Những trái đậu leo

Một phần của tài liệu Feynman chuyện thật như đùa: Phần 1 (Trang 26 - 33)

Mùa hè ấy, khi làm thêm ở một khách sạn do bà dì của tôi quản lí, chắc hẳn tôi phải ở tuổi mười bảy hay mười tám. Không biết số tiền kiếm được là bao nhiêu, tôi nghĩ, khoảng hai mươi hai đô la một tháng. Tôi làm xen kẽ mười một tiếng một ngày (khi trực lễ tân) và mười ba tiếng ở ngày tiếp theo, hoặc trực lễ tân hoặc dọn bàn ở nhà hàng. Trong các buổi chiều trực lễ tân, bạn phải mang sữa lên cho bà D. – một người tàn tật, và bà không bao giờ cho chúng tôi tiền boa. Thế giới này là như vậy: bạn làm việc nhiều giờ hàng ngày, nhưng chẳng nhận được gì cả.

Đó là một khách sạn nghỉ dưỡng bên bờ biển ngoại ô thành phố New York. Những ông chồng thường đi làm trong thành phố và để các bà vợ ở nhà đánh bài, vì thế, bạn luôn phải mang bàn chơi bài brit ra. Rồi ban đêm, các ông chồng lại chơi pô-ke và bạn cũng phải chuẩn bị sẵn bàn cho họ, lau dọn gạt tàn thuốc lá, và vân vân. Tôi luôn ở đó cho đến khuya muộn, khoảng hai giờ sáng, nghĩa là thực sự tôi làm việc mười ba hay mười một giờ một ngày.

Có những việc tôi không thích, chẳng hạn như tiền boa. Tôi nghĩ là chúng tôi nên được trả lương cao hơn và không cần phải nhận boa nữa. Nhưng khi tôi đề xuất điều này với bà chủ thì chẳng nhận gì ngoài tiếng cười nhạo. Bà ta nói với mọi người: “Richard không muốn nhận tiền boa, hee, hee, hee; nó không muốn nhận boa, ha, ha, ha.” Thế giới này đầy rẫy kẻ ngạo mạn

ngu dốt mà chẳng hiểu biết gì kiểu như vậy.

Có một dạo, một nhóm đàn ông đi làm từ trong thành phố về, muốn có đá ngay lâp tức để cho vào đồ uống của họ. Lần ấy anh chàng làm cùng tôi đang trực ở quầy lễ tân. Anh ta nhiều tuổi hơn tôi và lành nghề hơn nhiều. Đã có lần anh ta bảo tôi: “Nghe này, chúng ta luôn mang đá đến cho tay Ungar ấy, thế mà hắn chẳng bao giờ cho tiền boa – thậm chí một xu cũng không. Lần sau nếu bọn họ gọi đá thì cứ coi như không nghe thấy. Rồi bọn họ sẽ gọi lại, và khi bọn họ gọi thêm lần nữa thì cậu hãy nói, ‘Ồ, xin lỗi. Tôi quên mất. Thỉnh thoảng chúng tôi cũng bị người ta lãng quên đấy’.”

Tôi làm đúng như vậy và Ungar boa cho tôi mười lăm xu! Nhưng bây giờ, nghĩ lại chuyện đó tôi nhận ra là anh chàng phục vụ lễ tân lành nghề kia thực sự biết những gì cần làm: xui người khác lĩnh trọn nguy cơ của những rắc rối có thể xảy ra. Anh ta đẩy tôi vào công việc dạy tay đàn ông kia phải biết đưa tiền boa. Anh ta chẳng bao giờ nói gì; anh ta đẩy tôi làm việc đó! Tôi từng thu dọn bàn trong phòng ăn. Bạn phải gom tất cả những thứ còn lại trên bàn vào một cái khay ở bên cạnh, và khi khay đầy thì mang nó vào trong bếp. Rồi bạn phải lấy cái khay khác, đúng không? Bạn cần làm theo hai bước – mang cái khay cũ đi và đặt cái mới vào – nhưng tôi nghĩ: “Mình sẽ làm việc này trong một bước”. Thế là tôi thử lùa cái khay mới vào phía dưới và đồng thời kéo cái khay cũ ra, và nó trượt đi – BANG! Tất cả mọi thứ đổ xuống sàn nhà. Và tất nhiên câu hỏi khi đó là: “Cậu làm cái gì vậy? Tại sao lại bị đổ?” hừ, làm sao tôi có thể giải thích rằng mình đang thử sáng tạo ra cách mới để thay những cái khay?

