Bài học số 4: Lực khi va chạm

Một phần của tài liệu Horrible Science: Vật lý câu chuyện của những lúc bí hiểm - Phần 1 (Trang 32 - 34)

ai cha cha! Nhà khoa học của chúng ta đâm thẳng vào tay quậy phá hung đồ tồi tệ nhất trường, đâm mạnh đến mức gã bị bắn lên không khí. Một nhà vật lý học sẽ nói như sau: động lượng của nhà khoa học đã được truyền sang gã hung đồ – đó là kết quả của định luật bảo toàn động lượng. Sau cú va chạm, nhà khoa học của chúng ta nếu muốn giữ gìn sức khỏe thì phải gắng sức đạp thật nhanh, vọt đi xa càng mau càng tốt.

Lại thêm một lần ai cha cha nữa: Đặt trường hợp, tên côn đồ kia lao thẳng về phía cô ấy trên ván trượt. VẬy LÀ HaI NGƯờI Va PHảI NHaU! Qua cú va chạm này, cả hai đều triệt tiêu động lượng của nhau và đều đứng lại sau một cú va ra trò. Kết quả = MỘT TaI NẠN GIao THÔNG!!!

Bài số 5 : Thận trọng đấy, lực hấp dẫn!

Khi xe đi xuống dốc, vận tốc sẽ tăng lên. Nguyên nhân nằm ở chỗ nhà khoa học bị lực hấp dẫn kéo về phía tâm Trái đất. Mà chân núi rõ ràng nằm gần tâm Trái đất hơn là đỉnh núi. Điều này cũng giải thích tại sao nhà nghiên cứu của chúng ta rất dễ bị ngã khỏi xe, nếu cô ấy không giữ được thăng bằng, mà ngoài ra: nếu cô ấy cứ rơi mãi, rơi tiếp, rơi vào đến tận tâm của Trái đất, thì khi tới đích lực hấp dẫn sẽ nghiền nát cô ấy ra – trời ạ!

Còn gã côn đồ sẽ rơi đâu đó ở phía này

Việc truyền động lượng xảy ra ở đây

Nghỉ một chút ư? Đúng vậy, nhà nghiên cứu của chúng ta đã thấy mệt rồi, bởi cô ấy đã dần dần hết động năng – đây là từ mà các nhà khoa học gọi thứ năng lượng người ta cần tới để chuyển động. Thôi được, cô ấy được phép nghỉ vài phút.

Bài số 6 : Lực cản của không khí

Trong ngôn ngữ vật lý thì hiện tượng gia tốc có nghĩa là hiện tượng một vật thể thay đổi vận tốc hoặc hướng chuyển động của nó. (“Gia tốc” vậy là không phải nhất thiết có nghĩa “nhanh hơn lên”!) Khi nhà nghiên cứu của chúng ta đi chậm lại, đây là hiện tượng “gia tốc âm” hoặc là giảm tốc độ, nhưng khi cô ấy lao từ trên một đỉnh đồi xuống và ngọn gió thổi ngược hướng cô, và cô bóp phanh, thì các nhà vật lý học gọi hiện tượng đó là lực cản. Nếu gió thật mạnh, lực cản không khí có thể ném cô ấy bay ra khỏi xe đạp – một hậu quả trầm trọng của lực!

... Ok. Tôi sẵn sàng rồi! Không đi được

nữa, phì, phò! Đã tới lúc nạp năng lượng... Hút, sụp, soạt...

Cúi người về phía trước để giảm bớt lực cản không khí: Xe đạp sẽ lăn bánh nhanh hơn! Lực cản không khí của vật thể sẽ hãm xe đi chậm lại

Một phần của tài liệu Horrible Science: Vật lý câu chuyện của những lúc bí hiểm - Phần 1 (Trang 32 - 34)