Ai lấy trộm cánh cửa?

Một phần của tài liệu Feynman chuyện thật như đùa: Phần 1 (Trang 33 - 49)

Những hội nam sinh[7] ở MIT thường tổ chức các buổi “Trà thuốc” để lôi kéo sinh viên năm thứ nhất trở thành hội viên tương lai của mình. Vào mùa hè trước khi nhập học ở MIT, tôi được mời tham dự một buổi gặp mặt tại New York của hội Phi Beta Delta, một hội nam sinh Do Thái. Ở thời đó, nếu bạn là người Do Thái, hoặc lớn lên trong một gia đình Do Thái, thì bạn sẽ không có cơ hội nào để tham gia các hội nam sinh khác. Không ai để ý đến bạn hết. Tôi vốn không thật thiết tha với việc hội hè cùng các sinh viên Do Thái khác, và những anh chàng ở hội Phi Beta Delta thì cũng chẳng quan tâm đến việc tôi “Do Thái” đến mức độ nào. Thực ra, tôi chẳng tin gì mấy chuyện đó, và chắc chắn là cũng chẳng theo tôn giáo nào. Dù sao, mấy anh chàng ở hội nam sinh ấy cũng hỏi tôi mấy câu và cho tôi đôi lời khuyên - rằng tôi nên trả thi môn giải tích ở năm thứ nhất để không phải theo học môn đó nữa - đây hóa ra là một lời khuyên tốt. Tôi thích những hội viên hội nam sinh đã xuống New York trong buổi gặp mặt đó, nhất là hai người đã nói chuyện với tôi. Sau này, tôi trở thành bạn cùng phòng với họ.

Có một hội nam sinh Do Thái khác ở MIT với tên gọi “SAM”. Ý định của họ là mời tôi đi cùng xe đến Boston và tôi có thể ở lại với họ. Tôi chấp nhận chuyến đi và đêm đầu tiên tôi nghỉ ở một phòng tầng trên.

Sáng hôm sau, tôi nhìn qua cửa sổ và thấy hai anh chàng của một hội khác (mà tôi đã gặp ở New York) đang bước lên bậc

thềm. Vài người của hội Sigma Alpha MU chạy ra nói chuyện với hai anh chàng này. Bọn họ thảo luận rất lâu.

Tôi la lên qua cửa sổ: “Này, tôi phải đi cùng mấy anh đó đấy!” Rồi tôi chạy ào ra khỏi nhà, không hề nhận ra là họ đang phân tích, tranh luận về việc kết nạp tôi vào hội. Tôi không có chút cảm giác biết ơn nào về chuyến đi đó, hay về bất kỳ điều gì.

Một năm trước đó, hội Phi Beta Delta đã suýt tan vỡ do bị chia rẽ thành hai nhóm. Một nhóm gồm những người ưa tụ hội, họ thích khiêu vũ và sau đó làm các trò vớ vẩn với mấy cái ô-tô của mình, và vân vân. Còn các anh chàng của nhóm kia thì chẳng làm gì ngoài việc học, và tất nhiên chẳng bao giờ đến các buổi khiêu vũ.

Ngay trước khi tôi gia nhập hội nam sinh đó, họ đã tổ chức một đại hội và đã đạt được thỏa hiệp quan trọng. Họ sẽ đoàn kết và giúp đỡ nhau. Mỗi người phải có điểm học tập ít nhất là từng này từng kia. Nếu ai bị tụt hậu, thì những anh chàng mọt sách sẽ dạy và giúp người đó làm bài tập. Mặt khác, tất cả đều phải đến các buổi khiêu vũ. Nếu ai không biết làm thế nào để có một cuộc hẹn, thì mọi người sẽ kiếm giúp anh ta. Nếu anh chàng đó không biết khiêu vũ, họ sẽ dạy anh ta nhảy. Một nhóm dạy nhóm kia cách động não, trong khi nhóm kia dạy lại họ thuật giao tiếp.

Điều đó thật tốt cho tôi vì tôi vốn yếu về xã giao. Tôi từng rụt rè đến mức đứng ngây ra khi phải đi qua đám sinh viên năm cuối đang ngồi ở bậc thềm với bạn gái để mang thư ra ngoài. Tôi không biết làm thế nào để đi qua bọn họ! Tình hình cũng không khá hơn chút nào ngay cả khi một cô gái nói: “Ồ, cậu ấy trông được đấy!”

Chỉ một thời gian ngắn sau đó, mấy sinh viên năm thứ hai mang bạn gái và bạn của bạn gái họ đến dạy chúng tôi khiêu vũ.

Lâu lâu sau, một trong số họ đã dạy tôi lái xe. Họ đã cố gắng rất nhiều để làm cho chúng tôi, những kẻ hàn lâm, biết giao tiếp và thư giãn. Đổi lại, chúng tôi cũng giúp họ học tốt hơn. Đó là một sự chia sẻ đẹp.

