Bài số 1: Trạng thái cân bằng

Một phần của tài liệu Horrible Science: Vật lý câu chuyện của những lúc bí hiểm - Phần 1 (Trang 30 - 32)

Bạn còn nhớ kinh nghiệm tập đi xe đạp của bạn không? Chẳng phải là quá đơn giản, đúng không nào? Trong đôi tai nhà khoa học của chúng ta có những khoang rỗng chứa một thứ chất lỏng, thứ mà người ta gọi là ống bán khuyên. Chúng giúp cô ấy giữ thăng bằng. Trong khi chất lỏng sóng sánh từ bên này sang bên kia, các bộ phận cảm nhận sẽ báo cho não bộ biết liệu nhà khoa học có giữ thẳng người hay không. Bộ não thiên tài của cô ấy ghi nhận lực hấp dẫn, vận tốc, độ dốc và cả hướng gió nữa – đúng thế, mà là ghi nhận tất cả đồng thời!

Việc giữ thăng bằng được giảm nhẹ đi rất nhiều nếu chúng ta không treo ba lô của nhà khoa học vào một bên tay lái. Trong trường hợp lý tưởng, trọng tâm sẽ nằm ở mông cô – trọng tâm là điểm mà toàn thể cái bộ chòng chành lung lay này xoay quanh nó và sẽ được lực hấp dẫn giữ cho cân bằng.

Bài học số 2 : Đạp mạnh để chiến thắng quán tính

Quán tính có nghĩa là mỗi một vật thể đều có khuynh hướng giữ nguyên trạng thái chuyển động của nó. Vì thế mà khi bắt đầu đạp xe,

Trọng tâm (mông) Mũ cứng để bảo vệ bộ

não biết suy nghĩ

Trung tâm điều khiển và kiểm soát thăng bằng

Một con nhím bỏ chạy

người ta cần nhiều sức lực hơn là khi đi tiếp. Đầu tiên, ta phải đưa được bánh xe ra khỏi trạng thái đứng yên, làm cho nó chuyển động: nhà khoa học của chúng ta vậy là phải đạp thật mạnh xuống bàn đạp, nhưng một khi bánh xe đã chuyển động rồi, cô ấy sẽ cần ít lực hơn mà vẫn giữ được xe tiếp tục chuyển động. Trên một đoạn đường bằng phẳng, quán tính sẽ giúp cho cô đi tiếp một cách dễ dàng.

Bài học thứ 3 : Động lượng mạnh mẽ

Động lượng là đại lượng để đo lường khả năng giữ mình trong chuyển động của nhà khoa học. Nó tùy thuộc vào khối lượng của cô. Sao kia? Bạn đừng lo, cứ đọc tiếp đi… khối lượng của nhà khoa học là tất cả những gì thuộc về cô ấy: cơ thể, quần áo, thậm chí cả suất điểm tâm mà sáng nay cô đã ăn vào người. Sự kết hợp tác dụng khối lượng của cô ấy, khối lượng chiếc xe đạp và vận tốc đi sẽ tạo nên động lượng.

Phì phì

Phò phò Ôi cha, mỗi lúc

một dốc lên! Nhà khoa học phải

đạp mạnh hơn xuống pê-đan Đoạn đường dốc đòi hỏi nhiều lực hơn

Cứu tôi! Ha ha nhanh quá!

Chả việc gì phải đạp nữa

Một phần của tài liệu Horrible Science: Vật lý câu chuyện của những lúc bí hiểm - Phần 1 (Trang 30 - 32)