ĐẦU ÁN CỨU CÔNG TỬ, TRẠI KIM HOA ĐIỀU
TRẦN
Oatơxi đang cùng vợ là mà ria trên đường du lịch trong kỳ nghỉở Ba Trại thì nhận được điện báo của Hoàng đế Uyliam đê nhị nước Đức, lệnh cho ông ta giữ chức Tổng tư lệnh cao cấp liên quân vùng Đông Á, yêu cầu lập tức đi Bắc Kinh.
Hóa ra trước tết năm Canh tý, Nghĩa Hòa Đoàn được triều đình trước đánh, sau xoa, rồi dưới sựủng hộ của Từ Hy đã liên tiếp đốt phá giáo đường. Viên Công sứ của Đức tại Bắc Kinh là Kalintơn cũng bị Nghĩa Hòa Đoàn giết chết. Anh, Mỹ, Nga, Nhật, Đức, Pháp, Úc, Ý lấy cớ là bảo vệ giáo dân, đã đưa quân đội đến Trung Quốc, tấn công Bắc Kinh. Hoàng đế Đức Uyliam đệ nhị đã đề nghị tiến cử Oatơxi làm tổng tư lệnh và đã được các nước khác đồng ý.
Nửa đêm trong thành Bắc Kinh, quốc kỳ tám nước xâm lược tung bay phần phật bên cạnh lá cờ
của Đại Thanh, dưới đất, bọn chó săn bán nước lùng sục khắp nơi, không một bóng quan viên nha môn, còn Từ Hy Thái hậu thì bặt vô âm tín. Chỉ còn Nghĩa Hòa Đoàn dân và quân dân yêu nước Bắc Kinh ở lại ngoan cường chiến đấu.
Khắp nơi trong thành đâu đâu cũng đùng đùng tiếng súng và nhoang nhoáng ánh lửa. Những người dân sống trong tuyệt vọng, cuối cùng chỉ còn cách đào hầm chông ám sát, phóng lửa, thậm chí dùng cả nắm đấm để đối phó với súng đạn, thề quyết cùng sống chết trong máu lửa với quân xâm lược.
Việc đầu tiên của liên quân tám nước khi tiến vào trong thành Bắc Kinh là lập danh sách tất cả
những ai chống lại người Tây, trong đó Từ Hy là kẻ cầm đầu, gồm có Thượng thư Cương Nghị, Đoan Vương Tải Y , Trang vương Tải Huân, Phụ Quốc công Tải Lan, Tuần phủ Sơn Đông Dục Hiền.
Giáo chủ Phàn Quốc Lương và các giáo dân cũng lên tiếng đòi báo thù. Họ tập trung một số
giáo dân kéo đến đánh đập cư dân ở vùng lân cận thẳng tay giết chết cư dân sống trong và ngoài thành Tây An.
Hình bộ Thượng thư Sùng Khởi, từ trước đến giờ sống hào hoa trên vàng bạc nhung lụa nay bị
liên quân bắt được, giải đi khắp thành để thị uy dân chúng.
Di Thân vương sau khi bị bắt, bị người Tây và Hán gian coi như khuyển mã, bắt phải cưỡi lên xác con lừa đã chết để làm trò cười. Hộ bộ Thượng thư Dư Dụ bị lột trần truồng rồi lôi ra đánh đập.
Bộ tư lệnh liên quân coi Bắc Kinh là một trong những khu vực do quân đội quản chế. Chính phủ nhà Thanh ủy nhiệm Lý Hồng Chương làm đại thần toàn quyền, nhưng cũng nhiều lần bị Oatơxi từ chối không tiếp. Khánh Thân vương Dịch Khuông và Lý Hồng Chương bối rối hốt hoảng như kiến trên chảo lửa, mời cả Âm Xương, một người đã từng du học, làm sĩ quan tại Đức và được Oatơxi rất khâm phục đến điện Nghi Loan ở Nam Hải, mong sao hắn chấp nhận cho được gặp mặt. Nhưng Oatơxi ỷ Thế người chiến thắng, cũng chẳng coi trọng Âm Xương - người dân của một nước bại trận - như trước nữa, mặc cho ông này có nói giời nói biển cũng không thèm để ý.
