Những người đọc ý nghĩ

Một phần của tài liệu Feynman chuyện thật như đùa: Phần 1 (Trang 113 - 117)

Bố tôi luôn quan tâm đến các trò ma quái và hóa trang, muốn nhìn xem chúng thực hư ra sao. Một trong những trò ông biết là trò đọc ý nghĩ. Khi ông còn là một cậu bé, lớn lên ở thị trấn nhỏ có tên Patchogue, nằm giữa Long Island, người ta thông báo bằng những tờ quảng cáo treo khắp nơi rằng một người có khả năng đọc ý nghĩ sẽ đến thị trấn vào ngày thứ tư tới. Quảng cáo nói rằng một số công dân ưu tú – ông thị trưởng, ngài thẩm phán, ông chủ nhà băng – được đề nghị lấy tờ năm đô la và giấu nó ở đâu đó, để rồi khi đến thị trấn người đọc ý nghĩ sẽ tìm ra chúng.

Khi người đọc ý nghĩ đến, mọi người tụ tập xung quanh để xem ông ấy diễn trò của mình. Ông ta nắm tay ông chủ nhà băng và ngài thẩm phán, những người đã giấu tờ năm đô, và bắt đầu đi xuống phố. Ông ta đi đến một giao lộ, rẽ ở một góc, đi vào một phố khác, rồi phố khác nữa, đến đúng địa chỉ. Ông ta cùng hai người, luôn cầm bàn tay họ, đi vào nhà, lên tầng hai, vào đúng phòng, bước đến bàn làm việc, buông tay họ ra, mở đúng ngăn kéo, và tờ năm đô la nằm đó. Rất ấn tượng!

Ở thời đó, có được một sự đào tạo tử tế là không dễ dàng. Thế nên người đọc ý nghĩ ấy đã được thuê làm gia sư cho bố tôi. Một lần, sau bài giảng của ông ấy, bố tôi đã hỏi làm thế nào mà ông có khả năng tìm được tiền khi không ai nói cho biết nó ở đâu.

tay thôi, và hơi đưa đẩy khi bước đi. Đến giao lộ, nơi bạn có thể đi thẳng, rẽ trái, hoặc phải, bạn khẽ đẩy tay về phía trái, nếu hướng trái là sai thì bạn sẽ cảm thấy có một chút kháng cự bởi vì họ không cho là bạn sẽ đi theo hướng đó. Còn nếu bạn đi đúng hướng thì sẽ chẳng có kháng cự nào cả, họ thuận theo hướng bạn chọn, vì họ nghĩ là bạn có khả năng chọn đúng. Vì thế bạn luôn phải đưa đẩy tay nhè nhẹ, chiêm nghiệm xem hướng nào là thuận nhất.

Bố đã kể cho tôi nghe câu chuyện này và nói thêm, theo ông thì việc đó còn đòi hỏi phải tập luyện nhiều. Ông chưa bao giờ tự làm thử.

Sau này, khi đang học sau đại học ở Princeton, tôi quyết định thử trò đó với anh chàng có tên là Bill Woodward. Tôi bất ngờ tuyên bố mình là một người đọc ý nghĩ và có thể đọc được ý nghĩ của anh ấy. Tôi bảo cậu ấy đi vào “Phòng thí nghiệm” – một phòng lớn với các dãy bàn chất đầy những thiết bị đủ loại, như mạch điện, các dụng cụ, và cả những thứ linh tinh – chọn một thứ, ở một chỗ nào đó, rồi quay ra. Tôi giải thích: “Bây giờ tớ sẽ đọc ý nghĩ của cậu, sau đó sẽ đưa cậu đến đúng cái mà cậu đã chọn.”

Anh ta đi vào phòng thí nghiệm, nhắm vào một vật cụ thể rồi quay ra. Tôi cầm tay cậu ta và bắt đầu đưa đẩy. Chúng tôi đi theo lối này, rồi lối kia, đến đúng đồ vật cậu ta đã nhắm. Chúng tôi đã thử ba lần. Một lần tôi chỉ đúng ngay vật cần tìm – nó nằm giữa cả một đống những thứ linh tinh. Lần khác, tôi đến đúng chỗ nhưng nhận sai đối tượng, nhầm mất vài inch. Còn lần thứ ba thì có gì đó không ổn. Dù sao, trò chơi đã thành công hơn tôi nghĩ. Nó rất dễ làm.

Sau này, khi tôi khoảng 26 tuổi, hai bố con tôi đến thành phố Atlantic, ở đó đang diễn ra các lễ hội hóa trang ngoài trời.

Trong khi bố tôi làm công việc kinh doanh nào đó, tôi đến xem một người đọc ý nghĩ. Ngồi trên sân khấu, quay lưng về phía khán giả, ông ta mặc áo choàng và đội cái khăn xếp lớn. Ông có một trợ lý, một chú bé chạy loanh quanh giữa đám khán giả, miệng nói đại loại: “Ồ, ông Chủ lớn, cuốn sổ tay này có màu gì?”

“Màu xanh!” ông chủ đáp.

“Thế còn,, thưa Quí ngài Lừng Danh, tên của người phụ nữ này là gì?”

“Marie” một chàng trai đứng dậy: “Tên tôi là gì?” “Henry.”

Tôi liền đứng lên và hỏi: “Tên tôi là gì?” ông ta không trả lời. Chàng trai kia rõ ràng là người cùng hội. Nhưng tôi không thể hình dung ra bằng cách nào người đọc ý nghĩ này đã thực thi các mánh khác, như việc đoán màu của cuốn sổ tay.

Liệu ông ta có mang tai nghe ở dưới cái khăn xếp không?

Khi gặp bố, tôi kể với ông chuyện đó. Bố tôi bảo: “Họ có một mật mã để làm việc đó, nhưng bố không biết đó là cái gì. Ta hãy quay lại tìm hiểu xem sao.”

Chúng tôi quay lại chỗ đó, và bố bảo tôi: “Cầm lấy năm mươi xu và đi xem vận mệnh của con ở cái quán đằng sau kia. Bố sẽ gặp lại con sau nửa tiếng nữa.”

Tôi biết bố tôi sẽ làm gì. Ông sẽ đến nói chuyện với người đọc ý nghĩ, và câu chuyện sẽ trôi chảy hơn nếu cậu con trai không đến đó “Ô, A A!” luôn miệng. Vì thế, bố không để tôi can dự vào

Khi gặp lại, bố cho biết toàn bộ mật mã: “Xanh da trời là ‘Ồ, ông Chủ lớn’, xanh lá cây là ‘Ồ, người uyên Bác nhất’,” và vân vân. Ông kể: “Bố đi đến chỗ ông ta, rồi nói với ông ấy rằng bố thường biểu diễn ở patchogue, rằng chúng ta cũng có một bộ

mật mã, nhưng nó không dịch được nhiều số và dải màu sắc cũng ngắn hơn. Bố đã hỏi ông ta,

‘Làm thế nào ông nhớ được nhiều thông tin như vậy?’” người đọc ý nghĩ tự hào về mật mã của mình đến mức đã ngồi xuống và giải thích cho bố tôi toàn bộ công việc. Bố tôi là một người bán hàng. Ông ấy có thể thu xếp được những tình huống như vậy.

Một phần của tài liệu Feynman chuyện thật như đùa: Phần 1 (Trang 113 - 117)