Khi nhà khoa học đã bắt đầu đạp xe ngược dốc, thì bộ phận truyền tốc độ (hộp số) của chiếc xe đạp sẽ trợ giúp cô ấy. Ở số thấp, những bánh xe sẽ quay chậm hơn so với pê-đan, và việc đạp xe đòi hỏi ít sức lực hơn. Ngược lại, khi lao từ trên đỉnh dốc xuống dưới, cô ấy có thể chuyển về một số cao hơn – lúc đó các pê-đan sẽ xoay chậm hơn, và người ta phải đạp mạnh hơn. Đúng như thế, một bộ phận truyền tốc độ (một hộp số) thật sự là một điều thú vị… một nhà vật lý học sẽ nói rằng: “Đây là một phương pháp thiên tài của việc truyền lực.”
Nhà khoa học nghiêng người theo hướng này.
Để cho lực li tâm không ném cô ấy đi theo hướng này.
• Bài học số 9 : Ma sát phanh xe, và những bộ phanh cọ sát
Lực ma sát hãm bớt các đồ vật đang chuyển động. Các bánh xe tạo nên một lực khi chúng cọ sát vào mặt đường đi. Lực ma sát giúp nhà khoa học giữ được quyền kiểm soát chiếc xe đạp và tránh được những tai nạn trầm trọng. Nếu không có lực ma sát, sẽ giống như khi nhà nghiên cứu của chúng ta đạp xe đi trên một lớp băng trơn trượt như mặt gương, trò đi xe đạp sẽ trở thành những cú trượt nguy hiểm. Khi phanh, hai tảng cao su ở hai phía sẽ ép sát vào bánh xe, qua đó xuất hiện lực ma sát và giảm bớt tốc độ – nếu mọi việc đều trôi chảy. Bởi nếu như nhà nghiên cứu của chúng ta phanh quá mạnh, thì động lượng của cô ấy sẽ hất cô ấy về phía trước. (Và cái này lại có thể gây ra những hậu quả trầm trọng…)
• Bài học số 10 : Những đoạn đường gập ghềnh
Khi nhà khoa học đi dọc đoạn đường gập ghềnh, cô ấy sẽ cảm nhận được những cú chấn động, những làn sóng lực ấn nho nhỏ, chuyển tiếp từ lực va chạm của bánh xe. yên xe và bánh xe đạp được cấu tạo sao cho chúng có thể giảm bớt những cú va chạm nhỏ. Mặc dầu vậy, chuyện này không tránh cho nhà khoa học của chúng ta thoát khỏi việc bị rung toàn thân, các cơ bắp của cô ấy run lên và hai con mắt nhảy như hai quả bóng bàn…
LÁCH CÁCHRuN RuN RuNG LắC LọC Xọ C LạCH XạCH