Trong số các món tráng miệng có loại bánh cà phê dưới có giấy lót và để lên một cái đĩa nhỏ trông rất đẹp mắt. Nhưng nếu

bạn đi vào phía sau thì bạn sẽ thấy một người đàn ông được gọi là người quản bếp. Nhiệm vụ của chú ấy là chuẩn bị sẵn các món tráng miệng. Người này trước đây chắc phải là một thợ mỏ hoặc làm một công việc nặng nhọc nào đó vì chú ấy có những ngón tay rất ngắn, tròn và mập. Chú phải gỡ một chồng giấy lót được sản xuất bằng một quá trình dập, tất cả dính chặt vào nhau, và phải dùng những ngón tay mập và ngắn tách từng miếng lót ra rồi đặt lên đĩa. Khi chú ấy làm việc này, tôi luôn nghe thấy tiếng cằn nhằn: “Mấy cái giấy lót chết tiệt này!”. Tôi còn nhớ mình đã nghĩ: “Thật là tương phản – một người ngồi ở bàn ăn nhận được cái bánh xinh xắn để trên đĩa lót giấy này, trong khi quản bếp ở trong kia với các ngón tay cái mập và ngắn thì luôn miệng nói ‘mấy cái giấy lót chết tiệt!’” Đó chính là sự khác biệt giữa thế giới thực và những gì nó được nhìn thấy.

Vào ngày đầu tiên làm việc ở đó, cô quản bếp đã giải thích rằng cô luôn làm bánh kẹp thịt nguội, hoặc là một thứ gì đó, cho những người làm ca khuya. Tôi nói rằng mình thích những món tráng miệng, cho nên nếu còn món nào thừa sau bữa tối thì tôi muốn được ăn. Buổi tối hôm sau, tôi phải làm ca khuya cho đến tận hai giờ sáng với đám đàn ông chơi bài pô-ke. Trong khi ngồi loanh quanh chán ốm cả người vì chẳng có việc gì làm, tôi đột nhiên nhớ ra là có món tráng miệng để ăn. Tôi đến chỗ tủ lạnh, mở ra, và đây rồi, cô ấy để lại những sáu món tráng miệng! Trong số đó có một chiếc pudding sôcôla, một miếng bánh ngọt, mấy lát đào, một ít bánh pudding gạo, một ít thạch – có mọi thứ! Tôi ngồi đó và ăn cả sáu món - thật xúc động!

Hôm sau cô ấy nói với tôi: “Cô để lại cho cháu món tráng miệng….”

“Tuyệt vời,” tôi đáp: “Quá tuyệt vời!”

nhất món nào.”

Và thế là từ hôm đó cô ấy luôn để lại sáu phần tráng miệng. Mỗi buổi tối tôi có sáu phần tráng miệng. Không phải khi nào cũng là sáu món khác nhau, nhưng luôn có sáu phần tráng miệng.

Một lần, khi tôi đang trực lễ tân, một cô gái bỏ quên cuốn truyện ở trên bàn cạnh máy điện thoại khi đi ăn tối, thế là tôi cầm lên xem.

Đó là cuốn Cuộc đời của Leonardo, và tôi không thể dừng

được: Cô ấy cho mình mượn thì mình phải đọc cho hết.

Tôi ngủ trong một phòng nhỏ ở phía sau khách sạn. Đã có sự không hài lòng về việc tắt đèn trong phòng khi đi ra ngoài, điều mà tôi không bao giờ nhớ. Được truyền cảm hứng từ cuốn sách về Leonardo, tôi làm một dụng cụ gồm hệ thống dây và các tải trọng - những cái chai coca-cola chứa đầy nước. Dụng cụ này sẽ hoạt động khi tôi mở cửa, làm bật sáng cái đèn công tắc giật ở trong phòng. Bạn mở cửa, hệ thống vận hành và bật đèn lên; rồi bạn đóng cửa phía sau mình, đèn tự động tắt đi. Nhưng, thành tựu thực sự của tôi thì sau này mới đến.

Tôi thường thái rau ở trong bếp. Phải cắt các quả đậu leo thành từng đoạn dài khoảng hai phân rưỡi. Thông thường cách cắt như sau: một tay cầm hai quả đậu, tay kia cầm dao, và bạn ép lưỡi dao sát vào những quả đậu và vào cả ngón tay cái, cứ như sắp cắt vào tay mình. Cách cắt như vậy rất chậm. Vì thế, tôi suy nghĩ và nảy ra một ý tưởng rất hay. Tôi ngồi trên cái bàn gỗ ở bên ngoài nhà bếp, đặt vào lòng một cái tô, và kẹp một con dao rất sắc vào bàn theo hướng chếch bốn mươi lăm độ hướng ra phía ngoài. Sau đó, tôi để mỗi bên một bó đậu, rồi mỗi tay cầm một trái và đưa nó về phía mình đủ nhanh để bị lưỡi dao cắt gọn. Những đoạn đậu đã bị cắt này bay vào cái tô ở trong

lòng tôi.

Thế là tôi cắt hết trái này đến trái khác – chig, chig, chig, chig, chig – và ai cũng đưa đậu cho tôi cắt. Giữa lúc tôi sắp vênh mặt lên thì đột nhiên sếp đến và hỏi: “Cháu đang làm cái gì thế?”

