt ba sợi tua màu xanh lam, trên tấm áo da còn một cái áo khoác ngoài bằng đoạn màu cánh sen thẫm, chung quanh cũng viền đăng ten, trên thêu cỏ linh chi vàng đỏ, đầu đội một chiếc mũ da chồn màu xanh lam, trên đỉnh mũ thêu chữ trường thọ bằng kim tuyến, dưới chân quàng một tấm thiên ma bằng đoạn có vân mây màu vàng thẫm, sau lưng hai sợi dây mũ thêu chữ thọ bằng kim tuyến tím. Còn lại, mọi người từ

Hoàng hậu trở xuống ăn mặc cũng rất hào hoa phú quý, ai nấy đều khoác áo thêu hoa. Bọn cách cách đã số đều chải tóc hai bím. Bọn phúc tấn Mông Cổ đều mặc mãng bào, chải tóc kiểu Mông Cổ, trên môi cũng đều thoa son. Cách phục sức kiểu dáng, màu sắc, hoa văn của cung đình nhà Thanh đều có một quy củ nhất định. Không được tùy tiện ăn mặc theo ý mình, bây giờ xem ra thì lại không khỏi “kỳ hình quái trạng”.

Trên mặt băng của Hải Nội ngày hôm ấy đã được phủ nội vụ chuẩn bị sẵn sàng mấy chục chiếc xe trượt tuyết. Sau khi Thái hậu giá lâm liền lập tức lệnh cho cứ ba người ngồi tên một xe trượt tuyết. Sau khi Thái hậu giá lâm liền lập tức lệnh cho cứ ba người ngồi trên một xe trượt tuyết do hai tên thái giám kéo đi; những thái giám, nhà tiền hiệu úy trẻ tuổi này đều mặc đồ ngắn, đầu đội mũ có thắt dải đỏ, chân đi giày bằng vải đen có răng cưa.

Xung quanh mặt băng cắm hàng nghìn là cờ màu sắc sặc sỡ bay phấp phới theo gió, tiếng trống nhạc huyên náo rầm trời.

Thái hậu nói:

- Các cách cách có thể chạy trước xe trượt của ta, các xe còn lại thì đi cả phía sau xe ta.

Một phần của tài liệu Kể chuyện cấm cung: Phần 2 (Trang 70 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)