Việc tìm bắt hung phạm, bao gồm cả Từ Hy Thái hậu đã trở thành điểm nóng của quá trình nghị hòa. Từ Hy Thái hậu vội vội vàng vàng chạy trốn cũng chính là vì sợ liên quân 8 nước trừng phạt mình. Thật chẳng khác nào khi An Lộc Sơn đánh vào Trường An, Đường Huyền Tông phải chạy về phía Tây. Nhân dân cả nước căm hờn Dương Quý Phi và em trai của bà ta là Dương Quốc
Trung đến tận gan tận tủy. Có khác chăng là Quang Tự không phải là Đường Huyền Tông, và Từ
Hy Thái hậu cũng không phải là Dương Quý Phi.
Từ Hy trong lòng cũng biết chắc rằng Cương Nghị, Tải Y , Tải Huân, Tải Lan v.v... nếu bị thẩm vấn giữa công đình sẽ trút hết mọi trách nhiệm lên đầu mình, cho nên từ lúc chuẩn bị, hoặc ngay cả
trên đường chạy trốn, bà ta đã trực tiếp dặn dò hoặc điện báo cho những đại thần còn ở lại trong kinh thành chỉ cần cố gắng giữ được ngai vàng, các điều kiện khác không cần bàn đến, cho dù đấy là mất nước hay mất quyền tự chủ. Bà ta cũng đã từng tính đến chuyện lấy tay chân đắc lực làm vật Thế tội cho mình.
Lý Hồng Chương và Âm Xương đã mấy lần thất bại khi đến gặp Oatơxi, mặc dù vậy, trong nội bộ liên minh cũng không phải là không có những bất đồng. Công sứ Nga Kớcxư cho rằng Từ Hy không phải là mầm họa dẫn đến việc quan quân dám tiến quân đánh vào sứ quán, giết chết các quan ngoại giao, mà chính là bọn Tải Y , Tải Huân, Cương Nghị, Dục Hiền... Còn công sứ Đức thì lại kiên quyết cho rằng Từ Hy Thái hậu là người chịu trách nhiệm chính, nhất định phải giết chết bà ta và đưa Quang Tự lại ngôi.
Vị Giáo chủ người Pháp dường như sợ Trung Quốc sẽ không còn loạn nữa, cũng đến đổ thêm dầu vào lửa. Mỗi lần ông ta nhìn thấy mộ phần của các mục sư Pháp ở ngoài Phụ thành môn bị
Nghĩa Hòa Đoàn san phẳng đều cảm thấy đau lòng, lập tức đến gặp công sứ Pháp, một mực yêu cầu ông ta nói lại với Thống soái Đức cho phép mình giết hết cư dân trong vùng để báo thù. Công sứ
Pháp bị ép nhiều quá, liền đi gặp Oatơxi để thương lượng. Oatơxi đã tổ chức liền hai cuộc họp để bàn về việc này. Sau vì đang trong thời gian nghị hòa nên không Thế tự ý ra lệnh đốt phá được. Và ông ta cũng hiểu rằng nếu cứ khăng khăng đòi trị tội Từ Hy Thái hậu thì sẽ không có ai đê thu dọn cái trật tự Trung Quốc vốn đang nát bét như tương rồi, huống nữa ý kiến của các nước trong liên quân cũng không giống nhau, mà cái nhà ông Lý Hồng Chương kia cũng không thấy đến.