Tôi có chút khó khăn trong việc hiểu, chính xác ra thì “Giao tiếp rộng” nghĩa là gì. Ít lâu sau các bài giảng của mấy anh chàng giỏi giao tiếp về cách làm quen với các cô gái, một lần khi đang ngồi ăn một mình trong nhà hàng, tôi nhìn thấy một nữ tiếp viên rất dễ thương. Với nỗ lực lớn, cuối cùng tôi cũng đủ dũng khí để mời cô ấy làm bạn trong buổi khiêu vũ tiếp theo của hội nam sinh, và cô đã nhận lời.

Về nhà, trong lúc mọi người bàn tán về bạn gái ở buổi khiêu vũ tiếp theo, tôi thông báo rằng lần này tôi không cần ai giúp nữa - Tôi đã tự tìm được bạn cho mình. Tôi rất hãnh diện về điều đó.

Những anh chàng lớp trên choáng váng khi phát hiện ra đối tượng của tôi là một tiếp viên nhà hàng. Họ bảo điều đó là không chấp nhận được; họ sẽ kiếm cho tôi một cô “Xứng tầm”. Họ làm tôi cảm thấy như thể mình đã nhầm lẫn, như thể tôi chưa đủ khả năng tự làm việc này. Họ quyết định kiểm soát tình huống bằng cách đi đến nhà hàng tìm cô tiếp viên, nói chuyện để cô ấy từ bỏ cuộc hẹn, và kiếm cho tôi một cô bạn khác. Họ đang cố gắng, như người ta thường nói, giáo dục “Đứa con bướng bỉnh” của mình, nhưng tôi nghĩ, họ đã lầm. Khi đó tôi chỉ là một sinh viên mới nhập trường nên không đủ tự tin để chống lại việc bọn họ đã làm hỏng cuộc hẹn của mình.

Khi tôi mới gia nhập hội, bọn họ đã bắt nạt chúng tôi bằng nhiều cách. Chẳng hạn, họ bịt mắt chúng tôi, rồi mang đến một vùng quê xa giữa ngày đông rét cắt da cắt thịt và bỏ chúng tôi lại bên một cái hồ đóng băng hoang vắng. Chúng tôi ở giữa

chốn đồng không mông quạnh – không nhà cửa, không có cái gì hết – và phải tự tìm đường về nhà. Chúng tôi hơi hoảng vì tất cả đều rất trẻ, và chúng tôi hầu như im lặng, trừ một cậu tên là Maurice Meyer. Bạn không thể nào ngăn anh ta pha trò linh tinh, chơi đố chữ vớ vẩn, và luôn làm ra vẻ lạc quan tếu kiểu như “Ha, ha, ha, có gì phải lo lắng đâu chứ. Thật chẳng vui sao!”

Chúng tôi phát điên lên với Maurice. Anh ta luôn đi tụt lại phía sau một chút và cười nhạo mọi chuyện, trong khi những người khác đang không biết làm cách nào để thoát khỏi tình trạng hiện tại.

Chúng tôi đi đến một giao lộ không xa cái hồ là mấy – vẫn chưa có nhà cửa hay cái gì cả. Giữa lúc chúng tôi đang bàn bạc xem nên đi theo hướng nào thì Maurice bắt kịp và nói: “Đi theo hướng này.”

“Cậu thì biết cái quái gì, Maurice?” Chúng tôi nói với tâm trạng chán nản. “Cậu lúc nào cũng chỉ làm trò. Vì sao lại nên đi hướng này?”

“Quá đơn giản: hãy nhìn những đường dây điện thoại. Nơi nào có nhiều dây hơn thì đó là hướng đi đến tổng đài.”

Cái anh chàng dường như chẳng để ý đến cái gì, lại có một ý tưởng tuyệt vời! Chúng tôi đi thẳng về thành phố mà không mắc một sai lầm nào.

Ngày hôm sau sẽ có cuộc đấu mudeo toàn trường giữa sinh viên năm thứ nhất và sinh viên năm thứ hai (kiểu như đấu vật và kéo co diễn ra trong bùn), thì tối muộn ở nhà chúng tôi xuất hiện một loạt sinh viên năm thứ hai - một số là người trong nhà, còn số khác đến từ bên ngoài. Bọn họ bắt cóc chúng tôi: họ muốn làm cho chúng tôi mệt mỏi vào ngày hôm sau và nhờ thế

họ sẽ chiến thắng.