Tôi đáp: “Hãy nhìn cách cháu cắt đậu này!” Nhưng đúng lúc đó tôi đưa ngón tay vào lưỡi dao thay vì trái đậu. Máu bắn ra rơi vào tô đậu, và sếp lớn tiếng: “Nhìn xem cậu đã làm hỏng bao nhiêu đậu này! Cắt kiểu gì mà ngu thế không biết!” và vân vân. Thế là, tôi không bao giờ có thể thực thi một cải tiến nào, dù chẳng khó khăn gì – chỉ thêm một thanh chắn, hay cái gì đó. Nhưng không, chẳng còn cơ hội nào cho việc cải tiến cả.

Tôi đã có một sáng kiến nữa cũng khó na ná. Chúng tôi phải thái lát khoai tây đã luộc chín để làm món salát khoai tây. Khoai tây luộc rất dính và ướt nên rất khó cầm. Tôi nghĩ về một bộ dao gắn song song với nhau vào một cái giá, bổ xuống và cắt một nhát gọn cả củ khoai. Tôi nghiền ngẫm về điều này trong thời gian dài, và cuối cùng đã nảy ra ý tưởng dùng những sợi dây thép căng trên cái giá.

Thế là tôi đi ra cửa hàng năm-và-mười định mua mấy con dao hay mấy sợi dây thép, nhưng lại nhìn thấy chính xác cái dụng cụ mà tôi cần: đó là cái cắt trứng. Lần sau, đến việc thái khoai tây, tôi lấy ra cái máy cắt trứng nho nhỏ, cắt loáng một cái xong tất cả, rồi đưa lại cho đầu bếp. Đầu bếp là một người Đức, một anh chàng rất to con và là Vua nhà Bếp. Đùng đùng bước ra, cổ nổi mạch máu đỏ tía, anh ta hỏi “Đống khoai tây này là thế nào đây? Đã thái gì đâu!”

Tôi đã cắt rồi, nhưng mà tất cả lại dính chặt với nhau. Anh ta hỏi:

“Làm sao để tách chúng ra?”

“Cho vào nước xóc lên,” tôi đề xuất. “Cho vào nước? Eaghhhhhhhhhhhh!!”

Một lần khác tôi có một ý tưởng cực hay. Mỗi lần trực lễ tân, tôi thường phải trả lời điện thoại. Khi có một cuộc gọi đến thì sẽ có tiếng kêu vo vo, một cái cần nhỏ sập xuống bảng điều khiển chỉ cho bạn biết đó là đường dây nào. Một vài lần khi tôi đang phục vụ những người phụ nữ ở bàn chơi bài brit hoặc đang ngồi ở cửa vòm phía trước lúc giữa chiều (khi rất ít cuộc gọi), nghĩa là cách tổng đài một đoạn, thì bất thình lình có tín hiệu. Tôi phải chạy đến để bắt máy. Nhưng do cấu trúc của cái bàn, để đến được chỗ tổng đài bạn phải đi hơi xa, vòng ra phía sau, rồi quay lại xem cuộc gọi từ đâu đến. Điều đó làm mất thêm thời gian.

Vì thế, tôi nghĩ ra một ý tưởng hay. Tôi buộc vào mỗi cái cần ở tổng đài một sợi dây mảnh, kéo căng chúng qua mặt bàn xuống dưới, rồi buộc vào mỗi đầu dây một mẩu giấy nhỏ. Sau đó, tôi để ống nói của máy điện thoại ở trên mặt bàn sao cho có thể lấy nó từ phía trước. Bây giờ, khi có cuộc gọi đến, tôi có thể biết được cái cần nào sập xuống bằng cách nhìn xem mẩu giấy nào được kéo lên. Và thế là từ phía trước tôi vẫn có thể trả lời đúng các cuộc điện thoại, tiết kiệm thời gian. Tất nhiên là tôi vẫn phải đi vòng ra phía sau để nối máy, nhưng ít nhất là đã kịp trả lời rồi. Tôi có thể nói: “Xin chờ một lát,” rồi đi vòng ra để nối máy.

Tôi nghĩ đó là một hệ thống hoàn hảo. Nhưng, một hôm bà chủ đến và muốn trả lời điện thoại, song chịu, không thể hình dung ra sự thể - quá phức tạp. “Những mẩu giấy này để làm gì? Vì sao cái điện thoại lại ở phía này? Vì sao cháu không…

raaaaaaaa!”

Tôi đã cố gắng giải thích – đó là bà dì của tôi – rằng không có lý do gì để không làm như thế. Nhưng bạn không thể nói điều đó với một người thông minh, một người đang điều hành cả một khách sạn! Ở đây tôi nhận được một bài học: cái mới là một thứ rất khó được chấp nhận trong thế giới thực.

Một phần của tài liệu Feynman chuyện thật như đùa: Phần 1 (Trang 26 - 33)