Lý Hồng Chương tuân theo ý chỉ của Từ Hy, đã khẳng định với Oatơxi rằng cuộc binh lửa này chủ yếu là do Nghĩa Hòa Đoàn gây ra, cố gắng hết sức để gỡ trách nhiệm cho Từ Hy. Thấy thái độ
của ông ta kiên quyết, Lý Hồng Chương cảm thấy bế tắc, suốt hai hôm đó buồn quá đến phát bệnh. Còn Oatơxi thấy Lý Hồng Chương đã hai ngày liền không đến, đâm ra hoảng, vội sai người đến chùa Hiền Lương ở Đông Thành mời Lý Hồng Chương. Lý Hồng Chương bảo Âm Xương đi thỉnh thị
Khánh Thân vương. Âm Xương tới phủ Khánh vương, liền kể lại việc Oatơxi cho người đến mời Lý Hồng Chương. Khánh vương liền bảo ông ta hãy đại diện cho Lý Hồng Chương, đến gặp Oatơxi.
Lần này, Oatơxi đã nói ra ý định của mình:
- Lần này triệu các ngài đến đây không có chuyện gì khác ngoài việc yêu cầu các ngài tìm cho ra thủ phạm đã giết công sứ Kalintơn, các điều kiện khác sẽ bàn bạc sau.
Âm Xương trở về, báo lại với Lý Hồng Chương. Lý Hồng Chương nhăn nhó:
- Cứ ngồi lên là tôi lại đau đầu chóng mặt. Việc này ông có thể đến bàn bạc với Khánh Thân vương.
Tối hôm đó, trong Khánh vương phủ, mấy vị đại thần cùng ngồi với nhau nghiên cứu cách tìm ra hung thủ đã bắn chết Kalintơn. Họ Đồng nói:
- Sự việc xảy ra cách đây lâu qua rồi, hơn nữa lại vào đúng lúc loạn, sao có thể tìm ra hung thủ
kia chứ!
Khánh Thân vương nói:
tổng bố thì có mặt bọn lính của nha môn đề đốc và lính của Kỳ Chính Lam. Hiện nay Oatơxi đang muốn tìm ra hung thủ chính là một người của Nghĩa Hòa Đoàn. Lý Trung đường nói nếu bắt được hung thủ, tất sẽ được nới rộng các hạn định. Các ngài xem nên làm thế nào bây giờ?
Âm Xương trả lời:
- Bây giờ nên tìm Tháp Mộc Am, Tổng biện Công sở an dân đoạn thứ 2 ở Đông Đơn đến đây. Khánh Thân vương lại nói:
- Việc này đã xảy ra cách đây hơn nửa năm, bây giờ lại còn lôi ra làm gì. Nếu như tìm không ra thủ phạm, bệnh tình của Lý Hồng Chương càng nặng hơn thì chúng ta thật chẳng còn cách nào nữa. - Việc này quả đúng là mò kim đáy bể. Nhưng chuyện bắn chết công sứ Đức cũng đã vang dội khắp cả chín thành, nơi xảy ra vụ án thì đã rõ rồi, tôi nghĩ một vụ án lớn như Thế, chắc chắn sẽ có đầu mối thôi. Chúng ta cứ đi tìm Tổng biện Tháp Mộc Am sai ông ta tìm một thân sĩ nào đó ở gần đấy giúp đỡ điều tra. Tục ngữ đã nói rồi, “chẳng có giậu nào che nổi gió, giấy không bọc kín được lửa”.
Thực chất, “Công sở an dân” đó chính là tổ chức của bọn “Hán gian” mới thành lập tạm thời. Hai ngày nay, tin triều đình tra xét người đã nổ súng giết chết Kalintơn đồn khắp trong thành,
ầm ầm như bão làm cho ai ai cũng hoảng cả hồn lên. Công sơ an dân cho rằng hung thủ nhất định phải là một người trong giới quân đội, không thì lấy đâu ra vũ khí. Tất cả những người đã từng đi lính nghe vậy đều không dám ra khỏi nhà vào ban ngày; nửa đêm chỉ hơi nghe tiếng động nhẹ cũng đủ giật mình tỉnh dậy, tim đập thình thình.