Những sinh viên năm thứ hai dễ dàng trói chặt bọn năm dưới, ngoại trừ tôi. Tôi không muốn anh em trong nhà thấy mình là một thằng “Ẻo lả”. (Tôi chưa bao giờ chơi tốt một môn thể thao nào. Tôi luôn hoang mang khi một quả bóng quần vợt bay qua hàng rào và rơi xuống gần mình, vì tôi chưa bao giờ có thể ném nó qua hàng rào – nó thường bay chệch cả năm sáu chục độ so với hướng đáng lẽ phải bay tới). Tôi cho lần này là một tình huống mới, một môi trường mới và tôi có thể tạo ra danh tiếng mới cho mình. Vì thế, để cho mình nhìn không giống một kẻ chẳng biết đánh đấm gì, tôi đã đánh như điên theo cách tốt nhất có thể (không hề biết mình đang làm gì), và ba bốn đối thủ phải vất vả lắm mới trói được tôi. Cánh sinh viên năm thứ hai mang chúng tôi đến một ngôi nhà nằm sâu trong rừng và trói tất cả chúng tôi xuống sàn gỗ vào những cái đinh to hình chữ u.

Tôi tìm mọi cách để trốn, nhưng có những sinh viên năm thứ hai canh gác, và các mưu mẹo của tôi đều không thành công. Tôi nhớ rất rõ một anh bạn trẻ mà họ e ngại trói xuống vì anh ta quá hoảng sợ: mặt tái xanh tái vàng và toàn thân run bần bật. Sau này tôi mới biết là cậu ta đến từ châu Âu – đó là những năm đầu của thập niên ba mươi – và cậu ta không thể hình dung được rằng việc tất cả bọn này bị trói xuống sàn nhà chỉ là một trò đùa. Cậu ấy biết những gì khủng khiếp đang xảy ra ở châu Âu thời kỳ đó. Anh chàng sợ nhìn thấy cảnh ấy, cậu ta quá hoảng hốt.

Rạng sáng, chỉ còn ba gã năm thứ hai canh gác hai chục đứa chúng tôi, nhưng chúng tôi không biết điều đó. Mấy gã này lái những chiếc xe của họ đi ra đi vào nhiều lần làm như thể hoạt động tấp nập lắm. Chúng tôi không nhận ra là vẫn chỉ mấy cái

xe ấy và mấy con người ấy. Vì thế lần đó chúng tôi đã thua..

Tình cờ, sáng hôm ấy bố mẹ tôi đến để xem cậu quý tử của ông bà học hành ra sao ở Boston, và các bạn học trong nhà đã giữ chân ông bà cho đến khi chúng tôi quay về từ vụ bắt cóc. Tôi quá nhếch nhác và bẩn thỉu do đã chống cự quyết liệt để mong trốn thoát, và do thiếu ngủ, đến nỗi bố mẹ tôi thực sự choáng váng khi nhìn thấy bộ dạng thảm hại thậm tệ của con trai mình ở MIT!

Cái cổ của tôi còn bị cứng đờ, và tôi nhớ chiều hôm đó, lúc đứng xếp hàng để kiểm tra ở ROTC[8], tôi không thể nhìn thẳng được. Viên sĩ quan chỉ huy tóm lấy đầu tôi và xoay, miệng hô: “Đứng thẳng!”

Tôi nhăn mặt vì đau, khi đôi vai vặn đi một góc: “Tôi không thể làm được, thưa ngài!”

“Ồi, thứ lỗi cho tôi!” ông ta nói với vẻ hối hận.

Dù sao thì việc chống cự lâu và quyết liệt như vậy để không bị trói đã mang lại cho tôi tiếng vang, và tôi chẳng bao giờ còn phải lo lắng về cái chuyện “Ẻo lả” nữa. Đó là một sự giải tỏa rất đáng kể.

Tôi thường lắng nghe hai người cùng phòng – cả hai đều là sinh viên năm cuối – thảo luận các bài giảng về vật lý lý thuyết của họ. Một hôm, họ vò đầu bứt tai với một bài toán, mà tôi thì lại thấy khá là dễ hiểu.

Vì vậy, tôi nói: “Sao các anh không dùng phương trình Baronallai?”

“Cái gì cơ!” họ thốt lên. “Cậu nói về cái gì cơ?”

Tôi giải thích cho họ về phương trình mà tôi muốn nói đến và cách áp dụng nó trong trường hợp này, và bài toán đã giải xong. Hóa ra đó chính là phương trình Bernoulli, nhưng vì tôi

đã đọc tất cả những thứ này trong cuốn bách khoa toàn thư mà chưa hề trao đổi với ai nên không biết cách phát âm các tên riêng như thế nào cho đúng.

Hai anh bạn cùng phòng của tôi cực kì phấn khởi, và từ đó trở đi họ thường thảo luận với tôi các bài tập vật lý của mình – dẫu không phải bài nào tôi cũng găp may. Dù sao, nhờ thế năm sau tôi đã tiến bộ rất nhanh khi tham dự các bài giảng về vật lý lý thuyết. Đó là một cách học rất tốt: làm bài tập của sinh viên năm trên và học cách phát âm các từ cho đúng.