Thực ra rất nhiều người đi lính trước khi thành Bắc Kinh rơi vào tay liên quân tám nước biết rõ ngọn ngành sự việc này, nhưng ai cũng sợ nói ra thì tính mạng của gia quyến, vợ con cũng khó mà giữ được. Vì Thế, chẳng ai dám nói. Về sau, Khánh Thân vương cho người cáo thị tuyên thưởng 5000 đồng cho người báo tin, lại nói rõ nếu không bắt được hung thủ, sẽ không thể tiến hành việc nghị hòa, quốc gia mãi mãi bị chiếm lĩnh, hai cung không được trở lại kinh thành và liên quân 8 nước không bao giờ chịu rút lui.
Khi Tháp Mộc Am và nhân viên của mình đang bàn việc để tìm ra đầu mối hung thủ trong Công sở an dân, thì bỗng thấy bên ngoài ầm ầm náo loạn. Tháp Mộc Am liền gọi to:
- Người đâu!
Tiếp đó Quế Tổng tuần vội vàng chạy đến, đứng nghiêm trước mặt Tháp Mộc Am. Tháp Mộc Am vội hỏi:
- Ngoài kia có gì mà náo loạn lên như vậy? Ta hằng ngày đã nhắc các ngươi phải chú ý, phía Tây là nơi ở của Lý Trung đường, bên trong lại có rất nhiều võ quan Đức sống. Bây giờ Lý Trung đường đang ốm, việc nghị hòa cũng phải hoãn lại. Nếu bây giờ có xảy ra chuyện gì, Lý Trung đường trách tội thì ta hay các ngươi sẽ chịu nổi đây!
Quế Tổng tuần đã biết tính Tháp Mộc Am. Khi ông ta đang căn dặn điều gì thì việc gấp đến mấy cũng không được mở mồm, phải đợi ông ta nói hết hẵng hay. Đợi Tháp Mộc Am ngừng nói, Quê Tổng tuần thưa:
- Vậy nhà ngươi đi xem mau lên, nhớ không để họ chửi nhau, kêu gào ầm ĩ nghe chưa! Quế Tổng tuần thấy bên ngoài người đứng vòng trong vòng ngoài, hai tên tuần bổ đang giữ
chặt một người thanh niên, một tên nhìn thấy Quế Tổng tuần, liền chỉ vào người thanh niên bẩm: - Người này đến tự thú, nói là đã bắn chết Kalintơn, hôm nay đến đây xin chịu tội.
Tháp Tổng biện nghe vậy, trong lòng không khỏi nghi hoặc. Vụ án long trời lở đất như vậy, làm gì có chuyện người đến tự thú! Tháp Mộc Am nói:
- Giải anh ta vào đây.
Hai tên tuần bổ đã giải người thanh niên vào. Người này đến trước công án liền quỳ xuống, Tháp Tổng biện thấy anh ta không có vẻ là hung thủ, liền hỏi:
- Nhà ngươi sống ở đâu, tên họ là gì, năm nay bao nhiêu tuổi? Người thanh niên đáp:
- Tôi sống ở Thập Sát Hải, phía ngoài Địa An Môn, năm nay 25 tuổi, người Kỳ, tên là Ân Hải. Tháp Mộc Am hỏi:
- là người Kỳ nào? Làm gì?
- Là người Bạch Kỳ, Mãn Châu, giữ chức hộ quân hiệu, từng làm mà Âm Chương Kinh trong Đình Tự đội, trại Thần Cơ.
Tháp Mộc Am hỏi tiếp:
- Nhà ngươi chính là sát thủ đã giết chết Kalintơn sao? - Vâng.
- Ta và các đại thần đang vô cùng lo lắng về chuyện này. Nhà ngươi hôm nay đến tự thú, thật là có tấm lòng trung với nước. Nhưng ta xem diện mạo ngươi, không giống phường du đãng chuyên việc giết người, nếu có ẩn tình gì bên trong thì cứ nói ra, vì nó không chỉ quan hệ đến sinh mạng nhà ngươi mà quan trọng hơn là liên quan đến sự tồn vong của xã tắc. Nhà ngươi cứ nghĩ kỹ đi.
Ân Hải thấy Tháp Mộc Am nói vậy, vội đáp:
- Ý tốt của đại nhân, Ân Hải sẽ ghi nhớ cho đến chết. Nhưng hôm nay Ân Hải đến đây tự thú, là hoàn toàn do mình chủ động, không có ai thao túng sau lưng.
Tháp Mộc Am liền nói:
- Hôm nay mới biết được hung thủ giết Kalintơn chính là ngươi, coi như chúng ta đã có nhân chứng rồi, vậy hãy kể lại lúc đó ngươi đã hành động như thế nào?
Tháp Mộc Am còn chưa nói hết câu, Ân Hải đã cất lời:
- Hôm đó, công sứ Đức từ bộ tư lệnh Đức ở Sùng Văn Môn đi ra. Ông ta ngồi trên cỗ xe 4 ngựa mui trần, đi qua cửa đông ngõ Môi Tra ở cổng chào Đông Đơn. Khi nhìn thấy một tốp quyền dân
Nghĩa Hòa Đoàn đang luyện tập ông ta liền giờ súng bắn vào họ. Mấy đồng bào của chúng ta đã chết ngay tại chỗ. Cạnh đó, binh lính nhà Thanh đứng trợn mắt nhìn không làm gì cả. Một lúc sau, cả
quyền dân, cả binh lính mới náo loạn cả lên, nhưng chúng tôi không hề biết đấy là công sứ Đức. Ông ta bắn xong liền đánh xe đi luôn. Mọi người có mặt đều tức nổ con ngươi. Ai cũng nói không thể để
ông ta ra đi một cách dễ dàng như vậy, nhưng không ai dám bắn. Tất cả náo loạn cả lên. Trời lúc đó đã nhá nhem. Mấy quyền dân lặng lẽ nhặt xác anh em rồi đưa đi. Lúc đó tôi nghĩ ngày mà i, hắn nhất định sẽ đi qua chỗ này, và tôi quyết rửa hận cho đồng bào. Quả nhiên, trưa hôm sau, ông ta lại ngồi trên cỗ xe đó, đi qua cổng chào Đông Đơn, rất nhiều anh em binh lính nhà Thanh đều nhìn thấy ông ta từ xa đi tới, nhưng ai cũng sợ gây rắc rối cho triều đình nên không dám bắn. Tôi đã giật ngay lấy súng của một anh lính đứng bên cạnh và nói:
- Nước nhà dùng các anh liệu có ích gì? Họ trả lời:
- Chúng tôi không bắn không phải vì sợ hắn mà bởi vì hắn là người ngoại quốc, triều đình lại chưa có lệnh thì sao dám bắn hắn?
Tôi nói:
- Bây giờ, triều đình đã có thượng dụ tuyên chiến, bọn người Tây lẽ ra đã phải rút khỏi Trung Quốc từ lâu rồi. Vậy mà cậy mạnh tiến đến tận Tổng lý hàm môn, còn dám bắn chết cả đồng bào chúng ta, rõ ràng là làm nhục Trung Quốc. Chúng biết nổ súng giết người, chẳng lẽ chúng ta không được đánh lại chúng!
Những lời nói hào hùng, chính nghĩa của Ân Hải làm cho Tháp Mộc Am và tất cả nhân viên trong công sở vô cùng khâm phục. Tháp Mộc Am hỏi:
- Vậy nhà ngươi có vật chứng gì không? Ân Hải đáp:
- Có.
Nói rồi liền lôi ra một cái đồng hồ quả quýt màu xanh, một khẩu súng lục, dùng hai tay dâng lên, nói:
- Đây là những thứ tôi lấy được trong người Kalintơn, mời đại nhân xem qua.