Vào tối thứ ba hàng tuần, tôi rất thích đến phòng khiêu vũ Raymor và Playmore - đó là hai phòng khiêu vũ thông nhau. Những người anh em trong hội nam sinh của tôi không đến những buổi khiêu vũ “Mở” này. Họ thích những buổi khiêu vũ dành riêng, ở đó bạn nhảy là các cô gái thuộc tầng lớp thượng lưu mà họ đã gặp một cách “Hợp thức”. Khi gặp một ai đó, tôi không quan tâm xem họ đến từ đâu, trình độ hay gốc gác thế nào. Thế nên tôi đến những buổi khiêu vũ này, mặc cho những người anh em cùng hội phản đối (lúc ấy tôi đã là sinh viên năm thứ ba nên họ không thể ngăn cản tôi được nữa) - và tôi đã có một thời gian rất vui vẻ.

Một lần, tôi nhảy vài điệu với một cô gái, nhưng chúng tôi không nói chuyện gì nhiều. Cuối cùng cô ấy nói với tôi: “Ai nhay riiát đeppp.”

Tôi không thể thực sự hiểu rõ câu nói đó – cô ấy có khó khăn trong việc phát âm – nhưng tôi nghĩ cô ấy nói là: “Anh nhảy rất đẹp.”

“Cảm ơn em,” tôi đáp: “Rất hân hạnh.”

Chúng tôi đến chỗ cái bàn. Bạn của cô ấy đang ngồi ở đó cùng cậu bạn nhảy của mình. Bốn chúng tôi ngồi với nhau. Một cô

nghe rất khó khăn, còn cô kia thì gần như bị điếc.

Khi hai cô gái trao đổi với nhau, họ làm nhiều cử chỉ qua lại rất nhanh, miệng hơi lẩm bẩm. Điều đó chẳng làm tôi bận tâm; cô ấy khiêu vũ rất đẹp và còn là một người rất dễ mến nữa.

Sau vài điệu nhảy nữa, chúng tôi lại ngồi bên bàn. Có rất nhiều cử chỉ trao đổi qua lại, qua lại, qua lại, cho đến khi cô gái nói với tôi điều gì đó mà tôi luận ra là cô ấy muốn chúng tôi đưa các cô đến một khách sạn.

Tôi hỏi anh chàng kia có muốn đi không.

“Họ muốn chúng ta đến khách sạn đó để làm gì?” cậu ta hỏi lại.

“Trời, tôi không biết. Chúng ta đâu có chuyện trò được!” Nhưng tôi chẳng cần phải biết. Chỉ là cho vui thôi, để xem cái gì sẽ đến, một cuộc phiêu lưu ấy mà!

Anh chàng kia e ngại nên từ chối. Tôi đưa hai cô gái lên taxi đến khách sạn, và phát hiện ra là có một buổi khiêu vũ dành cho những người câm và điếc, tin hay không thì tùy. Tất cả họ đều là thành viên của một câu lạc bộ. Hóa ra là nhiều người trong số họ có đủ cảm nhận về giai điệu để có thể nhảy theo nhạc và vỗ tay sau mỗi bài.

Hết sức, hết sức thú vị! Tôi cảm giác như thể là mình đang ở nước ngoài và không thể nói được tiếng của nước đó: Tôi có thể nói, nhưng chẳng ai hiểu. Họ nói chuyện với nhau bằng các dấu hiệu, mà tôi thì không hiểu gì! Tôi đề nghị cô bạn gái dạy cho vài dấu hiệu và tôi đã học được một ít, giống như bạn học ngoại ngữ, chỉ để cho vui thôi.

Mọi người đều rất hạnh phúc và thoải mái với nhau, bày trò và mỉm cười suốt cả buổi, như thể họ chẳng có khó khăn thực sự nào trong giao tiếp với nhau. Nó giống như bất kỳ một ngôn

ngữ nào khác, ngoại trừ một điều: khi làm dấu hiệu cho nhau, họ luôn quay đầu từ bên này sang bên kia. Tôi nhận ra nguyên do của việc này. Khi ai đó muốn gây chú ý hoặc ngắt lời bạn, anh ta không thể hét: “Hey, Jack!” Anh ta chỉ có thể làm dấu hiệu, và bạn không thể kịp bắt được dấu hiệu đó trừ khi bạn có thói quen luôn quay nhìn xung quanh.

Họ hoàn toàn thoải mái bên nhau. Chính tôi là người có vấn đề trong việc làm thế nào để cảm thấy thoải mái. Đó là một trải nghiệm tuyệt vời.

Buổi khiêu vũ diễn ra khá lâu, và khi cuộc vui kết thúc chúng

Một phần của tài liệu Feynman chuyện thật như đùa: Phần 1 (Trang 33 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)